Tin tức

Tin tức

66% thuê bao truyền hình trả tiền Pay-TV dùng nhiều màn hình multi-screen

ARPUs thấp, cạnh tranh và sự phát triển dịch vụ nhiều màn hình multiscreen khiến nhiều nhà cung cấp truyền hình trả tiền ở châu Âu và châu Á phải thay đôi chiến lược kinh doanh mới trong việc cung cấp dịch vụ video, theo công ty nghiên cứu Parks Associates. Báo cáo từ Parks Associates, cho biết dịch vụ multiscreen chiếm đến 66% các thuê bao truyền hình trả tiền ở Tây Âu, 21% ở Đông Âu, và 9% ở châu Á, so với 90% ở Bắc Mỹ.

Nhiều nhà cung cấp truyền hình trả tiền đang tận dụng thế mạnh multiscreen để cung cấp dịch vụ OTT cho các thuê bao không đăng ký hàng tháng. Tại Anh, hãng truyền hình vệ tinh Sky cung cấp dịch vụ Go Sky, có tính năng truyền hình trực tiếp và nội dung theo yêu cầu cho khách hàng không phải của Sky TV thông qua máy tính cá nhân, điện thoại thông minh và máy tính bảng, với mức giá thuê bao hàng tháng £ 15 - £ 40. Nhà cung cấp truyền hình trả tiền Ý Telecom Italia, Mediaset, Fastweb, Rumani đương nhiệm Romtelecom, Etisalat UAEHàn Quốc CJ Hellovision đã đưa ra dịch vụ video cho tất cả khách hàng có kết nối băng thông rộng. Các nhà khai thác có nội dung địa phương hóa, chẳng hạn như Telecom Serbia, cũng đã đưa ra các dịch vụ mới, dùng ngôn ngữ địa phương để chiếm phân đoạn khách hàng địa phương cho thị trường nội địa.

"Hiện nay, Netflix đã nhập vào châu Âu và mua lại dịch vụ OTT như LOVEFiLM Acetrax, thị trường dịch vụ video sẽ ngày càng cạnh tranh, buộc các nhà cung cấp truyền hình trả tiền đưa ra các dịch vụ mới và các mô hình kinh doanh", ông Brett Sappington, Giám đốc nghiên cứu, Parks Associates. "Các nhà khai thác ở châu Âu và châu Á đã tăng đáng kể dịch vụ multiscreen của họ, và một số chỉ dành cho dịch vụ OTT, dùng cung cấp cho khách hàng ngoài hệ thống thuê bao truyền thống."

Những nỗ lực này sẽ tăng lên khi các dịch vụ OTT mới ra đời khắp châu Âu, bao gồm cả Netflix và HBO, đe dọa doanh thu các nhà khai thác truyền hình trả tiền.

Đà Nẵng sẽ đưa hệ thống điều khiển giao thông hiện đại vào hoạt động

Sau gần 2 năm triển khai, dự án “Nâng cấp hệ thống tín hiệu và điều khiển giao thông TP Đà Nẵng” đã hoàn thành. Hiện tại, hệ thống đang trong thời gian chạy thử nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp và sẽ chính thức đi vào hoạt động vào cuối tháng 12 năm 2012.

    Dự án có quy mô lớn, bao gồm các hạng mục: Trung tâm điều hành giao thông, lắp đặt mới, nâng cấp 64 nút tín hiệu giao thông, 36 camera quan sát tại các nút giao thông, lắp đặt hệ thống cáp ngầm nối trung tâm điều khiển với các nút tín hiệu giao thông. Dự án có tổng mức đầu tư 5,2 triệu Euro, tương đương gần 145 tỷ đồng. Trong đó, vốn ODA do chính phủ Tây Ban Nha tài trợ gần 70 tỷ đồng, vốn đối ứng của TP hơn 74,3 tỷ đồng. Đây là hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông hiện đại. Ông Pedro Vazquez Quintanilla, Giám đốc điều hành gói thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị cho dự án cho biết: “Hệ thống điều khiển giao thông này đã được áp dụng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ưu điểm của nó là đảm bảo an toàn cho hệ thống giao thông TP, tạo sự phối hợp giữa các nút giao thông mà trước đây chưa có được. Có thể áp dụng nhiều chương trình chạy đèn khác nhau trong ngày, tùy theo thực trạng giao thông trong từng thời điểm”. Hệ thống có những ưu điểm như có thể điều chỉnh vòng quay tín hiệu đèn xanh-vàng- đỏ theo thời gian ngắn, dài hoặc chỉ chạy đèn vàng, tùy theo thực tế giao thông trên từng tuyến đường, từng nút giao thông và từng thời điểm trong ngày.

    Trong thời gian chạy thử nghiệm từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12/2012, các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật của Trung tâm sẽ căn cứ vào tình hình giao thông thực tế để điều chỉnh thời gian chạy đèn cho phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu điều hòa giao thông vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông. Cũng cần nói thêm, qua hệ thống camera, từ Trung tâm có thể quan sát, phát hiện các lỗi vi phạm, biển số xe và cả đặc điểm nhân dạng của người tham gia giao thông...

    Hệ thống tín hiệu và điều khiển giao thông đi vào hoạt động sẽ góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP./.

DOCOMO ra mắt M2M Platform toàn cầu

TOKYO, JAPAN, December 5, 2012. NTT DOCOMO, INC, Nhà cung cấp dịch vụ di động và dịch vụ tích hợp trung tâm trên di động hàng đầu Nhật Bản, công bố trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động đầu tiên của Nhật Bản cung cấp dịch vụ doanh nghiệp toàn cầu máy-giao tiếp-máy (machine-to-machine M2M) bắt đầu từ ngày 06 tháng 12. M2M Platform này không chỉ sử dụng trong mạng điện thoại di động của DOCOMO, mà cả chuyển vùng quốc tế với các nhà điều hành bên ngoài Nhật Bản.

Dịch vụ mới, "docomo M2M Platform" sẽ kết nối đường truyền M2M trên 200 quốc gia với một giao diện Web thống nhất, khách hàng doanh nghiệp sẽ kết hợp với các giải pháp M2M cho các mục đích quản lý trên toàn thế giới như các phương tiện vận tải, tàu thuyền.

Thông thường M2M Platform phải được tùy biến theo từng nhà cung cấp hoặc quốc gia, do đó đòi hỏi một nền tảng riêng biệt ở mỗi nước. Với Platform DoCoMo M2M, khách hàng không phải tốn kém cho việc có quá nhiều nền tảng M2M riêng biệt này.

Nền tảng này được cung cấp bởi Jasper Wireless, Inc, một công ty Mỹ với kỷ lục đã được chứng minh cung cấp cơ sở hạ tầng M2M các hãng viễn thông trên toàn thế giới.

Các tính năng bổ sung có thể được thực hiện bằng giao diện Web trên DoCoMo M2M Platform bao gồm:
    Giám sát thời gian thực lượng dữ liệu và phí sử dụng
    Kích hoạt hoặc khử kích hoạt từ xa
    Chẩn đoán lỗi thông tin.

Chuyên mục phụ