Thị trường khí công nghiệp tại Việt Nam phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 6-7%, quy mô thị trường năm 2018 vào khoảng từ 2500-3400 tỷ đồng.
Nhiều nhà sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malyasia và Singapore đang đầu tư dây chuyền sản xuất vào Việt Nam cũng như các tập đoàn nhà nước sản xuất thép, dầu khí, phân hoá học thúc đẩy nhu cầu sử dụng khí công nghiệp. Thêm vào đó là một số lĩnh vực mới như linh kiện điện tử, thiết bị điện gia dụng, dược phẩm, thức ăn. Chụp cộng hưởng từ tại các bệnh viện cũng sử dụng khí như ni tơ, argon, các bon dioxit và helium. Sản xuất còn tập trung sâu vào các nhà máy quy mô trung bình cũng yêu cầu lượng lớn khí, vật liệu hàn ....
Khi được phỏng vấn về khó khăn trong kinh doanh khí công nghiệp tại Việt Nam, các doanh nghiệp đều trả lời:
- Sự giải thích về pháp luật và quy định an toàn khí tuỳ thuộc nhân viên chính phủ và thời điểm.
- Bình chứa khí áp suất cao không được đánh dầu bằng màu theo loại khí.
- Không có phương pháp về bảo trì.
Các khó khăn tương tự xuất hiện với việc cấp phép. Các xe chở khí công nghiệp áp suất cao không được đi qua các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Việc tắc nghẽn giao thông thương xuyên cũng cản trở phát triển khí công nghiệp.
Các công ty cung cấp khí công nghiệp lớn nhất gồm: Vietnam Japan Gas (VJG) (liên doanh giữa Taiyo Nippon Sanso và Tomoe Shokai), Air Water Vietnam, Iwatani Vietnam, Tomoe Vietnam, Messer, Air Liquide và Linde. Trong đó VJG và Messer chiếm phần lớn thị trường.
Khí công nghiệp có khách hàng lớn ổn định cho lĩnh vực sản xuất sắt thép, điện táng, và công nghiệp hoá chất. Các khách hàng sử dụng chính gồm: Hoa Phat, Pomina, TISCO, thép POSCO và Vina Kyoei, Nghi Son, ASP, LSP, Long Sơn. Hoà Phát chuẩn bị thêm lò cao mới tại miền Trung, còn ASP sẽ mở rộng dây chuyền sản xuất.
Nhu cầu khí argon và các bon đioxit cũng tăng trưởng đều. Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sử dụng rất nhiều khí argon. Tuy nhiên việc gia tăng các quy định về an toàn môi trường dẫn đến sự hạn chế sử dụng chất khí này.
Khí CO2 lỏng được các nhà máy sản xuất phân bón sử dụng chủ yếu. Nhu cầu tăng cao nhưng khi nguồn phân bón nhập khẩu gia tăng thì nhu cầu khí CO2 cho sản xuất bị chậm lại. Do công nghiệp hoá dầu chưa phát triển nên nguồn cung khí Co2 và Hydro tại Việt Nam rất hạn chế, chỉ có ở một số nhà máy lớn.