Tin tức

Tin thị trường

Việt Nam đầu tư 811 triệu USD để cải thiện truyền tải điện

Số tiền này được đầu tư cho hơn 100 dự án bắt đầu từ năm nay. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia dự kiến đưa vào vận hành 54 đường dây 110kv-500kv và xây dựng mới 50 dự án tương tự để mở rộng mạng lưới truyền tải phía Băc.

Công ty sẽ van vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Điều này sẽ gây áp lực cho chính phủ về tín dụng.

Tổng công suất phát điện năm nay dự kiến đạt 133 tỉ kW, tăng 11% so với năm 2012. Thêm vào đó là 3.7 tỉ kW nhập từ Trung Quốc.

Công ty quốc phòng Nga đặt văn phòng tại Nha Trang

Công ty cổ phần NPO Avrora chuyên hệ thống điều khiển tự động và chỉ huy tác chiến của tàu chiến và tàu ngầm vừa chính thức khai trương văn phòng đại diện ở Nha Trang, Kh́anh Hòa.

 

Website của công ty có trụ sở tại St Petersburg nói Avrora đã nhận được giấy phép mở văn phòng đại diện hôm 17/12/2012.

Lễ khai trương văn phòng diễn ra hôm thứ Tư 13/3 với sự có mặt của Chuẩn Đô đốc, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân Nguyễn Văn Kiệm, báo Tiền Phong cho biết.

Báo này cũng nói Avrora đã có một số dự án hợp tác với hải quân Việt Nam "về việc cung cấp trang thiết bị kỹ thuật, nhất là hệ thống mô phỏng huấn luyện".

 

Trong khi đó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng được dẫn lời nói ông mong muốn Avrora "sẽ tham gia đầu tư xây dựng căn cứ dịch vụ tàu chiến của Việt Nam, đang được triển khai xây dựng tại vịnh Cam Ranh".

 

Cam Ranh cách Nha Trang chừng 40 km, là nơi Liên Xô, sau đó là Nga, có căn cứ hải quân thời kỳ Chiến tranh lạnh.

 

Nga quay lại Cam Ranh?

 

Có bình luận rằng với những diễn biến gần đây, mới nhất là chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và chuyến thăm hiện giờ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đi Nga, hai nước đang nhanh chóng xích lại gần nhau trong lĩnh vực quốc phòng.

 

Nga đã và đang là nhà cung cấp vũ khí, trang thiết bị hàng đầu cho Việt Nam.

 

Moscow đang giúp Hà Nội chuẩn bị thành lập cơ sở tàu ngầm đầu tiên, đặt tại Vịnh Cam Ranh.

 

Tuy nhiên Việt Nam vẫn bác bỏ rằng sẽ cho Nga quay lại vùng vịnh mang tính chiến lược lớn này.

 

Nga rút hết quân khỏi Cam Ranh năm 2002, sau đó Việt Nam tuyên bố sẽ không cho quân đội nước ngoài vào đồn trú tại Cam Ranh.

 

Công ty Avrora (Rạng Đông) chuyên thiết kế, sản xuất và cung cấp các hệ thống điều khiển tự động và hệ thống chỉ huy tác chiến cho tàu chiến và tàu ngầm các loại khác nhau.

 

Công ty này cũng sản xuất các module điều khiển cho tàu chiến và tàu ngầm.

 

Nga đã cam kết đào tạo thủy thủ đoàn cho hạm đội tàu ngầm của Việt Nam, với nhiều quân nhân Việt Nam đang tu nghiệp ở St Petersburg.

 

Ngoài Nha Trang, Avrora có văn phòng ở Mumbai, cũng là căn cứ hải quân chủ lực của Ấn Độ.

Ngân hàng Nga cho vay tiền xây nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam

VTB Bank, ngân hàng nhà nước của Nga, sẵn sàng cho tập đoàn năng lượng hạt nhân dân sự Rostom vay 1 tỷ đôla để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.

Ông Valery Lukyanenko, một thành viên hội đồng quản trị của VTB, cho biết ngân hàng lớn thứ hai ở Nga này sẵn sàng hỗ trợ và giải ngân 1 tỷ đôla cho Rosenergoatom, công ty con của Rosatom, tham gia quá trình xây dựng ở Việt Nam.

Tập đoàn năng lượng Rosatom của Nga giành hợp đồng xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hồi năm 2010.

Tin cho hay, giá thành xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận tại miền nam Việt Nam ước tính lên tới 10 tỷ đôla.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hồi tháng 11 năm 2012 nói rằng Moscow sẽ dùng tiền nhà nước để cho vay xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Được biết, công tác xây dựng nhà máy sẽ được khởi công vào cuối năm 2014.

Việt Nam dự kiến sẽ hoàn tất nhà máy điện hạt nhân đầu tiên hợp tác với Nga vào năm 2020.

Chính quyền đất nước Đông Nam Á này cũng dự kiến xây dựng một nhà máy điện hạt nhân thứ hai với Nhật Bản.

Tokyo cũng đã cam kết cho Hà Nội vay tiền để xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Nhu cầu năng lượng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng cao trong nhiều thập kỷ tới, dẫn tới quyết định xây nhà máy hạt nhân của chính phủ.

Nhưng dự án này cũng vấp phải nhiều chỉ trích của những người phản đối, nhất là trong bối cảnh xảy ra thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần năm 2011.

Bộ Ngoại giao Việt Nam từng cho biết ‘sẽ hợp tác chặt chẽ’ với Nhật Bản để ‘có phương án tốt nhất cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân’.

Ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, từng nhận định rằng những gì xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản, là ‘nghiêm trọng’, nhưng không vì thế mà Hà Nội thay đổi quyết định hợp tác hạt nhân với Tokyo.

Nguồn: Ria Novosti, The Voice of Russia