Tin tức

Tin tức

MTIS - nền tảng cho sự phát triển POTIS

Có thể MTIS vẫn là một cái tên thật xa lạ với mọi người, vậy thì MTIS là gì?MTIS viết tắt của Marine Terminal
Information System - là một hệ thống thông tin dữ liệu về kho cảng. Đây là một hệ thống lưu trữ, cung cấp cơ sở dữ liệuvà thông tin về kho cảng của các công tydầu mỏ hàng đầu thế giới. Nó cũng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho các chủ tàu, chủ hàng và các bên liên quan trong quá trìnhthương thảo, đàm phán hợp đồng vận tải,tăng tính tương thích tàu - bờ cũng nhưgiúp cho công tác vận hành kho cảng được an toàn hơn.

Tổng công ty Quản lý bay tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các hệ thống thiết bị quản lý bay, thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng CSVN đã đề ra nhiệm vụ chiến lược đẩy nhanh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước để phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ chiến lược đó, Tổng công ty Quản lý bay xác định tiếp tục đầu tư các hệ thống trang thiết bị hiện đại, thực hiện đầy đủ lộ trình hội nhập Chương trình CNS/ATM mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với ICAO và cộng đồng hàng không dân dụng quốc tế.

Về lĩnh vực dẫn đường, Tổng công ty đang triển khai các giải pháp đồng bộ để sớm ứng dụng Dẫn đường theo tính năng (PBN). Trong năm 2013, các cơ quan chuyên môn về không lưu đã và đang trỉển khai xây dựng các phương thức bay áp dụng PBN tại cảng HKQT Phú Bài, cảng HKQT Phú Quốc, sang năm 2014 sẽ tiếp tục triển khai tại các cảng hàng không còn lại. Tổng công ty đã chỉ đạo đơn vị thành viên là Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay đưa vào thực hiện trong năm 2014 dự án đầu tư các trang thiết bị bay hiệu chuẩn áp dụng PBN để hỗ trợ cho khai thác chính thức PBN trên các đường bay và các cảng HK, sân bay của Việt Nam.

Trong khi tiếp tục đầu tư thay thế các trạm radar sơ cấp, thứ cấp đã hết khấu hao, Tổng công ty đã và đang thực hiện lộ trình đầu tư các trạm ADS-B để bổ sung và tăng cường mạng giám sát hoạt động bay. Hiện nay các trạm ADS – B tại Côn Sơn, Trường Sa lớn, Song Tử Tây đã hoàn thành đầu tư, dự kiến khai thác từ tháng 12/2013. Đây là bước đi cụ thể đầu tiên trong cam kết của Việt Nam với ICAO khu vực và IATA về vịêc phủ sóng ADS-B trên không phận quốc tế trên biển Đông. Trong năm 2014, Tổng công ty tiếp tục đầu tư các trạm ADS-B tại các cảng HK của FIR Hà Nội như: Điện Biên Phủ, Cát Bi, Nội Bài, Mộc Châu, phấn đấu đến năm 2020 hòan thành đầu tư từ 20 đến 24 trạm ADS-B trên toàn quốc, đảm bảo phủ sóng ADS-B cho tất cả các đường bay HKDD. Để đảm bảo khai thác đồng bộ mạng giám sát gồm các trạm radar và các trạm ADS-B, Tổng công ty đã đầu tư hệ thống ATM trong dự án ATCC Hà Nội và tiếp tục năng cấp hệ thống ATM tại ACC Hồ Chí Minh để tích hợp các tín hiệu giám sát của cả radar lẫn ADS –B phục vụ cho kiểm soát viên không lưu điều hành bay. Việc đầu tư cho các trạm ADS-B để hòa vào mạng giám sát hoạt động bay của Tổng công ty ngoài việc tăng cường độ an tòan, tin cậy của mạng giám sát còn có ý nghĩa lớn hơn là cho phép Tổng công ty thực hịên giám sát với các hoạt động bay tầng thấp trong vùng phủ sóng của các trạm ADS-B này.

Theo cam kết hội nhập của Chính phủ Vịêt Nam với ICAO thì Việt Nam sẽ đưa hệ thống AMHS vào khai thác chính thức từ tháng 12/2014 để thay thế cho hệ thống AMSS hiện nay. Để thực hiện mục tiêu này, ngay trong năm 2013 Tổng công ty đã quyết định phê duyệt đầu tư mạng AMHS chia thành hai tiểu dự án: tiểu dự án đầu tư hạ tầng mạng và phần cứng gồm các máy chủ, các trạm khai thác; tiểu dự án phát triển phần mềm được giao cho Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay thực hiện để phát huy nội lực. Với kinh nghiệm nhiều năm thực hiện phát triển và khai thác các phần mềm cho hệ thống AMSS hiện tại, lực lượng khoa học, kỹ thuật của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay hoàn toàn tự tin hoàn thành tiểu dự án này đúng tiến độ và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, khai thác do ICAO đề ra cho hệ thống AMHS. Đây cũng là giải pháp làm chủ công nghệ mới và giảm chi phí đầu tư của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

Trong lĩnh vực Thông báo tin tức hàng không, Tổng công ty tiếp tục thực hiện nhất quán lộ trình chuyển đổi từ AIS sang AIM theo đúng khung thời gian đã cam kết với ICAO. Trong năm 2013, Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (đơn vị thành viên của Tổng công ty) đã bắt đầu xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống bản đồ kỹ thuật số và thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng và quản lý Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử về địa hình và chướng ngại vật hàng không eTOD để thực hiện ngay trong năm 2014. Đây là những cơ sở kỹ thuật quan trọng, cơ bản đầu tiên trên lộ trình thực hiện AIM.

Để phục vụ trực tiếp cho các Dịch vụ kiểm soát không lưu, Tổng công ty xác định đầu tư đổi mới trang thiết bị tại các Trung tâm kiểm soát không lưu và các Đài kiểm soát không lưu ở các cảng HKQT lớn như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và sắp tới là Long Thành theo hướng đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến, hiện đại; tiếp tục thực hiện kết nối giữa 2 ACC của Việt Nam với nhau và kết nối giữa các ACC Việt Nam với các ACC khu vực. Để thực hiện điều này, các hệ thống ATM tại 2 ACC Hà Nội Và Hồ Chí Minh hiện nay sẽ được cài đặt, sử dụng trao đổi các điện văn AIDC phục vụ cho chuyển giao kiểm soát tự động. Tới năm 2015, phấn đấu thực hiện kết nối AIDC hoàn chỉnh với các ACC kế cận như: Singapore, Bangkok, Hongkong, Sanya v.v….Các hệ thống ATM được đầu tư mới tại ACC Hà Nội mới (Dự án ATCC Hà Nội) và hệ thống ATM nâng cấp tại ACC Hồ Chí Minh sẽ được tích hợp các chức năng khai thác Quản lý các chuyến bay đi (DMAN) và Quản lý các chuyến bay đến (AMAN), là các chức năng quản lý không lưu hiện đại hiện nay đang được áp dụng tại các cảng HKQT với mật độ bay cao nhằm năng cao năng lực và chất lượng Dịch vụ kiểm soát không lưu tại các cảng HKQT này. Đây cũng là cơ sở thực tiễn bước đầu để Tổng công ty hướng tới đầu tư xây dựng một Trung tâm kiểm soát luồng không lưu trong thời gian từ 2015 đến 2020.

Ngoài ra, Tổng công ty cũng sẽ nhanh chóng tiến hành thực hiện nghiên cứu, thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư cho Hệ thống giám sát và hiệu chỉnh độ chính xác của tín hiệu vệ tinh (RAIM) trong năm 2014. Hệ thống này không những hỗ trợ các nhà khai thác xác định, lựa chọn các phương thức bay dựa vào thông tin từ hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu (GNSS) mà còn cho phép các cơ quan có thẩm quyền cũng như các cơ quan điều hành bay quyết định xem có cho phép khai thác các tiêu chuẩn hạ cánh chính xác sử dụng tín hiệu GNSS tại các cảng hàng không hiện nay hay không.

Từ nay đến năm 2020 là thời gian mà Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam bước vào một chu kỳ đầu tư các hệ thống, trang thiết bị, các cơ sở kỹ thuật, hạ tầng bảo đảm hoạt động bay với các công nghệ mới theo chương trình CNS/ATM mà ICAO đã đề ra. Đây là một cơ hội lớn đối với Tổng công ty để khẳng định vị thế của mình như là một Nhà cung cấp các Dịch vụ quản lý bay (ANSP) hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á cũng như đảm bảo cho Tổng công ty một bước phát triển vững chắc lên một tầm cao mới. Tận dụng được cơ hội lớn lao này để phát triển cũng chính là thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa mà Đảng ta đã đề ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11.    

 
 

Việt Nam phấn đấu sản lượng khai thác 340.000 Barrel dầu trong 'Vài năm'

Việt Nam có thể duy trì sản xuất dầu khoảng 340.000 thùng mỗi ngày "trong vài năm tới", theo một quan chức của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết.

Sản xuất dầu Việt Nam tăng 10 phần trăm năm ngoái lên 348.000 thùng mỗi ngày, mức cao nhất từ năm 2006 đến giờ, theo số liệu từ BP PLC. Việt Nam trữ lượng dầu lớn thứ hai ở Đông Á, với 4,4 tỷ thùng vượt qua Trung Quốc, dựa trên ước tính của BP.

Khoảng 40 phần trăm sản lượng của Việt Nam đến từ hoạt động của liên doanh Vietsovpetro, ông Lê Ngọc Sơn, Tổng giám đốc khai thác dầu và khí đốt thuộc PetroVietnam cho biết. Liên doanh Vietsovpetro giữa PetroVietnam và Zarubezhneft của Nga hoạt động tại mỏ lâu đời nhất của Việt Nam, được gọi là Bạch Hổ, từ năm 1986.

"Duy trì sản xuất ở mức ổn định, đó là nhiệm vụ quan trọng, mục tiêu chính của chúng tôi", ông Sơn cho biết tại một hội nghị ngành công nghiệp ngày hôm qua tại thành phố Hồ Chí Minh. "Đầu tiên, chúng ta cần phải đưa các lĩnh vực mới vào sản xuất, để thêm sản phẩm mới. Thứ hai, chúng ta cần phải tìm cách để nâng cao hệ số thu hồi bằng cách khoan giếng bổ sung, cố gắng tìm nguồn dầu mới từ các giếng cũ. "

Soco International Plc (SIA), công ty trụ sở tại London điều hành mỏ Tê Giác Trắng trung bình khai thác 45.132 thùng dầu mỗi ngày trong 10 tháng đầu năm nay, cho biết trong tháng Mười một giếng thăm dò khoan hoàn hảo của Việt Nam đạt khoảng 27.600 thùng dầu mỗi ngày.

Giám đốc điều hành Soco Ed mô tả sự việc trên sàn chứng khoán "một trong những giếng dầu đơn lẻ sung mãn nhất được thử nghiệm tại Việt Nam." Việc này làm tăng sản lượng Tê Giác Trắng lên 1 tỷ thùng dầu".

Sản lượng dầu của Việt Nam đến từ các mỏ tại Biển Đông phía nam của đất nước. Các khai thác mới có xu hướng nhỏ hơn và trong hồ chứa với điều kiện địa chất địa vật lý phức tạp và ngày càng ra vùng biển xa và đầy thử thách, theo trình bày của Ông Sơn tại hội nghị.

"Không ai biết chắc được sản phẩm sẽ đến nhiều từ khí hay dầu hơn" David Thompson, phó chủ tịch cấp cao tại Singapore công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết, trong một cuộc phỏng vấn tại hội nghị.

"Đối với Việt Nam, vùng nước sâu sẽ là tiềm năng chính trong tương lai", Thompson nói. "Nếu muốn thúc đẩy sản xuất, chúng ta cần thăm dò nhiều hơn vùng nước sâu."

Chuyên mục phụ