dầu khí

  • Hyosung Vina Chemical chọn công nghệ của LyondellBasell cho nhà máy nhựa PP

    LyondellBasell thông báo đã ký hợp đồng cung cấp công nghệ Spheripol PP cho nhà máy sản xuất hạt nhựa PP của Hyosung Vina Chemical tại khu công nghiệp Cái Mép, Vũng Tàu. Nhà máy hạt nhựa của Hyosung Vina Chemical được cấp giấy phép đầu tư năm 2018 trị giá 1.2 tỷ đô la, bao gồm hai giai đoạn đầu tư đều gồm có nhà máy sản xuất propane dehydrogenation (PDH) và nhà máy hạt nhựa PP. Giai đoạn 1 đầu tư nhà máy hạt nhựa với công suất 300.000 tấn / năm, giai đoạn 2 nâng gấp đôi công suất nhà máy hạt nhựa và xây dựng nhà máy sản xuất khí PDH. 

    LyondellBasell  cũng thông báo đã ký hợp đồng cung cấp công nghệ Hostalen Advanced Cascade Process cho nhà máy HDPE Sinopec Hainan công suất 300.000 tấn / năm, Spheripol và Spherizone PP cho Advanced Petrochemical tại  rập Xê út. 

    16/5/2021 Hyosung Chemical hoàn thành việc mở rộng trong tháng này

    Dự án mở rộng nhà máy khởi công năm 2016 dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng này. Nhà máy PP (polypropylene) thứ hai tại Việt Nam ( công suất +300.000 tấn), nhà máy khử hydro propan (PDH, +600.000 tấn), kho chứa LPG (240.000 tấn) sẽ được đưa vào vận hành thương mại. Công suất của nhà máy tại Việt Nam sau khi mở rộng sẽ bằng công suất nhà máy tại Hàn Quốc. Năng lực sản xuất của hãng tăng lên gấp đôi và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dự kiến ​​sẽ tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng doanh thu và cải thiện cơ sở vật chấ

    23/5/2022 Hyosung TNC xây nhà máy sản xuất sợi Nylon tại Đồng Nai

    Hyosung TNC, công ty trực thuộc Hyosung Group thông báo sẽ đầu tư 118.27 triệu đô la để xây dựng nhà máy sản xuất sợi Nylon tại Đồng Nai. Nhà máy hoàn thành vào năm 2024, sản phẩm chính là sợi spandex, sợi lốp, nylon... 50% sản phẩm của nhà máy dùng cung cấp cho thị trường Hàn Quốc, bù đắp cho thiếu hụt sản phẩm do vụ cháy nhà máy tại Ulsan.

    15/11/2022 Hyosung Chemical đặt mục tiêu ổn định sản xuất tại nhà máy Việt Nam

    Hyosung Chemical đặt mục tiêu ổn định sản xuất tại nhà máy Việt Nam. Từ khi đưa vào vận hành kể từ tháng 11/2021, mỗi quý nhà máy phải dừng sản xuất 1 tháng để bảo dưỡng, lỗi chủ yếu do sự cố nhà máy khử hydro (dehydrogenation - DH). Nhà máy lại cũng mới phải dừng hoạt động để sửa chữa vào tháng 9, dự kiến đạt 90% công suất vào tháng 11. Sự cố liên tục này làm cho năng lực sản xuất của hãng không đạt được như kỳ vọng, liên tục giảm nhẹ từ 2019 đến 2021. 

    Năm 2018 khi chỉ có nhà máy sản xuất tại Hàn Quốc, năng lực sản xuất của Hyosung là 1.68 nghìn  tỷ won (1.28 tỷ đô la) và hiệu suất đạt 93.5%. Năm 2019 khi nhà máy tại Việt Nam hoàn thành năng lực sản xuất tăng lên 1.79 nghìn tỷ won (1.36 tỷ đô la) nhưng hiệu suất giảm xuống 84.9 %. Năm 2021 sau khi mở rộng nhà máy PP, nhà máy khử hydro và kho chứa LPG, công suất tăng 50% lên 2.698 nghìn tỷ won (2.05 tỷ đô la) nhưng hiệu xuất lại giảm xuống 77.8% năm 2021, nửa đầu năm 2022 hiệu suất chỉ còn 61.7%.

    Hyosung quyết định sẽ vay và phát hành trái phiếu để đầu tư thêm cho dây chuyền tại Việt Nam. Khoản vay từ 14/11 năm nay đến 31/12/2025. 

    31/7/2023 Hyosung Chemical bắt đầu hoạt động ổn định

    Nhà máy hoạt động ổn định sau 2 năm ngừng hoạt động tháng 7/2021 do sự cố khử hydro trong dây chuyền sản xuất PP.

    11/9/2023 Thành lập công ty Hyosung Vina Core Materials Co., Ltd

    Hyosung Advanced Materials quyết định thành lập công ty con Hyosung Vina Core Materials Co., Ltd tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chuyên sản xuất sợi các bon. Công ty con tại Việt Nam sẽ được đầu tư 53.3 tỷ won (hơn 40 triệu đô la) và hoạt động từ 2025. Công ty cũng có kế hoạch gia tăng sản xuất sợi các bon tại Hàn Quốc.

    Việc thành lập công ty nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao sợi các bon toàn cầu. Nhu cầu sợi các bon tăurban air traffic (UAM)ng 17% hàng năm, từ 150.000 tấn / năm (2022) lên 220.000 tấn / năm (2025). Nhu cầu tăng cao chủ yếu cho Máy bay sử dụng trong Đô thị (urban air traffic  - UAM), bồn chứa khí hóa lỏng CNG, bồn chứa áp suất cao Hydrogen, cánh tua bin điện gió...

  • Băng SelfAmalgamating Tape PIB

    Chỉ tiêu kỹ thuật

    Băng self amalgamating tape, Selffusing Insulation Tape

     

  • Băng keo chịu nhiệt chống cháy UL510

    Băng keo điện hạ thế được thiết kế để bọc kín các mối nối điện hạ thế nhằm khôi phục cách điện tại vị trí mối nối và chống ảnh hưởng của môi trường đến mối nối

    Băng keo có cấu trúc dạng một băng dài được cuộn tròn, có một mặt được quét keo và bám dính tốt khi dán

    Vật liệu bằng nhựa PVC và bền với điều kiện thời tiết tại Việt Nam

    Khả năng chịu nhiệt liên tục lên tới 1050C hoặc thấp tới -180C.

    Đạt tiêu chuẩn RoHS

    Tiêu chuẩn: KS T 1028:2009, IEC 60454-3-1

    GOST 16214, GOST 14256

  • Băng keo quấn ống chống ăn mòn

    Băng quấn bằng sợi vải dầu (mỡ), được phủ lớp chống ăn mòn hóa học gốc dầu 2 mặt. Chuyên phủ bảo vệ các hệ thống các đường hàn nối giữa 2 đoạn ống, elbow, fitting, valve Chống nước, muối, axit, kiềm. Bám dính ngay trên các bề mặt bị gỉ sét, ẩm hoặc lạnhChịu nhiệt độ từ -20 độ C đến +90 độ C. Size: 50mm x 10m;.

  • Bảo ôn đường ống

    Bảo ôn đường ống là loại vật liệu hoặc kết hợp vật liệu cách nhiệt bọc xung quanh ống làm chậm dòng nhiệt năng. Bảo ôn làm giảm phần lớn tổn thất năng lượng do đó làm giảm chi phí sử dụng năng lượng. Bảo ôn đường ống phải tuân thủ cấp cách điện cách nhiệt (insulation class), nhiệt độ vận hành, và độ dày trong bản vẽ Sơ đồ Đường ống và Thiết Bị (P&ID).

    Chức năng của bảo ôn đường ống

    Bảo ôn đường ống có ba chức năng chính:

      • Giảm đáng kể sự truyền nhiệt năng đến và đi từ bề mặt đường ống (tránh tổn thất nhiệt năng). Vì vậy bảo ôn đường ống là bảo toàn năng lượng.
      • Chống lại sự hình thành và tụ hơi ẩm trên bề mặt đường ống do ngưng tụ trên mặt lạnh (bảo ôn lạnh).
      • Tránh nhân viên bị thương khi tiếp xúc bề mặt đường ống (bảo vệ cá nhân).
  • Bộ điều khiển RTU2020 Controller

    RTU 2020 Redundant Controller: SC-UCNN11;

    Update to the latest Honeywell's firmware fully compatible with Experion HS Base Software version 511 - Redundant CPU - Redundant Network.

  • Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

    Ngày 8 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ có quyết định1123/QĐ-TTG  bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam-PVN), giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

    Ông Nguyễn Xuân Sơn sinh năm 1962, quê quán Hà Tĩnh.

    Ông Nguyễn Xuân Sơn từng giữ các chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí; Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí; Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương; Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

    Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kinh tế Dầu tại Liên Xô, ông Nguyễn Xuân Sơn đã có nhiều thời gian công tác và cống hiến cho sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam trong những năm qua.
    • Từ tháng 7/1985 đến tháng 10/2001 công tác tại Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsopetro.
    • Từ tháng 10/2001 đến tháng 5/2007 giữ chức vụ Giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
    • Tháng 5/ 2007, giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí  Việt Nam, Phụ trách khu vực Phía Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty PVFC Land.
    • Từ tháng 2/2008 đến tháng 7/2009 giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Sau đó, giữ chức vụ Trưởng Ban Quản lý Dự án Quản lý Khí khu vực Đông Nam Bộ.
  • Các công ty nước ngoài quan tâm đến cổ phần nhà máy lọc dầu Việt Nam

    Nhà máy lọc dầu thô Dung Quất đang chào bán 49% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài để huy động vốn tăng công suất lên hơn một nửa.Ba các công ty nước ngoài, bao gồm Nhật Bản Nippon Oil & Energy Corp, Petroleos de Venezuela và một công ty Hàn Quốc, đã được đàm phán để mua cổ phần.

    "Việc bán 49 phần trăm cổ phần nhằm nâng cao vốn đầu tư, nâng cấp mở rộng năng lực của nhà máy", Giám đốc điều hành Nguyễn Hoài Giang của Binh Son Refining and Petrochemical Co nói."Nhà máy lọc dầu muốn tăng công suất 54% lên 10 triệu tấn, tương đương 200.800 thùng mỗi ngày"."Việc bán cổ phần đã thu hút các nhà đầu tư, nhà máy lọc dầu muốn chọn đối tác càng sớm càng tốt".

    Khi được hỏi liệu SK Energy, công ty lọc dầu thô lớn nhất của Hàn Quốc, hoàn toàn thuộc sở hữu của SK Innovation, có quan tâm cổ phần nhà máy lọc dầu Việt Nam, một phát ngôn viên SK Innovation, Eom Ik-hoon, cho biết: "Chúng tôi đang xem xét chưa cóquyết định."

    Một phát ngôn viên của JX Nippon cho biết công ty đang xem xét đầu tư vào Dung Quất, nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định.

    Nhà máy lọc dầu 6,5 triệu tấn mỗi năm  tỉnh ven biển miền Trung Quảng Ngãi, 880 km (550 dặm) về phía nam của Hà Nội.Mở rộng sẽ nâng cao sản lượng nhà máyđáp ứng 40 đến 45% của nhu cầu trong nước hàng năm cho các sản phẩm dầu, từ 30% hiện nay.

    Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nhà đầu tư duy nhất của nhà máy, có kế hoạch mở rộng Dung Quất từ năm nay đến năm 2017. Kế hoạch mở rộng cuối quý này sẽ hoàn thành.

    Dung Quất bắt đầu hoạt động tháng 5 năm 2010, chế biến dầu thô từ mỏBạch Hổ. Nó đã được mở rộng để sử dụng dầu thô từ nguồn gốc khác, như dầu thô ngọt Malaysia, cho sản xuất.vTháng trước, PV Oil đã ký hợp đồng mua 1,2 triệu thùng dầu thô Brunei từ Brunei Shell Petroleum, để có nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu.

    Nhu cầu trong nước gia tăng cho các sản phẩm dầu, cùng với chính sách của Việt Nam tránh sự phụ thuộc vào nhập khẩu để giúp thu hẹp thâm hụt thương mại khiếnTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam mở rộng Dung Quất dự án thêm hai dự án nhà máy lọc dầu.

    Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã yêu cầu Lọc hóa dầu Bình Sơn đảm bảo mở rộng nhà máy vào năm 2018.
    Công ty kỹ thuật JGC Corp Nhật Bản được vấn cho dự án.

    Mặc dù Dung Quất đã chạy hết công suất, Việt Nam vẫn nhập khẩu 10,65 triệu tấn sản phẩm dầu trong năm 2011, tăng 11,2% so với một năm trước đó quasố liệu thống kê của chính phủ.


  • Cáp gắn sẵn đầu nối Lemo

    Dây quang Lemo SMPTE FUW Male - PUW Female cho các ứng dụng HDTV (tiêu chuẩnSMPTE / ARIB / EBU).

  • Cobham Satcom hợp tác Viasat phát triển trạm thu 1 Tbps Viasat-3

    Hai nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh Cobham và Viasat đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển trạm thu vệ tinh tốc độ 1 Tbps cho vệ tinh Viasat-3.

  • Delta Offshore Energy, GE hợp tác xây dựng nhà máy điện LNG nổi Bạc Liêu Delta Offshore Energy, GE hợp tác xây dựng nhà máy điện LNG nổi Bạc Liêu

    Delta Offshore Energy, GE hợp tác xây dựng nhà máy điện LNG nổi Bạc Liêu VT Techlogy

    Delta Offshore Energy (DOE) và GE đã ký hợp đồng hợp tác xây dựng nhà máy điện LNG nổi Bạc Liêu công suất 3.000 MW. Nhà máy được xây dựng theo hợp đồng xây dựng, sở hữu và vận hành (BOO) dưới dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công ty đã ký biên bản ghi nhớ với Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Bạc Liêu việc xây dựng nhà máy. Dự án này ban đầu được trao cho Công ty Energy Capital Vietnam (ECV).

  • Đèn hàng hải năng lượng mặt trời Đèn hàng hải năng lượng mặt trời

    Solar Power LED Marine Lantern: - Seft contained - UV resistant polycarbonate lens - High Flux Surface Mount LEDs - Light Color: White - Peak Intensity: 445 cd (tiêu chuẩn IALA rating)

  • GS Caltex hợp tác Petrolimex Sài Gòn dịch vụ bảo dưỡng xe

    Ngày 27/9, GS Caltex và Petrolimex Sài Gòn đã kí bản ghi nhớ chia sẻ kinh nghiệm về vận hành trạm xăng. Theo thoả thuận hai bên sẽ chia sẻ kiến thức về công nghệ và dịch vụ vận hành trạm xăng như bơm xăng, bảo dưỡng và rửa xe dự trên kinh nghiệm của GS Caltex tại thị trường Hàn Quốc. Hai bên cũng sẽ phát triển dịch vụ bảo dưỡng xe "autoOasis" theo cơ chế nhượng quyền thương hiệu tại các trạm xăng của Petrolimex Sài Gòn.

    Petrolimex là tập đoàn xăng dầu lớn nhất nước với 5200 trạm xăng tại 64 tỉnh thành trong cả nước. Petrolimex Sài Gòn là đơn vị tiên phong của tập đoàn trong việc áp dụng công nghệ và dịch vụ để vươn lên dẫn đầu thị trường, thay đổi cách nhìn nhận của khách hàng. Năm 2019 Petrolimex Sài Gòn đã khai trương hơn 11 cửa hàng "Tự động hoá bán lẻ xăng dầu" cấp độ bán hàng tự đông mức độ 2, hướng tới làm hài lòng khách hàng. 

     
     
  • Hội thảo công nghệ hạ nguồn International Downstream-Tech Vietnam 2019

    Thời gian: 12-12/11/2019.

    Địa điểm: Sheraton Hanoi Hotel. K5 Nghi Tam, 11 Xuan Dieu Road,  Vietnam. +84 24 3719 9000

    Đơn vị tổ chức: ConnecForce Limited

    Có nhiều thách thức với sản xuất dầu khí hạ nguồn tại Việt Nam. Với lĩnh vực LNG, quốc gia thiếu vốn đầu tư, mạng lưới đường ống, văn bản pháp lý cho cả trung nguồn và hạ nguồn. Việt Nam có kế hoạch đầu tư khoảng 4.3 tỷ đô la cho cảng khí hoá lỏng LNG và nhà máy phát điện đáp ứng sự thiếu hụt điện trong tương lai. Với lĩnh vực lọc hoá dầu, ngay cả khi Tổ hợp Hoá dầu Bình Sơn hoạt động ổn định như vài tháng qua cũng chỉ đáp ứng được 89% nhiên liệu và chỉ đáp ứng được nhu cầu đạm Urê. Việc hoàn thành mở rộng nhà máy đến năm 2025 vẫn là một thách thức.

    Trong lĩnh vực lọc hoá dầu mục tiêu đặt ra là phát triển tổ hợp hoá dầu sử dụng khí gas tự nhiên như mỏ Cá Voi Xanh, tổ hợp hoá dầu miền Nam Long Sơn cũng như nhà máy sản xuất PP Hyosung. Có nhiều lĩnh vực mới chưa được khai thác cả cho nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài như công nghiệp nhựa, tơ sợi...

    Các nhà máy lọc dầu và hoá dầu cũng muốn biết về việc áp dụng công nghệ 4.0, tầm nhìn ngành công nghiệp đến năm 2050, việc triển khai các tổ hợp hoá dầu khổng lồ, công nghệ cracker và xử lý dầu khí, các giải pháp tiên tiến và tiết kiệm để sản xuất nhiên liệu chất lượng cao hơn...

     

  • Huyndai bàn giao tàu chở dầu "tương lai" thứ 6 cho Capital

    Ngày 12/7, Nhà máy Hyundai Vietnam Shipyard Co tại Nha Trang đã tiến hành bàn giao chiếc tàu chở dầu thế hệ "tương lai" thứ sáu "Akrisios" cho hãng vận tải Capital Ship Management Corp, Hy Lạp. Chiếc đầu tiên trong đội tàu này cũng đã được Huyndai Vietnam Shipyard bàn giao vào tháng 1, 2023.

  • Hyosung xây dựng nhà máy sản xuất sợi lốp mới tại Quảng Nam
    Hyosung xây dựng nhà máy sản xuất sợi lốp mới tại Quảng Nam VT Techlogy

    Ngày 5/11, Hyosung Advanced Materials công bố sẽ xây dựng một nhà máy mới sản xuất sợi lốp xe polyester và nylon tại tỉnh Quảng Nam vốn đầu tư 152 triệu USD. Trong năm nay công ty sẽ đầu tư 30 triệu USD.

    Hyosung Advanced Materials là nhà sản xuất sợi lốp xe polyester lớn nhất thế giới với thị phần khoảng 45%. Khi nhà máy mới hoàn thành, Hyosung sẽ có dây chuyền sản xuất tích hợp hoàn chỉnh tại Việt Nam. Hyosung đã đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD vào một nhà máy sản xuất dệt tại Đồng Nai từ năm 2007. Nhà máy này có doanh thu Tổng công ty ở Đồng Nai có doanh thu 1.5 tỷ đô la vào năm ngoái.

    Vào tháng Hai năm nay, trong cuộc gặp giữa chủ tịch tập đoàn Cho với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hyóung bày tỏ sẽ đầu tư 1.3 tỷ đô la xây nhà máy sản suất polypropylene (PP),  một nhà máy lọc nước và bể khí hóa lỏng cho nhà máy PP tại Bà Rịa Vũng Tàu.

  • Hyundai Engineering kí hợp đồng 320 triệu đô la xây dựng tổ hợp hóa dầu Long Sơn

    Công ty Hyundai Engineering Hàn Quốc hôm Chủ nhật vừa tuyên bố đã giành được hợp đồng trị giá 320 triệu đô la Mỹ với tổ hợp hóa dầu Long Sơn.

    Theo hợp đồng công ty sẽ xây dựng hạ tầng cấp nước công nghiệp tại khu liên hợp hóa dầu Long Sơn, cách thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Đông Nam. Nhà thầu sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng như nồi hơi và hệ thống hơi, hệ thống xử lý nước thải,  nước công nghiệp, ngầm hóa và chống ăn mòn đường ống cho tổ hợp hóa dầu Long Sơn. Hợp đồng sẽ hoàn thành trong vòng 47 tháng kể từ ngày khởi công.

    Tiến độ 29/10/2019

    Ngày 29/10/2019 tại Bãi cảng PVC-MS Công ty Huyndai Engineering Co. và nhà thầu phụ PVC MS đã khởi công gói G - Nhà máy tiện ích trung tâm, là một phần gói Gia công chế tạo Ống công nghệ, Gối đỡ ống công nghệ, thuộc dự án Tổ hợp Hoá dầu Miền Nam.

    28/11/2022 Hyundai Engineering hoàn thành gói G Utility

    Hyundai Engineering ngày 26 đã tổ chức lễ khánh thành tổ hợp Điện Utility (gói G) Tổ hợp hóa dầu Long Sơn với sự có mặt của ông Hong Hyun-seong giám đốc điều hành Hyundai Engineering và ông Thammasak Sethaudom, Phó Chủ tịch điều hành SCG.  Gói thầu bao gồm lò hơi, nhà máy xử lý nước công nghiệp hoàn thành sau 41 tháng thi công. 

     
  • JOGMEC, Idemitsu ký hợp đồng thăm dò với PVEP

    Cơ quan Quản lý Quốc gia về Dầu, Khí và Kim loại Nhật Bản (JOGMEC), Idemitsu Kosan Co. đã ký với Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) hợp đồng thăm dò tìm kiếm dầu khí trong vùng biển Việt Nam. Jogmec hy vọng hợp đống ký ngày 4 tháng 2 sẽ thúc đẩy chặt chẽ hơn quan hệ hợp tác hợp tác Việt Nam Nhật Bản. Các điều khoản của hợp đồng đều không được tiết lộ.

    Từ 16/02/2020 đến ngày 23/02/2020, Đoàn công tác của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) do Chủ tịch HĐTV Trần Hồng Nam dẫn đầu đã có chuyến công tác tới Nhật Bản tham dự Chương trình “Xây dựng năng lực dầu mỏ về an ninh năng lượng 2020” do Cơ quan Quản lý Quốc gia về Dầu, Khí và Kim loại Nhật Bản (JOGMEC) tổ chức. Tại các buổi làm việc, PVEP và các đối tác đã chia sẻ cởi mở về định hướng hoạt động trong ngắn hạn và dài hạn cũng như cơ hội hợp tác trong các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam và các nước. Với tư cách các nhà đầu tư lâu năm tại Việt Nam, các đối tác JX NOEX, Idemitsu đã khẳng định kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh các dự án hiện có tại Việt Nam và nỗ lực tìm kiếm, phát triển các dự án mới. Trong khi đó, JOGMEC – đối tác tiềm năng của PVEP không chỉ ở các dự án trong nước mà còn với các dự án quan trọng ở nước ngoài, cũng cho biết luôn sẵn sàng triển khai các hoạt động cũng như tài trợ cho các công ty dầu khí Nhật Bản tiếp tục thực hiện các dự án nghiên cứu thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam.

  • Lọc dầu Dung Quất sử dụng công nghệ Connected Performance Services của Honeywell UOP LLC

    VT Techlogy

     

    ...

    Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đã ký hợp đồng với Công ty Honeywell UOP LLC sử dụng dịch vụ hỗ trợ tương tác dựa trên công nghệ đám mây Connected Performance Service (Dịch vụ Hiệu suất Kết nối - CPC) nhằm giúp nâng cao năng suất, hiệu quả và lợi nhuận của tổ hợp naphtha tại nhà máy lọc dầu Dung Quất BSR.

    Honeywell UOP sẽ triển khai công nghệ độc quyền Connected Performance Service (CPS), là công nghệ đám mấy dựa trên dữ liệu thu thập trong quá trình vận hành tổ hợp với dữ liệu vận hành trong quá khứ của UOP để dự đoán các hoạt động vận hành sẽ xảy ra, tư vấn hành động và giải pháp theo thời gian thực cho nhà máy lọc dầu Dung Quất để tổ hợp vận hành với hiệu suất và độ tin cậy cao nhất.

    Là một phần của giải pháp Internet of Things trong tự động hóa công nghiệp của Honeywell, hệ thống CPS sẽ liên tục theo dõi dữ liệu hoạt động của nhà máy Dung Quất, áp dụng mô hình vận hành UOP và kinh nghiệm thực tế tốt nhất, phân tích big data, và công nghệ trí tuệ nhân tạo machine learning để phát hiện các vấn đề  tiềm ẩn và khẩn cấp, cũng như cách tối ưu hóa hoạt động hiện tại.

    Khi vấn đề phát hiện và phân tích thông qua công cụ dựa trên đám mây CPS, hệ thống sẽ cảnh báo cho nhân viên nhà máy BSR và đưa ra giải pháp vận hành có chuyên gia UOP CPS tương tác cùng giúp đỡ để thực hiện.

    ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của BSR cho biết hệ thống CPS giúp tăng năng suất sản xuất của nhà máy lọc xăng cũng như giảm tiêu thụ năng lượng. 

    Hợp đồng được ký kết sau bản ghi nhớ giữa BSR và UOP vào tháng Tám về việc nâng cao độ tin cậy và hiệu suất dựa trên công nghệ của UOP CCR Platforming và Penex technologies tại nhà máy lọc dầu Dung Quất phù hợp với dự án nâng cấp và mở rộng nhà máy.

     
  • Mở rộng kho chứa LNG Thị Vải giai đoạn 2

    Ngày 29/4/2020 Chi nhánh Tổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty Quản lý dự án Khí đã thông báo mời thầu nâng cấp, mở rộng kho chứa LNG Thị Vải giai đoạn 2. 

    Tên gói thầu: Lập thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư.

    Tên dự án: Mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm.

    Hình thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi quốc tế.

    Giai đoạn 1 dự án liên doanh PTSC và Samsung C&T đã được chọn là nhà thầu EPC cho dự án.

    8/9/2020, Korea Gas Technology Corporation trúng thầu Lập thiết kế cơ sở và Tổng mức đầu tư

    Công ty quản lý dự án Khí đã có quyết định 164/QĐ-DAK công bố Korea Gas Technology Corporation trúng thầu Lập thiết kế cơ sở và Tổng mức đầu tư dự án mở rộng, nâng công suất kho chứa LNG 1 triệu tấn / năm tại Thị Vải lên công suất 3 triệu tấn / năm. Giá trị hợp đồng: 1.619.100 USD (tương đương 37.878.416.700 VND), loại hợp đồng trọn gói, thời gian thực hiện 150 ngày.

     
     
  • Sản phẩm

    Tiêu chuẩn 

    - ASTM D4388-08: Standard Specification for Nonmetallic Semi-Conducting and Electrically Insulating Rubber Tapes - ASTM D4325-13: Standard Test Methods for Nonmetallic Semi-Conducting and Electrically Insulating Rubber Tapes - ASTM D2301-10: Standard Specification for Vinyl Chloride Plastic Pressure- Sensitive Electrical Insulating Tape - ASTM D1000-17: Standard Test Methods for Pressure-Sensitive Adhesive-Coated Tapes Used for Electrical and Electronic Applications