Thông tin trong bài này được trích từ báo cáo “Tình hình phát triển điện gió và khả năng cung ứng tài chính cho các dự án ở Việt Nam” do Phan Thanh Tùng, Vũ Chi Mai và Angelika Wasielke, thuộc Dự án Năng lượng Gió GIZ thực hiện. Nội dung được trích là các chương 2, mục 3.4 của chương 3. Hình vẽ, bảng biểu, phụ lục…mời tải báo cáo đầy đủ ở cuối bài.
The content of this article is quoted from the report “Status of wind power development and financing of these projects in Vietnam” contributed by Phan Thanh Tung, Vu Chi Mai and Angelika Wasielke, from the GIZ Wind Energy Project in Vietnam. Main content includes Chapter 2, Section 3.4 from Chapter 3. All tables, graphs, and annexes are available in the full version of the report. Download link can be found at the bottom of this page.
1. Tình hình phát triển điện gió trong nước
Trước những thách thức về tình trạng thiếu điện và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu trong những năm tiếp theo thì kế hoạch phát triển “điện xanh” từ các nguồn năng lượng tái tạo là một giải pháp khả thi nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã xác định rõ các mục tiêu trong định hướng phát triển dạng “điện xanh” này. Trong đó, năng lượng gió được xem như là một lĩnh vực trọng tâm, do Việt Nam được xem là nước có giàu tiềm năng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra cái nhìn về tình hình phát triển điện gió hiện nay và các khả năng cung ứng tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước cho phát triển điện gió ở Việt Nam.
1.1. Tiềm năng năng lượng gió
Một số nghiên cứu đánh giá cho thấy Việt Nam có tiềm năng gió để phát triển các dự án điện gió với quy mô lớn là rất khả thi.
Bản đồ tiềm năng gió của Ngân hàng Thế giới (Worldbank, 2001) được xây dựng cho bốn nước trong khu vực Đông Nam Á (gồm: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, và Thái Lan) dựa trên phương pháp mô phỏng bằng mô hình số trị khí quyển. Theo kết quả từ bản đồ năng lượng gió này, tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 65 m của Việt Nam là lớn nhất so với các nước khác trong khu vực, với tiềm năng năng lượng gió lý thuyết lên đến 513.360 MW. Những khu vực được hứa hẹn có tiềm năng lớn trên toàn lãnh thổ là khu vực ven biển và cao nguyên miền nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tuy nhiên, các kết quả mô phỏng này được đánh giá là khá khác biệt so với kết quả tính toán dựa trên số liệu quan trắc của EVN, sự khác biệt này có thể là do sai số tính toán mô phỏng.
Năm 2007, EVN cũng đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tiềm năng gió, xác định các vùng thích hợp cho phát triển điện gió trên toàn lãnh thổ với công suất kỹ thuật 1.785 MW9. Trong đó miền Trung Bộ được xem là có tiềm năng gió lớn nhất cả nước với khoảng 880 MW tập trung ở hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định, tiếp đến vùng có tiềm năng thứ hai là miền Nam Trung Bộ với công suất khoảng 855 MW, tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Ngoài ra, Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới (2010) đã tiến hành cập nhật thêm số liệu quan trắc (đo gió ở 3 điểm) vào bản đồ tiềm năng gió ở độ cao 80 m cho Việt Nam. Kết quả cho thấy tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 80 m so với bề mặt đất là trên 2.400 MW (tốc độ gió trung bình năm trên 7 m/s).
Cho đến nay chưa có một nghiên cứu đánh giá tiềm năng gió cho riêng Việt Nam một cách sâu rộng do thiếu số liệu quan trắc phục vụ phát triển điện gió. Gần đây, trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Công thương (MoIT) và Dự án Năng lượng Gió GIZ (Hợp tác Phát triển Đức GIZ) (gọi tắt, Dự án Năng lượng Gió GIZ/MoIT), một chương trình đo gió tại 10 điểm trên độ cao 80m đang được tiến hành tại các tỉnh cao nguyên và duyên hải Trung Bộ (đo ở 3 độ cao 80, 60, và 40 m so với bề mặt đất). Áp dụng các tiêu chuẩn IEC 61400-12 trong suốt quá trình đo gió, Dự án này được mong đợi sẽ cung cấp dữ liệu gió có tính đại diện cho các vùng có tiềm năng gió của Việt Nam để phục vụ cho phát triển điện gió trong thời gian tới. Ngoài ra, các báo cáo về quy trình và tiêu chuẩn lắp đặt cột đo gió cũng đang được hoàn thiện và sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà phát triển điện gió nói chung.
1.2. Các dự án điện gió hiện nay
Cho đến nay, có khoảng 48 dự án điện gió đã đăng ký trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (xem Bảng A2,trong phần phụ lục), tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ, với tổng công suất đăng ký gần 5.000 MW, quy mô công suất của các dự án từ 6 MW đến 250 MW. Tuy nhiên, hiện nay do suất đầu tư của dự án điện gió vẫn còn khá cao, trong khi giá mua điện gió là khá thấp 1.614 đồng/ kWh (tương đương khoảng 7,8 UScents/ kWh) theo Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg12, cao hơn 310 đồng/ kWh so với mức giá điện bình quân hiện nay là 1.304 đồng/ kWh, được xem là chưa hấp dẫn các nhà đầu tư điện gió trong và ngoài nước. Do vậy, cho đến nay mới chỉ duy nhất một dự án điện gió ở Xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là hoàn thiện giai đoạn 1 (dự kiến nâng tổng công suất lên 120 MW trong giai đoạn 2 từ 2011 đến 2015), với công suất lắp đặt 30 MW (20 tuabin gió x 1,5 MW mỗi tua bin).
Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Việt Nam (Vietnam Renewable Energy Joint Stock Company – REVN)13. Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 1.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 75 triệu USD), các thiết bị tuabin gió sử dụng của Công ty Fuhrlaender Đức. Dự án chính thức được nối lên lưới điện quốc gia vào tháng 3 năm 2011. Theo nguồn tin nội bộ, sản lượng điện gió năm 2011 đạt khoảng 79.000 MWh.
Trên đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, dự án điện gió lai tạo với máy phát điện diesel (wind-diesel hybrid system), của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), có tổng công suất là 9 MW (gồm 3 tuabin gió x 2 MW mỗi tuabin + 6 máy phát diesel x 0,5 MW mỗi máy phát) đã lắp đặt xong và đang trong giai đoạn nối lưới. Các tuabin gió sử dụng của hãng Vestas, Đan Mạch. Giá bán điện đang đề xuất thông qua hợp đồng mua bán điện với giá 13 US cents/kWh. GIá mua điện này được đánh giá là hấp dẫn do đặc thù dự án ở ngoài đảo. Tương tự, một dự án điện gió ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Công ty EAB CHLB Đức làm chủ đầu tư, giá bán điện thoả thuận là 25 UScents/ kWh. Dự án đang chuẩn bị tiến hành xây dựng.
Tại tỉnh Bạc Liêu, vùng đồng bằng Sông Cửu Long một dự án điện gió khác thuộc công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Công Lý cũng đang trong giai đoạn lắp đặt các tuabin gió (1 tuabin gió đã được lắp đặt) với công suất 16 MW trong giai đoạn đầu (10 tuabin gió x 1.6 MW mỗi tuabin của hãng GE Mỹ).
Dự kiến trong giai đoạn 2 của dự án công suất sẽ nâng lên 120 MW (từ năm 2012 đến đầu năm 2014). Ngoài ra, các dự án khác đang trong các giai đoạn tiến độ khác nhau của dự án và danh sách các dự án điện gió đang vận hành và đăng ký ở Việt Nam xem trong Bảng A2 (Phụ lục).
1.3. Các nhà cung cấp thiết bị điện gió ở Việt Nam
Thị trường cung cấp tuabin gió ở Việt Nam: ngoài một số các nhà cung cấp đã góp mặt trong các dự án như Fuhrlaender (CHLB Đức), Vestas (Đan Mạch), và GE (Mỹ), còn có các nhà cung cấp khác cũng đang thể hiện sự quan tâm đến thị trường Việt Nam như Gamesa (Tây Ban Nha), Nordex (CHLB Đức), IMPSA (Agentina), Sany, Shanghai Electric và GoldWind (Trung Quốc)…
Một tín hiệu đáng mừng cho thị trường điện gió Việt Nam, đó là sự góp mặt của một số nhà máy sản xuất tuabin gió và cột cho tuabin gió (wind tower) như:
- Tập đoàn GE Mỹ có nhà máy sản xuất máy phát cho tuabin gió đặt tại khu công nghiệp Nomura, thành phố Hải Phòng (vốn đầu tư lên tới 61 triệu USD);
- Công ty Fuhrlaender Đức cũng đang dự định xây dựng nhà máy sản xuất tuabin gió ở Bình Thuận (vốn đầu tư là 25 triệu USD);
- Công ty TNHH CS Wind Tower14 (100% vốn đầu tư của Hàn Quốc) ở khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đang sản xuất và xuất khẩu tháp gió.
- Công ty TNHH Công nghiệp Nặng VINA HALLA15 (100% vốn đầu tư của Hàn Quốc) ở khu công nghiệp Mỹ Xuân B1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Năng lực sản xuất hàng năm của công ty là khoảng 400 tháp gió và được xuất khẩu đi các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Bỉ, Brazil, Hoa Kỳ, cung cấp cho các dự án ở Hàn Quốc, Ả Rập Saudi, Ai Cập, Indonesia, Philippines, Hoa Kỳ, và Việt Nam;
- Công ty TNHH một thành viên tháp UBI16 (UBI Tower Sole Membe Co., Ltd.; 100% vốn của Việt Nam) đặt ở xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Năng lực sản xuất hàng năm của công ty là 300 cột tháp và được xuất khẩu ra các thị trường Đức (15 cột tháp năm 2011), Ấn Độ (35 cột tháp năm 2010 và 125 cột tháp năm 2011) và các nước khác.
2. Khả năng cung ứng tài chính cho các dự án điện gió ở Việt Nam
Một nghiên cứu của Dự án Năng lượng Gió GIZ/MoIT do Viện Năng lượng thực hiện tính toán các phương án suất đầu tư cơ sở cho một dự án điện gió dựa trên các thông số đầu vào cơ bản (như quy mô dự án là 30 MW, vận tốc gió trung bình 7 m/s, vốn sở hữu 30% và vốn vay 70% với mức lãi suất vay 10%, mức giá cho phát thải khí CO2 là xấp xỉ 01 US cent/ kWh, etc) và công nghệ của từng nước. Kết quả cho thấy, đối với các công nghệ của Mỹ và Châu Âu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn IEC (International Electrotechnical Commission, Hội đồng Kỹ thuật Điện Quốc tế) chi phí đầu tư ước tính khoảng 2.250 USD/ kW với giá điện bình quân quy dẫn (levelized cost) là khoảng 10,68 US cents/ kWh. Trong khi đó, đối với công nghệ Trung Quốc thì suất đầu tư là 1.700 USD/ kW với giá điện bình quân quy dẫn là khoảng 8,6 US cents/ kWh. Tính toán này với thời gian hoàn vốn của dự án được giả thiết khoảng 20 năm và thời gian khấu hao thiết bị là 12 năm. Như vậy, trường hợp các nhà đầu tư bán được quyền phát thải thêm 01 US cent/ kWh, cộng với mức giá 7,8 US cents/ kWh thì tổng giá thành điện gió là 8,8 UScents/ kWh24. Với giá thành điện gió của các công nghệ trên thì việc lựa chọn công nghệ nào với giá thành điện gió hiện này là 8,8 US cents/ kWh vẫn còn là một câu hỏi lớn. Trong suất đầu tư cho một dự án điện gió, giá thành của tuabin chiếm khoảng 70 – 80%, còn lại là các chi phí khác như xây dựng móng, bảo trì và làm mới đường vận chuyển, lắp đặt cột và tuabin, thiết lập hệ thống điện nội bộ và đấu nối điện, thuê tư vấn và một số các chi phí phụ khác (Bảng A6, Phụ lục)25.
Một nghiên cứu đề xuất gần đây cho rằng, Nhà nước vẫn nên hỗ trợ điện gió thông qua Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam, nhưng thay vì dựa vào ngân sách nhà nước thì sẽ thu trực tiếp từ khách hàng sử dụng điện thông qua hoá đơn của các công ty điện (một hình thức được sử dụng rộng rãi ở các nước). Nghiên cứu này đưa ra mức trợ giá của Nhà nước từ 1 – 4 UScents/ kWh thì tương ứng mỗi hộ sẽ trả thêm vào hoá đơn điện hàng tháng là 1.666 – 6.666 đồng/ tháng, dựa theo tổng công suất điện gió được đề ra trong Quy hoạch Điện VII là 1,000 MW vào năm 2020 (Thuy TK, 2011).
Mặc dù còn những trở ngại trong cơ chế giá điện gió hiện nay cùng với những chính sách hỗ trợ thuận lợi khác thì phần nào đó cũng hé mở ra cánh cửa cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước sau một thời gian dài chờ đợi. Ngoài ra, phần nào đó cũng có tính khả thi về mặt tài chính khi mà các dự án điện gió vay vốn từ các ngân hàng. Đối với một dự án điện gió có quy mô công suất khoảng 50-100 MW thì khoản vay sẽ là khoảng 80-160 triệu USD, điều này có nghĩa là gần bằng vốn điều lệ (3,000 tỷ VNĐ, tương đương khoảng 150 triệu USD) của hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay27.
Gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế hoạt động ngày càng nhiều ở Việt Nam, có thể kể đến như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Quỹ Dragon Capital và một số ngân hàng khác. Như vậy, đây được coi là một nguồn tài chính quan trọng cho các dự án năng lượng tái tạo nói chung và dự án điện gió nói riêng. Một tính toán cho thấy với lãi suất khoảng 3-5% thì dự án mới có tính khả thi (Dung NH, 2011). Tuy nhiên, từ trước tới nay mới chỉ có dự án điện của EVN nhận được khoản vay từ các ngân hàng này.
2.1. Tổ chức tài chính quốc tế
Ngân hàng Thế giới (WorldBank – WB) đã cấp khoản tín dụng cho Dự án Phát triển Năng lượng Tái tạo (Renewable Energy Development Project – REDP) trong khoảng thời gian 2009-2014. Dự án sẽ cung cấp một khoản tín dụng tương đương 201.2 triệu đô thông qua các ngân hàng trong nước như: ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam – BIDV), ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Công thương (Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam – Vietcombank), ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín (Sai Gon Thuong tin Bank – Sacombank), ngân hàng TMCP Á châu (Asia Commercial Bank – ACB), và ngân hàng TMCP Kỹ thương (Vietnam Technological and Commercial Joint-stock Bank – Techcombank) để cho các nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo vay lại. Chỉ có các dự án năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt không quá 30 MW với 100% điện được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo được xem xét vay vốn. Mức vay tối đa không vượt quá 80% giá trị khoản vay từ ngân hàng thương mại tham gia cho nhà đầu tư và thời gian vay là tối thiểu 12 năm, thời gian ân/gia hạn không quá 3 năm29. Thời gian vay vốn được thực hiện từ năm 2010 lượng tái tạo.Khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 4 triệu USD trích từ Quỹ Phát triển Bắc Âu, cùng với 600.000 USD vốn đối ứng từ chính phủ các nước Campuchia, Lào và Việt Nam.31 Cho đến nay, ADB chưa cung cấp tài chính cho một dự án điện gió nào ở Việt Nam. Theo thông tin gần đây, ADB đang dự định dành 2 triệu USD để hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực điện gió ở bốn nước bao gồm: Việt Nam, Mông Cổ, Phi-líp-pin, và Sri-lan-ca.
Ngân hàng Tái thiết Đức KfW (CHLB Đức) đã có một số chương trình cung cấp tài chính, kể đến như chương trình hoạt động bảo vệ khí hậu và môi trường (IKLU). Một dự án thuộc chương trình IKLU ở Việt Nam là nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ (thuỷ điện có công suất dưới 30 MW được xem một dạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam) và hiệu suất năng lượng. Trong đó giai đoạn đầu tập trung đến nhà máy thuỷ điện có công suất dưới 20 MW với một khoản vay ưu đãi đặc biệt lên đến 50 triệu USD và sau khi đã có những thành công bước đầu, chương trình mở rộng đến các dạng năng lượng tái tạo khác. Đã có thoả thuận của chính phủ Đức thông qua KfW hỗ trợ khoản cho vay 35 triệu đô cho dự án phong điện Thuận Bình, thuộc EVN. Liệu dự án có được vay hay không phụ thuộc vào kết quả đánh giá từ phía KfW.
Quỹ Dragon Capital là một tập đoàn đầu tư hoạt động khá lâu trong thị trường tài chính của Việt Nam. Quỹ này mới thành lập Quỹ Phát triển Sạch Mekong Bhahmaputra (2010) đầu từ vào lĩnh vực năng lượng sạch, chương trình tiết kiệm năng lượng và xử lý môi trường với số vốn giai đoạn đầu là 45 triệu USD (khoảng 100 triệu USD trong giai đoạn tiếp theo). Quỹ có thể cung cấp khoản tài chính khoảng 7 triệu USD.
2.2. Tổ chức tài chính trong nước
Mặc dù số lượng các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là khá nhiều, nhưng do vốn điều lệ của các ngân hàng (Chính phủ quy định vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng, khoảng 150 triệu USD) là chưa có khả năng cung ứng cho các dự án vay tiền (ví dụ, với dự án điện gió có công suất 50-100 MW, thì khoản vay sẽ là khoảng 80-160 triệu USD). Do vậy, các chương trình của các ngân hàng thương mại chủ yếu là đồng cung cấp tài chính hoặc cung cấp một khoản tín dụng nhất định cho các dự án, sự góp mặt của các ngân hàng như đã đề cập trong Dự án phát triển năng lượng tái tạo (REDP) của WB.
Ngân hàng phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank – VDB) có nhiều chương trình tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo, cho vay đầu tư phát triển trung và dài hạn, hoặc cho vay lại các khoản vốn ODA của chính phủ, của các ngân hàng quốc tế hợp tác. Là một ngân hàng nhà nước có số vốn điều lệ lên tới 10.000 tỷ đồng (khoảng gần 500 triệu USD) và chịu sự giám sát trực tiếp bởi Bộ Tài Chính. Mức vốn cho vay tối đa là 85% tổng vốn đầu tư dự án và thời gian vay tối đa là 20 năm với 5 năm ân hạn.
2.3. Các chương trình tín dụng cho năng lượng tái tạo:
1) VDB đã ký một khoản tín dụng ODA với chính phủ Nhật Bản vào 10/10/2009, với trị giá 40 triệu USD, trong đó 30 triệu USD dành cho các dự án tiết kiệm năng lượng và 10 triệu USD cho các dự án năng lượng tái tạo, và thời gian thực hiện trong 3 năm (2010 – 2013);
2) Gần đây VDB đã ký kết một hợp tác với Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Mỹ (US EXIMBANK) cho khoản tín dụng lên đến 1 tỷ USD cho chương trình phát triển dự án điện gió ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (Mekong River Delta) trong giai đoạn 2011-2015, và US EXIMBANK cam kết bảo lãnh cho VDB để vay từ các ngân hàng quốc tế khác sau đó cho các dự án điện gió vay lại. Dự án điện gió Bạc Liêu, do chủ đầu tư là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Công Lý, là dự án đầu tiên ở khu vực này đã đang được vay nguồn tín dụng ưu đãi của chương trình hợp tác này với một lãi suất ưu đãi 5,4% trên năm. Tuy nhiên, khi tiếp cận với khoản vay này các nhà đầu tư điện gió phải cam kết sẽ sử dụng công nghệ điện gió của Mỹ.
2.4. Triển vọng CDM cho dự án điện gió
Lĩnh vực điện gió có thể phát triển thành các dự án CDM (Clean Development Mechanisim – CDM). Các điều kiện để thẩm định thành dự án CDM được đề cập chi tiết trong nghiên cứu của GIZ/MoIT (2011).
Trong thực tế, dự án điện gió của REVN (công suất 30 MW) là một dự án CDM tiêu biểu ở Việt Nam và dự án đã nhận khoản tài chính nhất định từ việc bán quyền phát thải khí CO2 (khoảng 1 UScent/ kWh).