Tài liệu kỹ thuật

Quần áo chống hóa chất, chống phóng xạ Hazmat

Quần áo chống chất nguy hiểm (hazardous materials suit - Hazmat) còn được gọi là bộ đồ khử nhiễm, là quần áo bảo hộ lao động toàn thân chống chất nguy hiểm. Bộ quần áp thường đi kèm với mặt nạ phòng độc ( Mặt nạ sử dụng bình dưỡng khí SCBA) để đảm bảo cung cấp khí thở. Quần áo Hazmat được sử dụng bởi nhân viên cứu hỏa, kỹ thuật viên y tế khẩn cấp, nhân viên y tế, nhà nghiên cứu, nhân viên phản ứng với sự cố tràn độc hại, chuyên gia dọn dẹp ô nhiễm và công nhân trong môi trường độc hại.

Tính năng

Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ định nghĩa một bộ đồ hazmat là "một trang phục tổng thể bảo vệ con người khỏi các vật liệu hoặc chất độc hại, bao gồm hóa chất, chất sinh học hoặc chất phóng xạ."

Chống hóa chất
Thông qua việc sử dụng vật có khả năng bảo vệ như Teflon, PVC nặng, cao su,  Tyvek.

Chống phóng xạ

thông qua lớp lót che chắn phóng xạ, không tiếp xúc trực tiếp, hít phải bụi hoặc khí phóng xạ.

Chống chất sinh học

thông qua quần áo kín hoàn toàn thường ở áp suất cao để ngăn chặn sự nhiễm bẩn ngay cả khi bộ đồ bị hư hỏng hoặc sử dụng mặt nạ lọc không khí được trang bị đầy đủ mũ trùm và bộ đồ bảo hộ chống nổ (mức độ bảo vệ cấp C).

Chống cháy / Chịu nhiệt độ cao

Sử dụng vạt liệu cách nhiệt và phản xạ tia nhiệt để giảm tác động.

Quần áo Hazmat bao gồm thiết bị không khí dùng bình dưỡng khí  cung cấp không khí sạch, không bị ô nhiễm cho người mặc. Khi sử dụng trong phòng thí nghiệm, không khí sạch được cung cấp thông qua các ống đi kèm. Không khí này được bơm vào bộ đồ ở áp suất cao hơn môi trường xung quanh như biện pháp bảo vệ bổ sung chống lại việc đưa các chất nguy hiểm lọt vào bộ đồ khi bị vỡ hoặc rách.

Làm việc khi mặc quần áo Hazmat là rất vất vả, vì các bộ quần áo có xu hướng ít linh hoạt hơn so với quần áo bảo hộ thông thường. Do đó, việc sử dụng thường được giới hạn trong thời gian dưới 2 giờ, tùy thuộc vào độ khó của công việc. Ví dụ, bộ đồ cấp A (Hoa Kỳ) chỉ cung cấp khí trong khoảng 15-20 phút cho công việc nặng nhọc như cứu hỏa trong tòa nhà.

Mức bảo vệ

Tiêu chuẩn Hoa Kỳ

Quần áo bảo hộ Hazmat được phân loại là mức  A, B, C hoặc D, dựa trên mức độ bảo vệ.

Mức A

Quần áo mức độ bảo vệ cao nhất chống lại hơi, khí, sương mù, và các hạt, bao gồm bộ đồ chống hóa chất với mặt nạ trùm toàn đầu dùng thiết bị thở dùng bình dưỡng khí (SCBA). Nhân viên mang ủng mũi théo bảo vệ ngón chân, găng tay chịu hóa chất. Thiết bị thở được đeo bên trong bộ quần áo. Quần áo được trang bị bộ đàm hai chiều, micro và tai nghe để giám sát hoạt động.

Bộ quần áo dùng trong các trường hợp chống hóa chất gây bị thương mắt, da hoặc phơi nhiễm hệ hô hấp.

Mức B

Tương tự như mức A nhưng quần áo mức B ít bảo vệ da và bên ngoài hơn. Quần áo mức B sử dụng vải chống ​​hóa chất độc hại. Mặt nạ phòng độc lọc khí bên ngoài nên mức B không bảo vệ được khỏi hơi độc.  Bộ đàm hai chiều bên trong hoặc bên ngoài quần áo cho liên lạc, găng tay chống hóa chất và ủng chống hóa chất với mũi thép. Cổ tay, mắt cá chân, mặt nạ, mũ trùm đầu, eo được bảo vệ chống xâm nhập chất lỏng. Mức B được sử dụng trong các trường hợp không cần bảo vệ khỏi khí độc.

Mức C

Bộ quần áo được sử dụng phổ biến nhất, tương tự như mức B nhưng khác ở mức độ bảo vệ hô hấp. Vải sử dụng cho mức C cùng loại vải sử dụng cho mức B. Mức C sử dụng bộ lọc khí bên ngoài chứ không sử dụng thiết bị thở độc lập dùng bình dưỡng khí. Mặt nạ sử dụng nhiều bộ lọc khí mức độ khác nhau. Ủng chống hóa chất với mũi thép. Bộ đàm hai chiều cho liên lạc. Quần áo sử dụng khi biết được hóa chất cần bảo vệ hoặc mức độ bảo vệ.  

Mức D

Quần áo mức D chủ yếu dùng cho công trường xây dựng và không bảo vệ được khỏi hóa chất. Quần áo dùng cho trường hợp không tiếp xúc hóa chất. Bao gồm:

Yếm che.

Kính.

Găng tay.

Châu Âu

Quần áo được chia làm 6 mức bảo vệ:

Loại 1: Bảo vệ chống lại các hóa chất dạng lỏng và khí. Môi trường khí độc đậm đặc. (Tiêu chuẩn EN943-1 ). Tương đương với cấp A tiêu chuẩn Hoa Kỳ.
Loại 2: Bảo vệ chống lại các hóa chất dạng lỏng và khí. Môi trường không khí độc đậm đặc (Tiêu chuẩn EN943-1 ). Tương đương  mức B của Hoa Kỳ
Loại 3: Bảo vệ chống lại hóa chất lỏng trong một thời gian hạn chế. Chất lỏng đậm đặc (pren 1511)
Loại 4: Bảo vệ chống lại hóa chất lỏng trong một thời gian hạn chế. Phun sương đậm đặc (prEN 1512). Tương đương với cấp C.
Loại 5: Bảo vệ chống lại hóa chất lỏng trong một thời gian hạn chế. Chỉ bảo vệ một phần cơ thể (prEN 1513). Tương đương với cấp độ D.
Loại 6: Bảo vệ các bộ phận của cơ thể chống lại hóa chất lỏng (prEN 13034).

Kiểu quần áo

Quần áo Hazmat có hai kiểu chính là chống văng hóa chất (splash protection) và chống khí hơi độc (gastight suits). Quần áo Gastight phù hợp với bảo vệ chống lại khí và hơi đậm đặc.

Bảo vệ khí/ hơi độc

Quần áo bảo vệ mức cao nhất (mức A ở Mỹ)  chống hơi khí độc hại che kín toàn thân bảo vệ tiếp xúc trực tiếp chất hóa học và khí. Được trang bị mặt nạ phòng độc cách ly SCBA (có bình khí thở).

Quần áo kín nhiều lớp, kín khí có van xả cho khí thải ra từ thiết bị khí dùng bình dưỡng khí. Van xả cũng giữ cho áp suất không khí bên trong quần áo cao hơn bên ngoài. Bộ quần áo giới hạn khoảng 15-20 phút hoạt động.

Chống văng hóa chất (Splash protection)

Với mức độ B bộ quần áo dùng chất liệu Tyvek một mảnh che phủ, thiết bị lọc khí bên trong hoặc bên ngoài. Dùng chủ yếu trong xây dựng và vận hành nhà máy.

Mức độ C thấp hơn chỉ là bộ quần áo yếm một mảnh hoặc nhiều mảnh dán kín. Bộ quần áo dùng chống chất xâm lấn như bệnh than. 

Tiêu chuẩn:

+ EN 943– 1: 2015 + A1: 2019 (hoặc tương đương); + EN 1073-2: 2002 Bảo vệ hạt phóng xạ (hoặc tương đương); + EN 14126: 2003 Bảo vệ tác nhân lây nhiễm (hoặc tương đương); + EN 1149-5: 2008 Vật liệu chống tĩnh điện (hoặc tương đương).

 EN 943-2 : Phần 2 - Yêu cầu cho Type -1 (chống khí độc) quần áo xử lý sự cố hóa chất của Đội ứng cứu khẩn cấp

Phần này của EN 943 quy định yêu cầu tối thiểu, phương pháp thử nghiệm, ghi thông tin của nhà sản xuất cho bộ quần áo xử lý sự cố hóa chất kín khí có bình thở hoặc không của nhân viên đội ứng cứu khẩn cấp. Đây là bộ quần áo toàn thân bảo vệ hóa chất rắn, lỏng, khí bao gồm cả aerosols lỏng và rắn. Các chất như chất xúc tác nhạy cảm không khí, chất nổ không bền (labile explosives) và chất lỏng làm lạnh (cryogenic liquids) không nằm trong tiêu chuẩn này.

 Quần áo xử lý sự cố hóa chất EN 943-2

Tiêu chuẩn đề cập đường hàn, mối nối và các phụ kiện quần áo. Các phụ kiện quan trọng, găng tay, ủng bảo hộ ... được đề cập trong tiêu chuẩn khác. Bộ quần áo chỉ bảo vệ được sự xâm nhập vật lý của các hạt.

Bộ quần áo xử lý sự cố hóa chất  Type 1a-ET và  Type 1b-ET đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn EN 943-1:2015+A1:2019, ngoại trừ độ thấm tối thiểu hóa chất quy định trong tiêu chuẩn này.

EN 1073-2: Yêu cầu và phương pháp thử nghiệm quần áo không thông khí chống ô nhiễm phóng xạ dạng hạt

Quần áo phải được thiết kế sao cho

- Mặc vào và cởi ra giảm thiểu tiếp xúc ô nhiễm. Quần áo có nhiều bộ phận và đi kèm mặt nạ.

- Được làm bằng vật liệu chống mài mòn, chống rách khi bị uốn xé, đâm thủng, cháy có đường may chống rác, chống thấm, đâm xuyên của bức xạ.

Tấm che mặt đi kèm phải có độ bền cơ học và không làm giảm thị lực (độ giảm không vượt quá 2 cấp trên bảng đo thị lực).

Đồ bảo hộ trong tiêu chuẩn này phải thử nghiệm BS EN ISO 13982-1/2: 2004 (Type 5) kèm EN14325: 2003, thử nghiệm chống cháy EN ISO 13938-1. Quy trình thử nghiệm BS EN ISO 13982-2: 2004 cho sự rò rỉ khí và hạt rắn. Thử nghiệm Type 5 nhưng kết quả sẽ được ghi theo Nominal Protection Factor.

Bảng dưới đây là phân loại bộ đồ bảo hộ theo thử nghiệm này

 Class  Nominal Protection Factor
 3  500
 2  50
 1  5