thành phố thông minh

  • Chuẩn bị ký kết một loạt thỏa thuận đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc

    Trong chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc  5/12 sắp tới trong khuôn khổ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc theo lời mời của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, hai bên sẽ tiến hành ký kết một loạt các thỏa thuận về đầu tư hợp tác trong lĩnh vực thành phố thông minh, công nghiệp ô tô, sản xuất đất hiếm, năng lượng tái tạo.

  • Daewoo E&C đầu tư vào thành phố thông minh và khu công nghiệp

    Ngày 15/12 Trong chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Daewoo E&C đã ký hai bản ghi nhớ hợp tác phát triển thành phố thông minh và khu liên hợp công nghiệp tại Việt Nam.

  • Daewoo E&C khởi công khu phức hợp B3CC1 Star Lake

    Daewoo E&C ngày 28/10 thông báo đã khởi công khu phức hợp B3CC1 Star Lake Tây Hồ Tây, Hà Nội. Khu phức hợp có diện tích ​​211,462㎡ có 3 tầng hầm và tòa nhà 35 tầng, trị giá đầu tư 500 triệu đô la.

  • Diễn đàn cấp cao về phát triển đô thị thông minh và hội nghị thường niên mạng lưới đô thị thông minh ASEAN năm 2020

    8 – 11/7/2020 | Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội

    ĐÔ THỊ THÔNG MINH
    HƯỚNG TỚI CỘNG ĐỒNG, BẢN SẮC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
    VÌ MỘT ASEAN GẮN KẾT VÀ CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG

    Là một trong những sự kiện được mong đợi nhất năm trong khu vực về Đô thị thông minh, Diễn đàn cấp cao về phát triển đô thị thông minh và Hội nghị thường niên Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN năm 2020 dự kiến sẽ là nơi quy tụ của hơn 3000 đại biểu cấp cao đến từ các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương, các nhà hoạch định chính sách, phát triển đô thị, các chuyên gia tư vấn chiến lược – công nghệ và cộng đồng doanh nghiệp trong ASEAN và quốc tế. Sự kiện là một cơ hội đặc biệt để các đơn vị cung cấp giải pháp tìm hiểu về những mối quan tâm hàng đầu của các lãnh đạo thành phố hiện nay, từ đó đề xuất, giới thiệu các công nghệ tiên tiến và thiết lập những mối quan hệ hợp tác PPP/B2B đầy ý nghĩa.

  • Frost & Sullivan - Công ty nước áp dụng lưới điện thông minh

    Trong khi các quốc gia đã phát triển châu Á Thái Bình Dương hoàn thiện việc số hoá hệ thống vận hành cấp nước và áp dụng hệ thống nước thông minh, các quốc gia đang phát triển đang tập trung vào việc xây dựng hạ tầng cấp nước an toàn và ổn định với nước uống và nước thải. Thị trường hạ tầng nước đô thị dự kiến sẽ tăng mạnh với các khoản đầu tư vào việc thay thế hệ thống ống đãn nước cũ, mở rộng hệ thống ống dẫn nước mới, xử lý nước, cải  tạo chất lượng nước, thu gom nước mưa, chống động đất. 

    "Số hoá hạ tầng nước là việc áp dụng phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo chuyển đổi vận hành cho phép vận hành chính xác, theo dõi thời gian thực, quản lý chất lượng hạ tầng. Việc số hoá không chỉ làm giảm thời gian gián đoạn cấp nước mà còn bảo vệ hạ tầng cung cấp, tiết kiệm năng lượng vận hành". Melvin Leong, Giám Đốc, Energy & Environment, Asia-Pacific tại Frost & Sullivan nói.

    Báo cáo của Frost & Sullivan, "Cơ hội công nghệ trong thị trường nước đô thị Châu Á Thái Bình Dương  2019- Advanced Opportunities in the Urban Water Infrastructure Market in APAC, 2019" đề cập đến công nghệ cấp nước, xử lý nước, hệ thống ống dẫn, thu gom nước mưa, và hạ tầng cấp nước tại hộ gia đình. Báo giá đề cập đến khu vực Châu Đại Dương (Úc và New Zealand), Đông Á (Nhật Bản và Hàn Quốc), Ấn Độ và Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam).

    "Với việc đẩy mạnh xây dựng các thành phố thông minh tại châu Á Thái Bình Dương, cơ hội phát triển hạ tầng tiên tiến sẽ rất nhiều" Leong nói thêm. "Các quốc gia đã phát triển như Nhât Bản, Hàn Quốc, Singpore, Úc đã có kinh nghiệm trong việc đầu tư vào tự động hoá, thu thập và phân tích dữ liệu, đo thông minh, đồng thời các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang đầu tư công nghệ này vào các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á".

    Việc đổi mới công nghệ cấp nước sẽ làm tăng trưởng chi tiêu trong các lĩnh vực:

    Tích hợp công nghệ thông tin vào quản lý hạ tầng nước giảm chi phí vận hành và thất thoát nước, hợp lý hoá hoạt động vận hành và bảo dưỡng, cải thiện dữ liệu.

    Cảm biến đo thông minh cho phép báo cáo chính xác và so sánh.

    Cơ hội đầu tư tài chính hoặc cho thuê công nghệ tiên tiến hoặc máy móc giá trị cao.

    Thông tin về quy trình và thủ tục cần thiết cho việc đấu thầu.

    Toàn văn báo cáo  http://frost.ly/3zw 

     

  • Hàn Quốc lập Trung tâm Hợp tác Thành phố thông minh tại Việt Nam

    Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc hơp tác cùng KIND (Cơ quan hợp tác phát triển hạ tầng và đô thị nước ngoài Hàn Quốc), KOTRA (Văn phòng xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc) để xuất khẩu giải pháp thành phố thông minh của các công ty nội địa Hàn Quốc đến Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Trung tâm hợp tác sẽ đặt tại văn phòng KOTRA tại các nước, với nhiệm vụ:

    Thu thập thông tin cơ hội hợp tác dự án thành phố thông minh.

    Tổ chức các buổi hội thảo

    Hợp tác theo chương trình "K-City Network"

    Thiết lập sổ tay hướng dẫn thành phố thông minh tại mỗi địa phương

    Trung tâm sẽ thu thập thông tin dự án tại các nước, cung cấp hỗ trợ cho công ty Hàn Quốc từ khâu đặt hàng dự án, đấu thầu, hỗ trợ sau bán hàng.

    6/1/2021. Đại học Anyang hỗ trợ Quảng Nam xây dựng thành phố thông minh

    Công nghệ thành phố thông minh của Đại học Anyang tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc đã được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc lựa chọn để xây dựng thành phố thông minh tại Quảng Nam. Đây là dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các tỉnh miền Trung Việt Nam.

  • HEJICO GBIS hợp tác thành phố thông minh Hải Phòng

    Công ty Cổ phần công nghiệp điện Hải Phòng (HEJICO) và GBIS  (Hàn Quốc) đã ký thỏa thuận hợp tác thành phố Hải Phòng. Theo thỏa thuận này, HEJCO sẽ mua thiết bị IoT chiếu sáng thông minh nội thất Gibori từ GBIS.

    Gibori là giải pháp quản lý chiếu sáng thông minh hiệu năng cao nội thất, đã được triển khai ở 2500 địa điểm trên thế giới.

  • Hội thảo APCC 2019 thúc đẩy công nghệ cho thành phố thông minh <

    Hội thảo lần thứ 25 Châu Á Thái Bình Dương về Viễn thông ( Asia-Pacific Conference on Communications  - APCC) sẽ diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 2019. Chủ đề hội thảo năm nay là “Thúc đẩy công nghệ cho Thành phố Thông minh”. Ngoài các phần trình bày về kỹ thuật hội thảo còn có trao đổi kinh nghiệm triển khai thực tế và toạ đàm.

    APCC 2019 được hỗ trợ bởi tổ chức tiêu chuẩn quốc tế IEEE COMSOC. Các báo cáo kỹ thuật sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế này.

    Được thành lập từ năm 1993, APPC là diễn đàn cho nhà nghiên cứu và kỹ sư trong vùng châu Á Thái Bình Dương trình diễn công nghệ tiên tiến về công nghệ viễn thông và dịch vụ, là cầu nối kết nối với công nghệ thế giới.

  • Hyundai E&C và Bitexco hợp tác thành phố thông minh Hà Nam

    Ngày 29/8/2022 Giám đốc Điều hành Hyundai E&C Yoon Young-joon và Chủ tịch Bitexco Vũ Quang Hội đã ký bản ghi nhớ "Phát triển thành phố thông minh Hà Nam". Tại dự án này Hyundai E&C sẽ xây dựng khu đô thị diện tích 1524 héc ta khu công nghiệp công nghệ cao bao gồm khu nghiên cứu, văn phòng, khu thương mại, trung tâm logistic thông minh.

  • LoRaWAN mở rộng phủ sóng bằng relay

    Liên minh LoRaWAN thông báo mở rộng lớp liên kết (LoRaWAN link-layer standard) cho phép sử dụng bộ phát lại (relay) cho phép kết nối với các thiết bị nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh.

  • Marubeni hợp tác Amata phát triển khu công nghiệp Quảng Ninh

    Ngày 6/4, Marubeni Coporration tuyên bố đã ký hợp đồng đại lý bán hàng với tập đoàn Amata giai đoạn 1 - dự án Amata City Halong Project tại Quảng Ninh, Việt Nam. Dự án rộng 5800 héc ta bao gồm khu công nghiệp và thành phố thông minh giáp ven vịnh Hạ Long. Đây là lần đầu tiên hai tập đoàn hợp tác với nhau phát triển khu công nghiệp, thúc đẩy các công ty châu Á đặc biệt là Nhật Bản đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

    Tập đoàn Amata thành lập năm 1989 hoạt động tại Việt Nam và Thái Lan. Tập đoàn có 1400 khách hàng là nhà sản xuất hoạt động trong khu công nghiệp. Vị trí dự án nằm gần cảng nước sâu Lạch Huyện, thủ đô Hà Nội, sân bay Vân Đồn và sân bay Cát Bi.

    Tổng quan: Amata City Halong Project (giai đoạn 1)

    Tên: Amata City Halong (first phase)

    Địa chỉ: Song Khoai Industrial Park, Song Khoai Commune, Quang Yen Town, Quang Ninh Province, Vietnam.

    Diện tích: 714 héc ta.

    Ngày 8/4, Marubeni và Tokyo Gas đã ký thoả thuận giai đoạn 1 Khu công nghiệp Quảng Ninh, bao gồm cảng nhập khí LNG và nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh công suất 1,500 MW trị giá 1,92 tỷ đô la.

     

  • Nhật Bản lên kế hoạch dùng mạng 5G kết nối đèn tín hiệu giao thông

    Chính phủ Nhật Bản đã cho phép 3 nhà cung cấp dịch vụ di động chính triển khai mạng 5G cho hệ thống đèn tín hiệu giao thông, nhằm giảm chi phí vận hành và tận dụng hạ tầng mạng tốc độ siêu nhanh cho hệ thống đèn tín hiệu giao thông dày đặc khắp đất nước.

    Nhật Bản có khoảng 200.000 đèn tín hiệu giao thông được vận hành bởi cơ quan Chính phủ trong cả nước. Nhân viên chính phủ sử dụng hệ thống mạng để điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho hệ thống giao thông thông minh, xe tự lái, trường hợp khẩn cấp như thiên tai... Việc thử nghiệm thiết bị 5G tại trạm điều khiển tín hiệu giao thông được tiến hành từ đầu năm 2020 đến tháng 3 năm 2021, và triển khai đồng loạt trong cả nước vào năm 2023.

    Mạng 5G hoạt động ở tần số 28 GHz, tốc độ cao nhưng vùng phủ sóng ngắn hơn do đó cần phải phải tăng số trạm phát sóng. Hệ thống cảm biến tại cột tín hiệu giao thông sẽ kết nối theo kiểu mạng “mesh” có dự phòng, có xác thực và mã hoá. Hệ thống tự động chuyển đổi giữa mạng 5G và mạng băng rộng khi một kết nối gặp sự cố. Nhà cung cấp dịch vụ di động, cảnh sát, nhân viên chính phủ sẽ vận hành mạng “mesh” riêng ảo độc lập trên hạ tầng mạng “mesh” chung.

    Chính phủ cho biết sử dụng mạng 5G sẽ giảm chi phí vận hành. Ngoài ra cụm đèn tín hiệu giao thông còn dùng phát triển dịch vụ an ninh khác cho dân cư. Khi gặp trường hợp khẩn cấp người dân có thể chìa căn cước ra để nhận dạng trước điểm tín hiệu giao thông để yêu cầu trợ giúp khẩn cấp hoặc kết nối với người thân trong gia đình.

  • Shinhan, Hancom hợp tác ứng dụng cho thành phố thông minh

    Shinhan Card và Hancom đã kí hợp tác phát triển các ứng dụng ngân hàng cho thành phố thông minh, dự kiến triển khai tại khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. 

    Shinhan Bank và Hancom cùng hợp tác phát triển ứng dụng nhận dạng giọng nói sử dụng trí tuệ nhân tạo AI áp dụng cho các phương tiện vận chuyển, giao thông thông minh. Hai công ty nói họ thấy hiệu quả của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo cho hệ thống chat tự động (chat bot) tư vấn dịch vụ tài chính sử dụng tại ngân hàng Shinhan Bank. Cả hai cũng phát triển hệ thống nhận dạng giọng nói cho các dịch vụ ngân hàng tự động số. Đây là hoạt động thúc đẩy trong chiến lược hướng tới thành phố thông minh của cả hai Công ty.

    Shinhan Bank là ngân hàng Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam. Hancom là công ty phát triển ứng dụng soạn thảo văn bản tiếng Hàn Quốc.  

  • Smart City Asia 2025

    Triển lãm Quốc Tế Thành phố Thông Minh lần thứ 04 (Smart City Asia 2025) là sự kiện chuyên ngành trong lĩnh vực Công nghệ, Giải pháp thành phố thông minh tại Việt Nam được bảo trợ bởi Bộ Thông Tin và Truyền Thông.

    Smart City Asia 2025 – Smart and Sustainable
    Thời gian: 07 - 09/05/2025 
    Địa Điểm: Sảnh A-B, Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC, Q7).

  • ST Engineering mua công nghệ chống nhiễu SATCOM

    Singapore Technologies Engineering Ltd (ST Engineering) ngày 16/9 thông báo công ty con của hãng iDirect Government, LLC (iDirectGov) đã mua lại 100% cổ phần Glowlink Communications Technology, Inc (Glowlink). 

    Có trụ sở tại Mountain View, CA, Hoa Kỳ, Glowlink cung cấp các giải pháp sáng tạo giúp giảm thiểu nhiễu sóng vệ tinh và cải thiện chất lượng thông tin vệ tinh (satcom). Các giải pháp quản lý mạng vệ tinh của hãng có thể phát hiện và loại bỏ các nhiễu tín hiệu vệ tinh trong không gian vệ tinh ngày càng dày đặc. Nhiều vệ tinh được phóng lên trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu kết nối tăng mạnh phục vụ các thành phố thông minh, sẽ làm gia tăng đáng kể nhu cầu về khả năng chống nhiễu. Các sản phẩm của Glowlink, theo dõi sóng mang và phổ, phát hiện và giảm thiểu nhiễu, định vị và lập kế hoạch dung lượng băng thông sẽ bổ sung giải pháp quản lý hiệu quả băng thông, mở rộng và bảo mật liên lạc vệ tinh của iDirect.  

    Can nhiễu tần số trong thông tin liên lạc vệ tinh xuất hiện ngày càng nhiều trong quân sự và thương mại. Thuật toán loại can nhiễu tín hiệu liên lạc vệ tinh (Communication Signal Interference Removal (CSIR™) của Glowlink cho phép các ly theo thời gian thực và loại can nhiễu tín hiệu vệ tinh. Nó là giải pháp hiệu quả và mạnh mẽ không yêu cầu thêm băng thông so với công nghệ đang dùng, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí trong khi loại bỏ các can nhiễu.

    Việc mua lại này tăng cường khả năng cạnh tranh của ST trong thị trường liên lạc vệ tinh đáp ứng cho các hệ thống thông tin liên lạc tình huống khẩn cấp, quân sự trong sự phát triển sử dụng các trạm vệ tinh cỡ nhỏ VSAT và 5G. Đây là bước tiếp theo sau việc hãng ST mua lại công ty NewTec Group NV.

  • ST Engineering mua Newtec

    Singapore Technologies Engineering (ST Engineering), công ty mẹ của Công ty cung cấp thiết bị liên lạc vệ tinh hàng hải satcom iDirect, đã đưa ra đề nghị mua lại công ty đối thủ Bỉ Newtec trong một thỏa thuận trị giá 250 triệu euro.

    Công ty Mỹ iDirect là nhà cung cấp chính thông tin liên lạc hàng hải cho tàu thuyền qua dịch vụ VSAT, sử dụng các công nghệ vệ tinh như Inmarsat, Intelsat, SES, Telenor, cũng như các dịch vụ như Marlink và Speedcast. Newtec là công ty Bỉ mới gia nhập thị trường qua việc hợp tác với hãng Panasonic qua việc sản xuất các sản phẩm thông tin liên lạc băng rộng hàng hải cung cấp cho các công ty cung cấp dịch vụ như Network Innovations tích hợp dịch vụ VSAT.

    Newtec là công ty đầu tiên đưa ra dịch vụ liên lạc vệ tinh over-the-air với vệ tinh quỹ đạo tầm thấp LEO cho các công ty như OneWeb, SpaceX cung cấp các dịch vụ hứa hẹn trong tương lai với kế hoạch tham vọng phóng 5000 vệ tinh lên quỹ đạo. Hãng đưa ra dịch vụ vệ tinh tốc độ siêu cao, thiết bị đầu cuối vệ tinh giá rẻ cho khách hàng, công nghệ nén băng tần đứng đầu.

    ST Engineering cho biết mua lại sẽ hỗ trợ tăng trưởng của công ty trong việc cung cấp thiết bị internet đầu cuối liền mạch và giám sát từ xa cho hàng hải và phương tiện chuyển động. Với tăng cường tốc độ satcom, ST Engineering có khả năng đưa dịch vụ satcom các lĩnh vực như thành phố thông minh. Các sản phẩm của công ty hỗ trợ IP sẽ giúp triển khai: kết nối 5G satcom cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, kết nối IoT và M2M cho hàng triệu thiết bị và cảm biến phục vụ giám sát, thu thập dữ liệu và phân tích Big Data, kết nối và theo dõi từ xa cho thiết bị chuyển động như ô tô và tàu thuyền. Việc mua lại dự kiến sẽ hoàn thành cuối quý 2/2019.

  • Sumitomo hợp tác 5 đối tác Nhật Bản xây dựng Thành phố thông minh Hà Nội

    Sumitomo công bố 5 đối tác Nhật Bản cùng tham gia dự án Thành phố thông minh tại xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh Hà Nội. Các đối tác sẽ cùng mang cơ sở hạ tầng tiên tiến, công nghệ và kiến thức giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông đô thị để khởi công dự án vào năm 2021. Các đối tác bao gồm NEC, Tepco Power Grid -- công ty truyền tải thuộc Tokyo Electric Power Co. Holdings,  NTT Communications, Mitsubishi Heavy Industries Engineering và công ty quảng cáo Hakuhodo.

    Theo dự kiến Tepco Power Grid và Mitsubishi Heavy Industries Engineering sẽ xây dựng hạ tâng cung cấp điện. NTT Communications và NEC sẽ cung cấp kết nối vạn vật (Internet of things) và công nghệ an ninh như nhận dạng khuôn mặt. Hakuhodo sẽ cung cấp các dịch vụ cho dân cư. 

    Dự án Thành phố thông minh do BRG và Sumitomo phát triển rộng 270 hecta tại Đông Anh Hà Nội với vốn đâu tư 4.29 tỷ đô la. Sumitomo và BRG sẽ vận hành thành phố trong 50 năm. Các bên trong liên danh đang thương thảo để thành lập công ty hoạt động vào cuối năm nay.   

    13/12/2020. Chính phủ Nhật dành 2.4 tỷ đô la hỗ trợ xuất khẩu thành phố thông minh

    Ngày 13/12, Chính phủ Nhật tuyên bố hỗ trợ các công ty Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu thành phồ thông minh sang Châu Á. Khoản hỗ trợ tài chính 250 tỷ yên (2.4 tỷ đô la Mỹ) sẽ được đầu tư dưới dạng cho vay qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JBIC. Khoản vay này sẽ hỗ trợ 26 dự án thành phố thông minh tại 10 quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam có 2 dự án thành phố thông minh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

     

  • Trilliant và Saigon Hi-Tech Park ký hợp đồng thành phố thông minh
    Trilliant và Saigon Hi-Tech Park ký hợp đồng thành phố thông minh VT Techlogy

    Trilliant, hãng cung cấp giải pháp IoT và truyền thông năng lượng thông minh, đã ký hợp đồng với Saigon Hi-Tech Park (SHTP) để triển khai dự án thành phố thông minh đầu tiên.

    Trilliant sẽ lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng LED, cùng với hệ thống điều khiển và quản lý thành phố thông minh. Hệ thống chiếu sáng sẽ kết nối với hệ thống đo đếm điện AMI của Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh, để tạo ra các ứng dụng cho thành phố thông minh. Việc kết nối hệ thống chiếu sáng vào hệ thống đo đếm điện sẽ mở ra nhiều giải pháp sáng tạo cho thành phố thông minh, cho phép SHTP tăng hiệu quả, tăng lợi nhuận, hoạt động ổn định và an toàn hơn cho người dùng, thu hút thêm người dùng và doanh nghiệp mới.

    Theo Navigant Research, cảm biến và các công nghệ khác đang được bổ sung vào mạng lưới chiếu sáng đường phố thông minh, cung cấp thêm các dịch vụ mới của thành phố, bao gồm các ứng dụng giám sát an ninh, giám sát chất lượng không khí, sạc cho xe điện EV, giao thông thông minh và bãi đậu xe thông minh.

    "Mạng lưới chiếu sáng thông minh SHTP sẽ làm nền tảng cho các ứng dụng thành phố thông minh khác, làm tiết kiệm năng lượng và công bảo dưỡng". Bryan Spear, Giám đốc điều hành châu Á Thái Bình Dương Trilliant nói.

    Hợp đồng là bước tiếp theo trong giải pháp truyền thông thông minh của Trilliant tại Đông Nam Á. 5 tháng trước Trilliant đã ký hợp đồng với Tổng Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh triển khai thí điểm mạng đo đếm điện năng AMI tại khu vực SHTP, bước cơ bản cho EVN triển khai lưới điện thông minh để tăng cường hiệu quả, độ tin cậy và giá thành hợp lý cung cấp điện năng cho khách hàng.

     

  • Việt Nam - Singapore học tập kinh nghiệm thành phố thông minh
    Việt Nam - Singapore học tập kinh nghiệm thành phố thông minh VT Techlogy

    Ngày 14/8, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Vĩnh Tuyên, đã gặp Chủ tịch Doanh nghiệp Singapore, ông Peter Ong, để trao đổi học hỏi kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh của Singapore. Với tư cách Chủ tịch ASEAN 2018, Singapore đang thúc đẩy phát triển và sáng tạo trong các nước ASEAN, trong đó có dự án "Mạng lưới Thành phố Thông minh ASEAN - ASEAN Smart Cities Network", mà Việt Nam có tham gia. Dự án "Thành phố Thông minh "là phần bổ sung cho dự án "Quy định thương mại điện tử" và "Cơ sở hạ tầng công nghệ cho an ninh mạng". Chính phủ Việt Nam đã quyết định Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng tham gia dự án "Thành phố thông minh ASEAN". Ba thành phố này là một phần của mạng lưới 26 thành phố sẽ tham gia vào "Mạng lưới Thành phố Thông minh ASEAN".

    TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng là các thành phố phát triển nhanh nhất của quốc gia. Giống như bất kỳ thành phố đang phát triển nào, các thành phố này sẽ phải đối mặt với các vấn đề của đô thị hóa như ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và dân số. Các vấn đề này sẽ mất nhiều năm để khắc phục. Tuy nhiên,  với công nghệ,  kinh nghiệm chuyên môn và các khoản tiền mà đầu tư sẽ cho phép sự chuyển đổi liền mạch thành thành phố đẳng cấp thế giới.

    Thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị xây dựng tích hợp Trung tâm Ứng phó Khẩn cấp. Trung tâm sẽ được trang bị các công nghệ tiên tiến như hệ thống camera giám sát, hệ thống thông tin địa lý (GIS, CAD). Còn tại Đà Nẵng, thành phố chuẩn bị xây dựng Trung tâm Điều khiển Giao thông Thông minh, sử dụng camera giám sát giao thông CCTV và bản đồ số GIS. Hà Nội sẽ có nhiều công nghệ mới nhất. Các dự án bao gồm: Trung tâm Điều hành Thông minh (Intelligent Operations Centre), Giao thông Thông minh và Du lịch thông minh (Intelligent Transportation and Smart Tourism). Trong hệ thống Giao thông Thông minh, lưu lượng giao thông được kiểm soát và quản lý theo các nền tảng Chính phủ Điện tử Tự phục vụ của Singapore. Dự án Du lịch thông minh sẽ cung cấp Cửa hàng dừng chân Đa dịch vụ cho  các đoàn khách du lịch đến Việt Nam. Khách du lịch có thể truy cập tất cả thông tin về thành phố trong quá trình thăm quan.