phòng cháy chữa cháy

  • Cấu trúc lại Cục cảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy và Cứu hộ, Cứu nạn

    Ngày 26 tháng 8, Bộ Công an đã tổ chức buổi lễra mắt Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy vàCứu hộ, Cứu nạn.

    Theo Nghị định số 21/2014 /NĐ-CP ngày 25 tháng ba của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, Cục Cảnh sát PCCC và CHCN trước thuộc Tổng cục Cảnh sát Quản lý Hành chính và Trật tự xã hộ, nay sẽ trực tiếp do Bộ Công An quản lý.

    Đại tá Tiến sỹ Đoàn Việt Mạnh giữ chức Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CHCN. Đại tá Đoàn Việt Mạnh nguyên làPhó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC.

  • Châu Âu cấm foam chữa cháy chứa PFAS

    Ủy ban Đánh giá Rủi ro của Cơ quan hóa chất Châu Âu (ECHA) ủng hộ đề xuất cấm hóa chất PFAS trong foam chữa cháy và dự kiến lấy ý kiến để thông qua dự luật vào ngày 15/5 tới.

  • Dupont ra mắt sản phẩm Nomex Xtreme Performance

    Dupont ngày 16/3/2022 đã cho ra mắt dòng sản phẩm Nomex Xtreme Performance dành cho các lực lượng cứu hộ khẩn cấp. Đây là loại vải siêu bảo vệ chống cháy, chịu nhiệt, hóa chất, chịu cắt dành cho các bộ đồ bảo vệ cá nhân thế hệ tiếp theo.

  • Erickson và Sikorsky hợp tác phát triển chữa cháy trực thăng

    Erickson và Sikorsky đã ký thoả thuận hợp tác phát triển hệ thống chữa cháy trực thăng ban đêm thế hệ tiếp theo. Erickson phát triển thế hệ tự động lái điều khiển chữa cháy ban đêm, tích hợp công nghệ Matrix của Sikorsky để số hoá hệ thống chữa cháy ban đêm chưa từng được sử dụng trước đây.

    Với hệ thống bản đồ và điều khiển bay thế hệ tiếp theo được cung cấp từ MATRIX, Erickson sẽ hỗ trợ nhiều hơn cảnh báo cho phi công và phi hành đoàn trong các hoạt động cứu hộ ban ngày cũng như ban đêm. Hiện nay hoạt động chữa cháy ban đêm rất phức tạp và nguy hiểm. Giải pháp mới sẽ cho phép an toàn hơn việc sử dụng kính nhìn đêm, áp dụng tiêu chuẩn an toàn lớn hơn cho phi công mà chưa từng được đưa ra thị trường thương mại.

  • Everdigm phát triển xe chữa cháy sân bay

    Công ty Everdigm thuộc tập đoàn Hyundai Hàn Quốc đã quyết định phát triển mẫu xe chữa cháy sân bay dùng cứu hộ chữa cháy máy bay. Đây là công ty đầu tiên của Hàn Quốc sản xuất loại xe chữa cháy này. Thị trường trên thế giới chủ yếu thuộc về hãng Oshkosh của Hoa Kỳ và Rosenbauer của Áo. 

    Everdigm thiết kế xe đạt tốc độ 80 km/h sau 40 giây, phun 4500 lít nước hoặc foam chữa cháy trong một phút khi đang dịch chuyển. Xe đạt tiêu chuẩn Civil Aviation Organization (ICAO), American Fire Protection Association (NFPA), Federal Aviation Administration (FAA) và dự kiến đưa ra thị trường vào năm 2024. Xe chữa cháy Everdigm đã được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.

  • Phân loại khu vực nguy hiểm (hazardous area classification)

    Chuẩn Điện Quốc gia Hoa Kỳ (National Electrical Code - NEC) xác định khu vực nguy hiểm là nơi"Có nguy cơ cháy nổ docác khí hoặc hơi dễ cháy, chất lỏng dễ cháy, bụi cháy, sợi hoặc hạt bay dễ cháy."

    Các kiểu khu vực nguy hiểm

    Vùng I

    Theo NEC, có ba kiểu khu vực nguy hiểm. Kiểu đầu tiên tạo ra bởi sự hiện diện của các loại khí dễ cháy hoặc hơi trong không khí, như khí gas tự nhiên hoặc hơi xăng. Khi có khí này trong không khí sẽ xuất hiện nguy cơ cháy nổ, sẽ gây nên đám cháy nếunếu một nguồn điện hoặc các nguồn phát lửa xuất hiện. Phân loại vùng nguy hiểm này là vùng I (Class I Hazardous Location). Vùng I nguy hiểm (Class I Hazardous Location) là vùng trong đó có khí hoặc hơi dễ cháy. Các vùng I điển hìnhlà:

    • Nhà máy lọc dầu, kho chứa xăng và khu vực pha chế;
    • Khu vực chưng cất mà có xuất xuất hiện hơi dễ cháy;
    • Khu vực phun sơn;
    • Khu bảo dường máy bay (Aircraft hangars) và khu vực cấp nhiên liệu;
    • Nhà máy điện khí mà quá trình vận hành bao gồm lưu trữ và quản lý khí đốt hóa lỏng hoặc khí tự nhiên.
  • Phân loại và kí hiệu bình chữa cháy

    Bình chữa cháy là thiết bị phổ biến có mặt ở khắp nơi từ tòa nhà chính phủ,  doanh nghiệp đến nhà hàng. Chúng được đặt ở những vị trí dễ thấy nhằm dễ dàng lấy ra sử dụng khi có hỏa hoạn.  Phân loại và ghi kí hiệu trên bình chữa cháy được quy định bởi Hiệp hội  Phòng cháy chữa cháy quốc gia Hoa Kì.

  • Phương pháp chữa cháy trạm biến áp VT Techlogy
    ...

Chữa cháy trạm biến áp

Khi xảy ra cháy tại trạm biến áp thì thiệt hại luôn là nặng nề. Thậm chí thiệt hại do cháy máy biến áp còn gấp nhiều lần chi phí thay thế máy biến áp do gây mất điện cho khách hàng.

Do đó chiến lược phòng tránh là:

1. Giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy máy biến áp.

2. Bảo vệ các nạn nhân, con người và phần còn lại của trạm biến áp có khả năng bị thiệt hại do đám cháy.

3. Duy trì việc cấp điện trong đám cháy, hoặc nếu không thể thì khôi phục việc cấp điện trở lại nhanh nhất sau khi đám cháy.

4. Tránh ô nhiễm môi trường.

  • Quần áo chống hóa chất, chống phóng xạ Hazmat Quần áo xử lý sự cố hóa chất EN 943-2

    Quần áo chống chất nguy hiểm (hazardous materials suit - Hazmat) còn được gọi là bộ đồ khử nhiễm, là quần áo bảo hộ lao động toàn thân chống chất nguy hiểm. Bộ quần áp thường đi kèm với mặt nạ phòng độc ( Mặt nạ sử dụng bình dưỡng khí SCBA) để đảm bảo cung cấp khí thở. Quần áo Hazmat được sử dụng bởi nhân viên cứu hỏa, kỹ thuật viên y tế khẩn cấp, nhân viên y tế, nhà nghiên cứu, nhân viên phản ứng với sự cố tràn độc hại, chuyên gia dọn dẹp ô nhiễm và công nhân trong môi trường độc hại.

  • Tiêu chuẩn NFPA 704

    "NFPA 704: Hệ thống tiêu chuẩn Xác định mức nguy hiểm của vật liệu cho ứng cứu khẩn cấp" một tiêu chuẩn Hiệp hội chống cháy Quốc gia Mỹ (National Fire Protection Association). Phiên bản đầu tiên đưa ra năm 1960, sau đó được sửa đổi nhiều lần và kể từ đó là 'sách gối đầu giường" của nhân viên ứng cứu dùng nhanh chóng xác định mức nguy hiểm của vật liệu. Tiêu chuẩn giúp xác định thiết bị sử dụng, quy trình và lưu ý cho các trường hợp khẩn cấp.

    Mã cảnh báo

    Hình vuông bốn phần bôi màu trong đó màu đỏ khả năng cháy nổ, màu xanh biểu diễn mức độ nguy hiểm sức khỏe, màu vàng cho phản ứng hóa họcmàu trắng cho lưu ý đặc biệt. Với cháy nổ, sức khỏe, phản ứng hóa học đánh giá thang điểm từ 0 (không nguy hiểm) đến 4 (nguy cơ nghiêm trọng). Tiêu chuẩn NFPA 704 phần phần 5, 6, 7 8 về thông số mức nguy hiểm được liệt kê dưới đây. Giá trị số biểu diễn bằng bằng chữ số Ả Rập (1, 2, 3, 4).

  • Sản phẩm

    Tủ nguồn giao thông

    Tủ nguồn giao thông UPS nạp và theo dõi ắc quy ngoài 12V sau đó phát điện áp ra 24 hoặc 48 V. Thiết bị có hai nguồn cấp khi nguồn cấp từ điện lưới và ắc quy khi mất điện sẽ tự đông chuyển nguồnphát điện từ ắc quy. Bộ cảm biến cảnh báo nhiệt độ bên ngoài sẽ báo ngừng nạp khi nhiệt độ ắc quy cao, giúp bảo vệ và kéo dài tuổi thọ ắc quy.  Trạng thái hoạt động của thiết bị và ắc quy được thể hiện bằng đèn cảnh bảo LED giúp việc bảo dưỡng dễ dàng. Thiết bị thiết kế có nhiệt độ làm việc 80 độ C, ngoài trời dành cho môi trường khắc nghiệt.