ARINC

  • Đầu nối MIL-C-17, MIL-STD-1553

    Đầu nối chuẩnMIL-STD-1553B dùng cho cáp chịu nhiệt độ cao M17/176-00002 Twinax và đầu nốiTRB dùng cho bus dữ liệu.

  • Hàng không sử dụng RFID dò tìm hành ký <

    Hãng hàng không Pháp AirFrance và nhân viên cảng hàng không bắt đầu áp dụng RFID trong công tác quản lý hành lý tại sân bay Charles de Gaulle (CDG) từ năm 2020. Dự án đang được triển khai tại nhà ga và hệ thống phân loại hành lý. Khoảng 8 triệu túi hành lý sẽ được gắn thẻ RFID để theo dõi sau khi gửi từ năm 2020. Mục tiêu làm giảm thời gian chờ, chuyển trung gian cho hành khác.

    AirFrance không phải là hãng đầu tiên sử dụng RFID cho dò tìm hành lý. Trước đó Delta Air Lines đã đầu tư sử dụng RFID cho dò tìm hành lý từ năm 2016. Khoản đầu tư đó đã chứng tỏ đươc hiệu quả: hành lý không bị chuyển nhầm và thất lạc, hành khách hài lòng hơn với dịch vụ, chi phí bồi thường do chậm và muộn giảm mạnh. 

    Hiệu quả đầu tư của Delta dẫn đến việc năm 2018, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association IATA) đã đưa ra khuyến nghị IATA Resolution 753 mục tiêu 80% hành lý sẽ sử dụng thẻ RFID đến năm 2020. Tại đại hội thường niêm IATA 2019 đã nhất trí quan điểm này từ tất cả các thành viên.

    IATA đưa ra danh sách 74 sân bay cần áp dụng công nghệ RFID để thẻ RFID hành lý có thể sử dụng trên toàn cầu. Rất may mắn là việc này chỉ yêu cầu nâng cấp hệ thống phân loại hành lý mà không cần phải thay mới. IATA lưu ý thẻ RFID làm tăng 10-20% độ chính xác cho hệ thống phân loại hành lý.

    Danh sách 18 đối tác chiến lược triển khai RFID dò tìm hành lý của IATA: ARINC (Rockwell Collin), Avery Dennison, SITA, Toyo Kanetsu Toyo Kanetsu Solutions K.K., Vanguard ID Systems, Zafire, Amadeus IT Group SA, Brock Solutions Inc,... 

     

  • Rockwell Collins triển khai thành công giải pháp quản lý xuất nhập cảnh ARINC Border Management tại Việt Nam

    HãngRockwell Collins đã triển khai giải pháp quản lý xuất nhập cảnh ARINC Border Management  tại tất cả sân bay quốc tế tại Việt Nam, mang lại kết quả đáng chú ý. Việc sàng lọc trước thông tinhành khách làm cải thiện 90 phần trăm thời gian xử lý xuất nhập cảnh, cải thiện 80 phần trăm chất lượng của dữ liệu so với cách làm thủ công trước đây.

    Theohợp đồng đã ký với Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam vào đầu năm, Giải pháp Quản lý xuất nhập cảnh (Rockwell Collins ARINC Border Management Solution) cung cấp phân tích và diễn giải thông tin hành khách (Advance Passenger Information - API), theo dõi hệ thống, xử lý sự cố và đào tạo. Giải pháp quản lý xuất nhập cảnh cho phép cơ quan chính phủ, nhân viên sân bay xem xét các thông tin hành khách trước khi máy bay hạ cánh, tối ưu hóa hiệu suất lưu lượng hành khách, cũng như tăng cường an ninh và kiểm soát xuất nhập cảnh.

    "Ngoàichúng tôi, các hãng hàng không của Việt Nam đã phản ứng tích cực về tính dễ dàng sử dụng của hệ thống và sự hỗ trợ của Rockwell Collins trong việc triển khai  hỗ trợ", ông Nguyễn Đình Dũng, nhân viên xuất nhập cảnh phụ trách nói.

    Việc thực hiện giải pháp quản lý xuất nhập cảnh ARINC theo Nghị định 27 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 09 Tháng Tư năm 2011, trong đó quy định tất cả các máy bay thương mại hoặc cá nhân đến vào Việt Nam phải cung cấp trước thông tinhành khách và phi hành đoàn đến các cơ quan chức năng Việt Nam. Ở cấp độ ngành, các tổ chức như Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), và Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã phát triển các tiêu chuẩn và hướng dẫn toàn cầu để tạo điều kiện trao đổi dữ liệu hành khách giữa hãng hàng không vàchính phủ.

    "Với sự gia tăng lưu lượng hành khách vào Việt Nam cũng như các mối đe dọa an ninh toàn cầu, nhu cầu cấp thiết với cơ quan chính phủ phải đầu tư vào công nghệ để tăng cường an ninh. Giải pháp quản lý xuất nhập cảnh ARINC rất năng độngcó thể được sửa đổi và thích nghi để phù hợp với nhu cầu của chúng tôi. Chúng tôi được hưởng từ việc cải thiện khả năng chống lại các mối đe dọa, khả năng tập trung nguồn lực vào mối nguy cơ lớn nhất, cũng như sử dụng được các công nghệ hiện có." Ông Dũng nói.

    Các quốc gia châu Á đã triển khai giải pháp quản lý xuất nhập cảnh ARINC bao gồmHàn Quốc, Đài Loan, Maldives, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Sản phẩm

Tủ nguồn giao thông thông minh

Tủ nguồn giao thông UPS nạp và theo dõi ắc quy ngoài 12V sau đó phát điện áp ra 24 hoặc 48 V. Thiết bị có hai nguồn cấp khi nguồn cấp từ điện lưới và ắc quy khi mất điện sẽ tự đông chuyển nguồnphát điện từ ắc quy. Bộ cảm biến cảnh báo nhiệt độ bên ngoài sẽ báo ngừng nạp khi nhiệt độ ắc quy cao, giúp bảo vệ và kéo dài tuổi thọ ắc quy.  Trạng thái hoạt động của thiết bị và ắc quy được thể hiện bằng đèn cảnh bảo LED giúp việc bảo dưỡng dễ dàng. Thiết bị thiết kế có nhiệt độ làm việc 80 độ C, ngoài trời dành cho môi trường khắc nghiệt.