5G

  • HỘI THẢO QUỐC TẾ 4G/5G 2018

    HỘI THẢO QUỐC TẾ 4G/5G 2018 “THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ TRÊN NỀN TẢNG BĂNG THÔNG RỘNG: TẦM NHÌN VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ”

    Thời gian: 05-06/04/2018. 

    Địa điểm: Khách sạn JW Marriott Số 08 Đỗ Đức Dục, Hà Nội

    Đơn vị tổ chức: Bộ Thông tin Truyền thông. Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG. Hiệp hội Internet Vietnam.

    CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHÍNH

    • Bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 trên nền tảng di động

    • Định hướng phát triển dịch vụ nội dung số trên nền tảng 4G LTE

    • Xu hướng chuyển đổi công nghệ 5G

    • Triển khai thương mại hoá 5G – Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn

    • Giải pháp LTE/5G cho Internet công nghiệp

    • Giải pháp hội nghị truyền hình (video conference) và mô hình ứng dụng

    • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo/tự động hoá trong triển khai Số hoá truyền hình

    • Thương mại điện tử trên mạng xã hội: Xu hướng phát triển và công nghệ

    • Giải pháp bảo mật các thanh toán điện tử

    ĐIỂM NHẤN HỘI THẢO

    BÁO CÁO CHÍNH
    08:30 – 12:00

     

    “Thúc đẩy phát triển nền kinh tế số trên nền tảng băng thông rộng: Tầm nhìn và giải pháp công nghệ”

    CHUYÊN ĐỀ 1
    13:30 – 17:30

     

    “Phát triển dịch vụ nội dung số:

    Xu hướng và giải pháp công nghệ”

    CHUYÊN ĐỀ 2
    (Diễn ra song song

    Chuyên đề 2)
    13:30 – 17:30

     

    “Phát triển các thanh toán và thương mại điện tử trên nền tảng 4G LTE”

     

  • Nhật Bản lên kế hoạch dùng mạng 5G kết nối đèn tín hiệu giao thông

    Chính phủ Nhật Bản đã cho phép 3 nhà cung cấp dịch vụ di động chính triển khai mạng 5G cho hệ thống đèn tín hiệu giao thông, nhằm giảm chi phí vận hành và tận dụng hạ tầng mạng tốc độ siêu nhanh cho hệ thống đèn tín hiệu giao thông dày đặc khắp đất nước.

    Nhật Bản có khoảng 200.000 đèn tín hiệu giao thông được vận hành bởi cơ quan Chính phủ trong cả nước. Nhân viên chính phủ sử dụng hệ thống mạng để điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho hệ thống giao thông thông minh, xe tự lái, trường hợp khẩn cấp như thiên tai... Việc thử nghiệm thiết bị 5G tại trạm điều khiển tín hiệu giao thông được tiến hành từ đầu năm 2020 đến tháng 3 năm 2021, và triển khai đồng loạt trong cả nước vào năm 2023.

    Mạng 5G hoạt động ở tần số 28 GHz, tốc độ cao nhưng vùng phủ sóng ngắn hơn do đó cần phải phải tăng số trạm phát sóng. Hệ thống cảm biến tại cột tín hiệu giao thông sẽ kết nối theo kiểu mạng “mesh” có dự phòng, có xác thực và mã hoá. Hệ thống tự động chuyển đổi giữa mạng 5G và mạng băng rộng khi một kết nối gặp sự cố. Nhà cung cấp dịch vụ di động, cảnh sát, nhân viên chính phủ sẽ vận hành mạng “mesh” riêng ảo độc lập trên hạ tầng mạng “mesh” chung.

    Chính phủ cho biết sử dụng mạng 5G sẽ giảm chi phí vận hành. Ngoài ra cụm đèn tín hiệu giao thông còn dùng phát triển dịch vụ an ninh khác cho dân cư. Khi gặp trường hợp khẩn cấp người dân có thể chìa căn cước ra để nhận dạng trước điểm tín hiệu giao thông để yêu cầu trợ giúp khẩn cấp hoặc kết nối với người thân trong gia đình.

  • Qualcomm Viettel hợp tác phát triển 5G

    10/5, Viettel và Qualcomm Technologies thông báo hợp tác phát triển thế hệ tiếp theo 5G Radio Unit (RU) và bộ phát sóng phân tán Distributed Unit (DU). Tổng Công ty Công nghệ cao Viettel sẽ phát triển các trạm phát sóng 5G dùng phủ sóng tại Vietnam sử dụng  cạc X100 5G RAN Accelerator Card và nền tảng Massive MIMO QRU100 5G RAN Platform của Qualcomm.

  • Viettel Ericsson thử nghiệm kết nối 5G

    Viettel và Ericsson thông báo thử nghiệm thành công kết nối 5G. Tốc độ kết nối 5G Viettel khi sử dụng thiết bị và máy đo Ericsson đạt 1.5 - 1.7 Gps. Kết nối sử dụng băng tần 3.7-3.8 GHz (C band) và 27.5-28.5 GHz (mmWave).  

    Vào tháng 4 Viettek thông báo lắp đặt trạm gốc 5G base station đầu tiên. Trạm gốc 5G đầu tiên được lắp tại tòa nhà Viettel tại Hoàn Kiếm Hà Nội. Hai trạm tiếp theo được lắp tại 19 Tống Duy Tân và số 1 Trần Hữu Dực Hà Nội. Viettel có kế hoạch lắp thêm 70 trạm gốc 5G  thử nghiệm tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội trong tháng 6/2019.

    Cả Viettel và Ericsson đều nhận ra tầm quan trọng của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư trong đó có việc áp dụng 5G vào các ngành công nghiệp như nhà máy thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh và giao thông thông minh.

    Viettel Nâng cấp mạng vô tuyến 4G Ericsson

    Viettel ngày 7/11/2022 đã có quyết định chỉ định thầu số 6082/QĐ-CNVTQĐ-ĐTH cho liên danh Ericsson AB và Công ty TNHH Ericsson Việt Nam nâng cấp mạng vô tuyến 4G. Hợp đồng bao gồm cung cấp 1638 và 799 RRU 4G 1800 10Mhz, 55 và 29 RRU dual band 1800/2100 10MHz+10MHz, Chất lượng mạng, dịch vụ: gói tính năng Ericsson, Đảm bảo thoại 2G để 4G chuyển giao về 2G cho 1.336 vị trí (2Trx/1 vị trí), Dịch vụ hỗ trợ trong thời gian triển khai, Dịch vụ bảo hành cho phần cứng và phần mềm. Giá hợp đồng: 196.669.954.629 VND.

    12/11/2022

    Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel ngày 12/11 đã có quyết định 6186/QĐ-CNVTQĐ-ĐTH chọn Liên danh Nokia Solutions and Networks Oy và Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật mạng và giải pháp Nokia Việt Nam (Liên danh Nokia Oy - Nokia Vietnam) làm nhà thầu cho dự án "Nâng cấp mạng vô tuyến 4G Nokia". Thiết bị cung cấp bao gồm 487 + 122 = 272 bộ femtocell 4G, 61 +16 + 33 bộ pico to cell 4G, 175 + 1027 bộ RRU 4G 1800 10Mhz, 2 + 24 bộ RRU dual band 1800/2100 10Mhz+10Mhz, dịch vụ hỗ trợ triển khai và bảo hành.

Sản phẩm

Băng keo cao su non Cotran, 3M mastic tape

-Băng cao su non chống thấm nước,, chống hóa chất chịu được độ ẩm cao, kháng tia tử ngoại, có độ mềm, khả năng cách điện, không bị thay đổi kết cấu khi tiếp xúc với xăng dầu.

Khả năng chịu nhiệt tối thiểu Từ 0 °C đến 80 °C

Kích thước (Dài x Rộng x Dày)/Dimension (Length x Width x Depth) (mm) 1.65 mm x 51 mm x 3 m và ≥ 5000 x 50 x 0.18

Chất liệu/Material Cao su Butyl hoặc hợp chất bán dẫn cao su Ethylen Propylen (ERP)