Tin tức

Tin thị trường

Số lượng thiết bị điều khiển không dây cho nhà thông minh trên toàn thế giới sẽ vượt 36 triệu chiếc vào năm 2020

Công nghệ không dây cuối cùng đã bước vào thị trường thiết bị điều khiển tòa nhà. Trong khi tự động hóa và điều khiển tòa nhà đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ, mạng không dây cho phép kiểm soát chi tiết tòa nhà mà không gây khó khăn thiết kế và đưa vào hoạt động trên hệ thống cáp truyền thống. Theo báo cáo nghiên cứu Navigant, các thiết bị điều khiển không dây cho các hệ thống tự động hóa tòa nhà sẽ vượt quá 36 triệu đơn vị vào năm 2020.

"Trong các hình thức điều khiển không dây đã được sử dụng trong ít nhất một thập kỷ qua, tiêu chuẩn ZigBee và EnOcean chiếm thị phần lớn", Bob Gohn, giám đốc nghiên cứu cao cấp Navigant nói. "Mặc dù không dây sẽ không thay thế các điều khiển có dây truyền thống, nó sẽ là công cụ cần thiết, đặc biệt cho các dự án trang bị thêm."

Sau nhiều năm sử dụng, tiêu chuẩn mở như ZigBee và EnOcean đã thay thế cho các tiêu chuẩn độc quyền, đảm bảo khả năng tương tác thiết bị,  dễ dàng cài đặt và hoạt động. Các sản phẩm ZigBee EnOcean sẽ chiếm một nửa thị trường thiết bị điều khiển không dây vào năm 2020, nghiên cứu kết luận.

Báo cáo, "Hệ thống điều khiển không dây cho tòa nhà thông minh", cung cấp trạng thái thiết bị điều khiển các tòa nhà thương mại không dây trên toàn cầu hiện nay cung cấp dự báo đến năm 2020. Bao gồm phân tích thị trường và dự báo cho HVAC, chiếu sáng, an toàn phòng cháy chữa cháy kiểm soát an ninh và truy cập, báo cáo bao gồm sự phát triển dựa trên các chuẩn công nghệ không dây, chi tiết thúc đẩy và rào cản với từng thị trường. Dự báo được phân chia theo khu vực công nghệ, bao gồm hồ sơ của hơn 20 hãng thuộc ngành công nghiệp, bao gồm nhà sản xuất thiết bị và tích hợp.

Năm 2020: 100% hộ được xem truyền hình số

Đến năm 2015, đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ tới 60% dân cư.

Đến năm 2020, đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ tới 80% dân cư. Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị triển khai đề án Số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, được bộ Thông tin và truyền thông tổ chức sáng ngày 26.3.

Theo bộ Thông tin và truyền thông, hiện có gần 50% số hộ xem truyền hình phát sóng tương tự mặt đất (analog), bởi thế, việc số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất sẽ giúp có những chương trình chất lượng cao hơn, phát trên chuẩn HD, 3D phục vụ người dân. Ngoài ra, việc quy hoạch lại sẽ giúp các nhà đài sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số vô tuyến điện; sắp xếp hệ thống các đài truyền hình cả nước theo hướng chuyên nghiệp hoá, tức là nhà đài tập trung vào sản xuất chương trình, còn việc truyền dẫn phát sóng giao cho các doanh nghiệp.

Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 nhằm mục tiêu chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng.

Theo quy hoạch, Việt Nam có 5 – 6 doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất; trong đó có 2 – 3 doanh nghiệp truyền dẫn toàn quốc, còn lại là truyền dẫn khu vực. Hiện Việt Nam đã có ba đơn vị khai thác dịch vụ truyền dẫn phát sóng trên toàn quốc là: VTV, VTC và AVG. Theo lộ trình số hoá truyền hình, các tỉnh sẽ kết thúc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog) để hoàn toàn chuyển sang truyền hình số mặt đất.

Cụ thể, giai đoạn 1, áp dụng tại năm thành phố gồm: Hà Nội (cũ), TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (trước ngày 31.12.2015). Giai đoạn 2, gồm: Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang (trước ngày 31.12.2016).

Giai đoạn 3, gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (trước ngày 31.12.2018). Giai đoạn 4 gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Kon Tum, Gia Lai, Dăk Lăk, Dăk Nông (trước ngày 31.12.2020).

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho biết tuỳ điều kiện của mình, các địa phương có thể tiến hành việc số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất sớm hơn so với quy hoạch.

Thiên Lam

Liên danh KEPCO, Marubeni thắng thầu nhà máy điện $ 2,3 tỷ đô la

Công ty điện lực Hàn Quốc (KEPCO) tập đoàn thương mại Nhật Bản Marubeni Corp đã giành được một hợp đồng trị giá 2,3 tỷ USD để xây dựng và vận hành nhà máy điện chạy bằng than đá ở Việt Nam.

Liên doanh được sự bảo đảm tài chính từ Korea Eximbank Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, và hợp đồng xây dựng nhà máy do Doosan Heavy Industries & Construction đảm nhận. KEPCO dự kiến doanh thu 15 tỷ đô la Mỹ sau hơn 25 năm kể từ khi nhà máy bắt đầu hoạt động vào năm 2018.