Samsung

  • Hàn Quốc phụ thuộc Nhật Bản vật liệu sản xuất camera

    <

    Các nhà sản xuất modun camera Hàn Quốc phụ thuộc lớn vào nguồn cung cấp Nhật Bản về vật liệu và thành phần như keo cách điện (resin) và tấm phim đệm. Vì không có nguồn cung cấp thay thế tại Hàn Quốc nên các nhà sản xuất sẽ gặp khó khăn khi Tokyo quyết định mở rộng lệnh cấm xuất khẩu.

  • MWC 2016 - Samsung và Qualcomm trình diễn thiết bị để cung cấp tế bào nhỏ ngành công nghiệp hàng đầu hỗ trợ LTE trong phổ không có giấy phép Small Cells hỗ trợ LTE phổ tần số không cần cấp phép

    Samsung Electronics và Qualcomm Technologies, Inc., một công ty con thuộc Qualcomm Incorporated, đã giới thiệu tại MWC 2016 sản phẩm Small Cell hỗ trợ LTE trong phổ không cần giấy phép để nâng cao tốc độ và khả năng của các mạng di động - giúp các nhà khai thác dịch vụ di động mở rộng vùng phủ sóng và trải nghiệm người dùng.

    Khi số lượng dịch vụ dữ liệu và thiết bị điện thoại thông minh tăng cao, sẽ cần nhiều phổ tần số hơn để tăng tốc độ truy cập dữ liệu và đảm bảo sự hài lòng của người dùng. LTE phổ Không cấp phép là công nghệ sử dụng băng tần cần cấp phép và băng tần không cần cấp phép, chẳng hạn như 5 GHz, có hiệu quả và kịp thời trong việc nâng cao công suất và tốc độ mạng.

    Samsung LTE-Ue Femtocell sử dụng chíp Qualcomm FSM 9955 của Qualcomm Technologies. Thông qua sự kết hợp của phổ tần cấp phép và không có giấy phép, Small  Cells LTE-U eFemto của Samsung giúp các nhà khai thác dịch vụ di động đối phó với nhu cầu tăng vọt dữ liệu di động bằng cách cải thiện hiệu suất mạng tại các điểm truy cập hotsot, môi trường doanh nghiệp bao gồm các văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện và các không gian công cộng khác.

    Qualcomm FSM9955 chipset sử dụng công nghệ Carrier Sensing Adaptive Transmission (eCSAT) kết hợp Wifi theo tiêu chuẩn mới nhất LTE-U Forum, cho phép chia sẻ băng tần không cần cấp phép dưới và trên ngưỡng Wi-Fi’s Energy-Detect (ED).

    Sử dụng Qualcomm FSM 9955 chipset, Small Cell Samsung LTE-Ue Femto hỗ trợ LTE Licensed-Assisted Access (LAA) bằng cách nâng cấp phần mềm đơn giản. LAA kết hợp với tính năng "Nghe-Trước khi-Nói" Listen-Before-Talk) là tính năng cần thiết trong khu vực cùng tồn tại với wi-Fi, là giải pháp toàn cầu cho LTE phổ không cần cấp phép. LAA là một phần của tiêu chuẩn 3GPP LTE Advanced Pro phiên bản 13 được hoàn thành vào đầu năm 2016 và dự kiến sẽ được thông qua nhanh chóng cho tất cả các nhà khai thác trên toàn thế giới.

    Thiết bị Small Cell Samsung LTE-Ue Femto được thiết kế với khả năng cắm là chạy (plug-and-play) giúp cài đặt dễ dàng hơn cho cả doanh nghiệp và nhà khai thác di động. Mỗi SmallCell hỗ trợ ba băng tần 20 MHz, trên cả băng tần được cấp phép và không cần cấp phép , với băng thông lớn nhất 450Mbps.

  • PVGas chọn liên danh PTSC và Samsung C&T làm tổng thầu kho chứa LNG Thị Vải

    Công ty Quản lý dự án khí chi nhánh Tổng Công ty khí Việt Nam (PVGas) đã chọn liên danh nhà thầu PTSC và Samsung C&T làm tổng thầu EPC xây dựng kho chứa LNG 1MMTPA Thị Vải. Cảng thuộc dự án "Cảng nhập và tái hoá khí LNG Thị Vải" tại Tỉnh Bà Rịa Vũng tàu. Dự án do PVGas đầu tư nhằm nhập khẩu và cung cấp khí cho các tỉnh đông nam bộ đáp ứng sự sụt giảm khí khai thác ngoài khơi việt nam từ năm 2023. Chủ đầu tư và liên danh nhà thầu đang đảm phán để có thể kí hợp đồng EPC trong tháng 6/2019.

    Công suất thiết kế: 1 triệu tấn / năm
    Tổng mức đầu tư: 285,8 triệu USD
    Giá trị hợp đồng tổng thầu EPC: 198 triệu USD (1)
    Tiến độ EPC: quý 3/2019 – quý 3/2022 (36 tháng)
    Vận hành thương mại: quý 3 năm 2022 

    Kho cảng LNG Thị Vải dùng nhập khẩu, lưu kho khí LNG cung cấp cho khu công nghiệp Phú Mỹ, Tân Thành Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 tỉnh Đồng Nai. Đây là hai nhà máy nhiệt điện với công suất 1500 MW sẽ đi vào hoạt động năm 2023.

    Ngày 24/6 tại trụ sở tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã diễn ra lễ ký hợp đồng “EPC dự án kho chứa LNG 1MMTPA tại Thị Vải” giữa PV Gas và Liên danh nhà thầu Samsung C&T và PTSC và hợp đồng khung về việc cung cấp và tiêu thụ LNG dự án điện Nhơn trạch 3&4 giữa PV Power và PV Gas”.

    Ngày 19/9, Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia PVN, Tổng Công ty khí Việt Nam PV Gas cho biết đang tập trung hoàn thiện thiết kế với các nhà thầu kể để tiến hành khởi công dự án LNG Thị Vải vào cuối tháng 10/2019.

    Tiến độ 28/10

    Ngày 28/10 tại kho PVGas Thị Vải cảng Thị Vải, Vũng Tàu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PVN và Tổng Công ty Khí Việt znam đã tiến hành khởi công kho chứa LNG Thị Vải. Thời gian thực hiện 36 tháng. Vận hành thương mại tháng 7 năm 2022.

    Tiến độ 15/6/2020

    Đại hội cổ đông Tổng Công ty Điện lực Dầu khí PV Power đã thông qua phương án đầu tư Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4, với tổng công suất nhà máy từ 650 MW đến 880 MW, sử dụng khí LNG phát điện từ kho cảng nhập LNG Thị Vải. Tổng số vốn đầu tư 32.481 tỷ đồng, dự kiến tiêu thụ 1.4 triệu tấn / năm.

    20/10/2022 Dự án đã hoàn thành được 97% tiến độ

    Dự án kho chứa LNG Thị Vải đã hoàn thành được 97.08% tiến độ, bao gồm các công đoạn: thi công lắp đặt và tiền chạy thử, dự kiến đưa vào hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2023. Đây là phase 1 với công suất chứa 1 triệu tấn. Phase 2 mở rộng công suất 3 triệu tấn dự kiến sẽ hoàn thành vào sang năm.

    14/3/2023 LNG Thị Vải chuẩn bị chạy thử, đạt 98% tiến độ

    Samsung C&T cho biết dự án LNG Thị Vải đã đạt được 98% tiến độ và chuẩn bị chạy thử.  

    25/5/2023 Sell sẽ giao chuyến hàng LNG đầu tiên phục vụ chạy thử LNG Thị Vải

    Shell Eastern Trading sẽ giao chuyến hàng này vào tháng 7/2023. Gói thầu mua chuyến hàng đầu tiên tàu chở LNG (50 đến 70 ngàn tấn) được phát hành tháng 4/2023 để thử nghiệm kho chứa 1 Mt/year hoàn thành tháng 5/2023. PV Gas đang tiến hành các bước để mở rộng kho chứa lên  từ 3 đến 6 Mt/year. Đồng thời  PV Gas cũng nhận được giấy chứng nhận của Bộ Công Thương là doanh nghiệp đủ điều kiện xuất nhập khẩu LNG.

    3/10/2023 PetroVietnam Gas thông báo sẽ chính thức đưa vào khai thác kho chứa cảng LNG Thị Vải trong tháng 10.

    Buổi lễ sẽ diễn ra trong tháng 10, sau 4 năm xây dựng và vận hành thử nghiệm.

    26/2/2024 PVGas mời cung cấp LNG nhập khẩu theo chuyến (Spot)

    Phạm vi cung cấp: 01 – 02 Lô (Cargo) hàng LNG nhập khẩu theo điều kiện DES Incoterms 2000.

    Địa điểm: Kho LNG Thị Vải 1 MMTPA tại KCN Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam.

    Thời gian nhận hàng dự kiến: • Lô 1: ngày 01/4 – 20/4/2024 • Lô 2: sẽ được thông báo sau.

    Hình thức lựa chọn nhà cung cấp: Chào hàng cạnh tranh quốc tế •

    Thời gian bắt đầu phát hành Yêu cầu Chào giá: 09g00 sáng (Giờ Việt Nam), ngày 26/02/2024

    Thời điểm hết hạn nộp Chào giá: 09g00 sáng (Giờ Việt Nam), ngày 29/02/2024.

    Bên mời thầu: Chi nhánh Kinh doanh LNG - Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS LNG)

    Bên mua: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS)

    15/3/2024 PVGas bắt đầu cung cấp khí hóa lỏng từ kho chứa Thị Vải

     Việc cung cấp được tiến hành bằng xe tải, từ Trạm cấp khi xe tải kho cảng Thị Vải đến trạm phân phối tại Thuận Đào (Long An). Tiếp theo sẽ cung cấp cho các công ty sản xuất thép như Oechsler Motion, Nam Hung Steel, Petfood Evolution, Asia Steel.  

     
     
  • Samsung C&T ký hợp đồng 802.6 triệu đô la xây dựng nhà máy cho Samsung Display Vien Tin Technology
    ...

Ngày 30 tháng 6 nawm2016, Samsung C&T đã ký kết hợp đồng trị giá 929,4 tỷ won (802,6 triệu đô la) xây dựng nhà máy tại Bắc Ninh cho Samsung Display Việt Nam. Samsung Display, công ty con của Samsung Electronics Co Ltd, có kế hoạch đầu tư 3 tỷ đô la tại Việt Nam đến năm 2020 để tăng năng lực sản xuất mô-đun màn hình.

Trước đó Samsung Display đã đầu tư 1 tỉ đô la cho nhà máy lắp ráp màn hình OLED module tại Bắc Ninh.

  • Samsung có giấy phép mở rộng nhà máy mới tại Việt Nam

    Samsung Electronics Co sắp nhận được giấy phép xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại thông minh thứ hai đầu tư 3 tỷ đô la, biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất.

    Dự án được phê duyệt sẽ mang tổng mức đầu tư của Samsung tại tỉnh Thái Nguyên lên 6,4 tỷ đô la, Ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh, cho biết qua điện thoại ngày hôm nay. Samsungkhẳng định trong cuộc đàm phán với chính phủ sẽ đầu tư tối đa 3 tỷ đô la cho nhà máy này.

    Samsung mở nhà máy đầu tiên tại Thái Nguyên vào tháng Ba, sẽ không phải trả thuế trong bốn năm đầu tiên và được giảm nửa thuế trong 9 năm tiếp theo, Ông Long cho biết. Nhà máy mới tại Thái Nguyênsẽ làm tăng tổng mức đầu tư của Samsung tại Việt Nam lên 11 tỷ đô la, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 10 tháng 11.

    17/11/2022 Samsung Electronics Việt Nam có kế hoạch tạm dừng sản xuất 15 ngày trong tháng 12

    Dự kiến hãng sẽ dừng sản xuất hơn 2  tuần trong tháng 12 tại nhà máy lắp ráp điện thoại Thái Nguyên và Bắc Ninh nhưng việc này chưa có quyết định chính thức.

  • Samsung Display Vietnam sẽ mở rộng dây chuyền sản xuất màn hình OLED trong 2 tuần tới

    Samsung Display sẽ gửi 700 nhân viên từ Trụ sở chính và các đối tác cung cấp sang Việt Nam để mở rộng dây chuyền sản xuất màn hình OLED dẻo trong 2 tuần tới. Dây chuyền sản xuất màn hình này vốn cho các dòng điện thoại cao cấp như S20, màn hình gập Samsung Fold... vốn được sản xuất tại Hàn Quốc nhưng do ảnh hưởng của virus Corona nên các nhà máy này phải dừng sản xuất, dẫn đến việc Samsung quyết định chuyển dây chuyền này sang Việt Nam.

    Hiện tại các modun OLED đang được sản xuất tại Thiên Tân Trung Quốc và Bắc Ninh Việt Nam. Samsung đang đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất modun OLED dẻo (flexiable) tại Việt Nam. Ban đầu việc mở rộng nhà máy sẽ bị chậm hơn tiến độ do chính sách yêu cầu cách ly các nhân viên Samsung 14 ngày không có ngoại lệ của Chính phủ Việt Nam. Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam đã trao đổi với Chính phủ Việt Nam về việc cách ly sẽ gây thiệt hại về kinh tế cho cả Hàn Quốc và Việt Nam.

    24/3/2020

    Samsung Display ngày 24 quyết định gửi thêm 180 kỹ sư đến nhà máy ở Bắc Ninh qua chuyến bay hãng Asiana Airline hạ cánh sân bay Vân Đồn ngày 28/3. Trước đó 186 kỹ sư của hãng đã đến Việt Nam ngày 13/3.

    LG cũng gửi 250 nhân viên LG Display, LG Electronics, LG Innotek đến Việt Nam ngày 30 để vận hành nhà máy.

    10/4/2020

    Finetech tuyên bố họ đã ký hợp đồng cung cấp dây chuyền sản xuất màn hình OLED với Samsung Display Vietnam. Trị giá hợp đồng vào khoảng 4.8 tỷ won (3.9 triệu đô la) và thực hiện từ 8/4/2020 đến 30/9/2020.

     

  • Samsung đầu tư nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3

    Cục Điều tiết Điện lực,Bộ Công Thương và Samsung C & T Corporation của Hàn Quốc đã ký kết biên bản ghi nhớ đầu tư nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3 theo hình thức xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT).

    Đây là dự án nhiệt điện đầu tiên mà Samsung đầu tư tại Việt Nam, Ông Joon Suk Choi, Phó Tổng Giám đốc của công ty cho biết. Nhà máy có hai tổ hợptua bin, được thiết kế có tổng công suất 1.200 MW, sẽ được xây dựng tại Khu công nghiệp Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh. Dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 7 năm 2022.

  • Samsung Engineering trúng thầu nhà máy PP, PE tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn Samsung Engineering trúng thầu nhà máy PP, PE tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn

    Samsung Engineering thông báo đã ký hợp đồng trị giá 500 triệu đô la với Công ty TNHH Hóa Dầu Long Sơn (Long Son Petrochemicals Co., Ltd.  - LSP), công ty con thuộc SCG Chemicals xây dựng nhà máy Polyolefins. Hợp đồng được ký tại trụ sở SCG Chemicals, Thái Lan. Dự án nằm tại đảo Long Sơn, 30 km phía bắc thành phố Vũng Tàu và khoảng 70 km từ thành phố Hồ Chí Minh. Hợp đồng được ký giữa Tổng Giám đốc LSP Thammasak Sethaudom và Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Samsung Engineering Sungan Choi, với sự tham dự của Chủ tịch SCG Chemicals Cholanat Yanaranop, Phó Chủ tịch Somchai Wangwattanapanich.

  • Samsung Heavy đầu tư nhà máy 950 triệu đô la ở nước ngoài

    Samsung Heavy Industries, công ty đóng tàu lớn thứ ba thế giới, đang có kế hoạch thiết lập cơ sở ở nước ngoài đầu tiên của mình trong quá trình thay đổi sản xuất sau khi sáp nhập với Tập đoàn Samsung.

    Công ty đặt mục tiêu dành khoảng 1 nghìn tỷ won ($ 950 triệu đô la) vào nhà máy vào năm 2017, Giám đốc tài chính Chun Tae Heung nói trong cuộc phỏng vấn ngày hôm qua. Indonesia, Việt Nam và Malaysia đang được xem xét để xây dựng nhà máy đóng tàu hàng, tàu chở dầu và tàu container nhỏ.

    Công ty kế hoạch tập trung vào làm cho sản phẩm khai thác dầu và tàu lớn có lợi nhuận cao, và cắt giảm chi phí sản xuất tàu lợi nhuận thấp hơn bằng cách xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Thay đổi chiến lược đưa ra sau khi Samsung Heavy kết hợp với Samsung Engineering Co để tạo ra một công ty có thể cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ châu Âu Saipem SpA (SPM) và Technip SA (TEC).

  • Samsung vận hành dây chuyền sản xuất màn hình OLED gập đầu tiên

    Samsung Display đã vận hành dây chuyền sản xuất màn hình OLED gập đầu tiên tại Việt Nam do nhu cầu của các hãng sản xuất cho màn hình OLED gập tăng cao. Hiện nay Samsung mới sản xuất màn hình OLED gập cho Galaxy Fold tại nhà máy A1 Cheonan Hàn Quốc. Dây chuyền OLED gập đầu tiên được lắp đặt tại Việt Nam đầu năm 2019, dây chuyền thứ hai đang tiếp tục được lắp đặt.

    Samsung đặt mục tiêu sản xuất 10 triệu màn hình OLED vào năm 2020 và là chiến lược cạnh tranh với màn hình giá rẻ của nhà sản xuất Trung Quốc. Thiết bị ép dán bề mặt (lamination) trong dây chuyền do Toptech và AP System cung cấp. Máy COF bonding do JASTech cung cấp, COP do Finetech cung cấp.

    Màn hình OLED gập mới sẽ nhỏ hơn màn hình Galaxy Fold và được cung cấp không chỉ cho Samsung mà cả các hãng sản xuất điện thoại khác. Màn hình được bảo vệ bởi vật liệu PI trong suốt cung cấp bởi Dongwoo Fine-Chem, công ty con của Sumitomo Chemical.

    6/1/2020

    Ngày 6/1, Jas Tech công bố đã với Samsung Display Vietnam Co., Ltd hợp đồng cung cấp thiết bị sản xuất màn hình trị giá 12 tỷ won (239 tỷ VND). Hợp đồng được thực hiện từ 3/1 đến 31/5/2020

    .

     

  • Sản phẩm

    Silicon cách điện trung thế

    Silicon trung thế dạng mỡ

    Silicon trung thế dạng mỡ có tác dụng cách điện bảo vệ chống thấm nước trong điều kiện môi trưởng ẩm ướt.