Dung Quất

  • Gazprom mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất

    Tập đoàn Nga Gazprom Neft, công ty dầu khí hàng đầu Gazprom, cho biết đã lên kế hoạch mua lại 49 phần trăm cổ phần của nhà máy lọc dầu Dung Quất , cơ sở chế biến dầu khí duy nhất của cả nước. Tập đoàn cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bằng cách mở rộng thăm dò dầu khí sản xuất tại Việt Nam với công ty dầu khí Nhà nước PetroVietnam.

    Gazprom Neft cho biết quyền độc quyền đàm phán với PetroVietnam việc mua lại 49% cổ phần Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, công ty vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất.Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ sản xuất 8,5 triệu tấn dầu thô một năm (171.000 thùng mỗi ngày) khi nâng cấp hoàn thành vào năm 2022.

    Gazprom Neft PetroVietnam đã ký một bản ghi nhớ vào thứ hai để mở rộng hợp tác về tham dò và tím kiếm, sản xuất và xây dựng dự án tại biển Pechora Nga. Việc ký kết diễn ra hôm thứ hai, với sự chứng kiến của Thủ tướng Nga đang thăm Việt NamDmitry Medvedev và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

  • Hội thảo công nghệ hạ nguồn International Downstream-Tech Vietnam 2019

    Thời gian: 12-12/11/2019.

    Địa điểm: Sheraton Hanoi Hotel. K5 Nghi Tam, 11 Xuan Dieu Road,  Vietnam. +84 24 3719 9000

    Đơn vị tổ chức: ConnecForce Limited

    Có nhiều thách thức với sản xuất dầu khí hạ nguồn tại Việt Nam. Với lĩnh vực LNG, quốc gia thiếu vốn đầu tư, mạng lưới đường ống, văn bản pháp lý cho cả trung nguồn và hạ nguồn. Việt Nam có kế hoạch đầu tư khoảng 4.3 tỷ đô la cho cảng khí hoá lỏng LNG và nhà máy phát điện đáp ứng sự thiếu hụt điện trong tương lai. Với lĩnh vực lọc hoá dầu, ngay cả khi Tổ hợp Hoá dầu Bình Sơn hoạt động ổn định như vài tháng qua cũng chỉ đáp ứng được 89% nhiên liệu và chỉ đáp ứng được nhu cầu đạm Urê. Việc hoàn thành mở rộng nhà máy đến năm 2025 vẫn là một thách thức.

    Trong lĩnh vực lọc hoá dầu mục tiêu đặt ra là phát triển tổ hợp hoá dầu sử dụng khí gas tự nhiên như mỏ Cá Voi Xanh, tổ hợp hoá dầu miền Nam Long Sơn cũng như nhà máy sản xuất PP Hyosung. Có nhiều lĩnh vực mới chưa được khai thác cả cho nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài như công nghiệp nhựa, tơ sợi...

    Các nhà máy lọc dầu và hoá dầu cũng muốn biết về việc áp dụng công nghệ 4.0, tầm nhìn ngành công nghiệp đến năm 2050, việc triển khai các tổ hợp hoá dầu khổng lồ, công nghệ cracker và xử lý dầu khí, các giải pháp tiên tiến và tiết kiệm để sản xuất nhiên liệu chất lượng cao hơn...

     

  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất trì hoãn khởi động lại đến tháng bảy

    Nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam, Dung Quất, có thể trì hoãn khởi động lại đầu tháng Bảy sau khi ngừng hoạt động từ sáu đến bảy tuần.

    Nhà máylọc dầu trị giá 2.2 tỷ đô la mỹ nằm cách Hà Nội  880 km (550 dặm) về phía nam thường cung cấp khoảng 30% nhu cầu sản phẩm dầu trong nước.

    "Chúng tôi dự địnhtiếp tục sản xuất vào ngày 25-27, nhưng khả năng trì hoãn đến đầu tháng Bảy bởi vì tốc độ kiểm tra thiết bị", ông Nguyễn Hoài Giang, Giám đốc điều hành Công ty Lọc Hóa DầuBình Sơn, điều hành nhà máy lọc dầu.

    Nhà máy 130.500 thùng mỗi ngày đã bị đóng kể từ ngày 16 tháng 5 cho đợt kiểm tra nghiệm thu thiết bị của nhà thầuTechnip.