quản lý bay

  • Hãng Frequentis cung cấp hệ thống thông tin liên lạc bảo mật cho Tổng Công ty Quản lý Bay

    Frequentis đã trúng thầu cung cấp hệ thống thông tin đàm thoại cho Trung tâm Điều khiển không lưu, Tổng Công ty Quản lý Bay Việt Nam.

    Frequentis cung cấp cho trung thâm điểu khiển không lưu hệ thống VCS 3020X, trong nỗ lực đảm bảo an ninh của Tổng Công ty quản lý bay cho Vùng Thông tin bay Hà Nội (Flight Information Region  -FIR).

    Dùng công nghệ mới nhất bảo mật liên lạc đàm thoại, hệ thống dự kiến đem lại độ tin cậy cho hệ thống thông tin liên lạc cần thiết của trung tâm kiểm soát không lưu.

    VCS 3020X cho ACC Hà Nội hỗ trợ 50 vị trí làm việc sử dụng bảng điều khiểnFrequentis' built IP (iPOS).

    Dự kiến sẽ được chuyển giao và lắp đặt trong năm 2013, hệ thống này cũng sẽ bao gồm bộ mô phỏng cho các điều khiển của Tổng Công ty Quản lý Bay, và hệ thống bộ đàm Ip dự phòng.

    Frequentis VCS được thiết kế mô-đun, kiến trúc phân tán phân cấp hỗ trợ tích hợp dự phòng mở rộng dựa trên các máy chủ truyền thông song song.

    Dùng giao diện hiện đại, VCS 3020X cho phép tích hợp bộ đàm, điện thoại và đàm thoại nội bộ trên hệ thống duy nhất.

    Hỗ trợ tới 8.000 kênh thông tin được kết nối, hệ thống 3020X cho phép ghép từ TDM đến IP dựa trên TDM  điểm-điểm Ethernet / IP -liên kết.

    Hệ thống 3020X cũng cho phép người dùng chia hệ thống thành tám nút chuyển mạch được kết nối với nhau thông qua cáp quang cho cả thoại và dữ liệu.

     
     
  • Hệ thống ILS/DME

    Tổ hợp đài dẫn đường DVOR/DME

    Công dụng - Hệ thống thiết bị dẫn đường bay DVOR/DME cung cấp thông tin qua máy thu trên máy bay về vị trí, bao gồm hướng của máy bay so với đài phát và khoảng cách từ máy bay đến sân bay; - Hệ thống sử dụng công nghệ thể rắn, đảm bảo an toàn và có độ tin cậy cao. Hệ thống có tích hợp mô-đun tự kiểm tra trạng thái, có tính năng đo tỷ số sóng đứng (VSWR) và kiểm tra nối đất tự động. Hệ thống có giao diện điều khiển và giám sát chạy trên hệ điều hành Windows thân thiện, dễ sử dụng. Đáp ứng tiêu chuẩn của tổ chức ICAO.

  • Indra mua lại Park Air

    Ngày 16/10, Indra thông báo đã mua lại Park Air (UK) từ Northrop Gruman. Sau sát nhập này, Indra trở thành nhà cung cấp hệ thống liên lạc đất đối không cho quản lý bay, hàng không và quân sự lớn nhất thế giới. 

  • Indra trúng thầu cung cấp hệ thống quản lý không lưu

    Indra sẽ triển khai hệ thống radar giám sát không lưu và đổi mới cách quản lý cho Đà Nẵng Trung tâm Kiểm soát Không lưu Đà Nẵng. Hợp đồng ký kết với Trung tâm Quản lý Bay Miền Trung (MIRATS), chi nhánh của Công ty Quản lý bay Việt Namsẽ được thực hiện vào năm 2016.

  • Liên kết dữ liệu VHF (VHF Data Link- VDL)

    Liên kết dữ liệu VHF (VHF Data Link,  VHF Digital Link - VDL) là phương thức gửi thông tin giữa máy bay và trạm mặt đất (với VDL Mode 4 còn là gửi giữa các máy bay khác). Liên kết dữ liệu VHF hàng không sử dụng băng tần 117.975–137 MHz do Liên minh Viễn thông Quốc tế dành cho dịch vụ Hàng không di động. Nó bao gồm các tiêu chuẩn ARINC cho ACARS dành cho VHF và các liên kết dữ liệu được triển khai trên 14,000 máy bay, tiêu chuẩn ICAO do Phân ban Thông tin Hàng không (Aeronautical Mobile Communications Panel - AMCP) đưa ra vào năm 1990. Mode 2 là mode liên kết dữ liệu duy nhất hỗ trợ liên lạc giữa Phi công và Kiếm soát viên Không lưu Hàng không (Controller Pilot Data Link Communications ).

  • Quảng bá Giám sát Tự động Phụ thuộc ADS-B
    Thai Hong Linh Presales Manager

    Công nghệ Quảng bá  Giám sát Tự động Phụ thuộc(Automatic Dependent Surveillance – Broadcast ADS-B) ngày càng trở nên phổ biến với các nước sử dụngADS-B để tăng cường và mở rộng khả năng giám sát kiểm soát không lưu (ATC).

    12 nước đã bổ sung thêm quy định mới áp đặt ADS-B cho máy bay hoạt động trong khu vực, bao gồm không phận hoặc đường bay. Một số nước khác còn yêu cầu hãng hàng không phải có sự chấp thuận của cơ quan đăng ký quốc gia sử dụng không phận ADS-B.

  • Thiết bị đồng bộ thời gian GPS, GNSS

    Thiết bị thu nhận thời gian thực GPS + Anten chạy độc lập hoặc phối hợp cùng tối đa 02 máy chủ thời gian NTP khác (phiên bản công nghiệp) hoặc 07 máy chủ  thời gian NTP (phiên bản Datacenter).

    LCD Display để hiển thị thời gian và thông số cấu hình.

    Thiết bị chuyển tiếp GPS, kèm antenna 

    Giao tiếp SNTP Interface

    Trọn bộ phụ kiện và lắp đặt.

  • Thiết bị MIL-STD-1553B Module MIL 1533B

    Linh kiện truyền nhận theo chuẩn đường truyền theo chuẩn MIL-STD-1553B HI1567CDI

    - Tốc độ dữ liệu tối đa 1Mbps - Điện áp cung cấp đơn tối thiểu (V): 4,75 -Điện áp cung cấp đơn điển hình (V): 5 -Điện áp cung cấp đơn tối đa (V): 5,25 -Dòng cung cấp tối đa (mA) 550 -Tên gói tiêu chuẩn DIP -Đếm chân 20

  • Tổng công ty Quản lý bay tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các hệ thống thiết bị quản lý bay, thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế

    Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng CSVN đã đề ra nhiệm vụ chiến lược đẩy nhanh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước để phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ chiến lược đó, Tổng công ty Quản lý bay xác định tiếp tục đầu tư các hệ thống trang thiết bị hiện đại, thực hiện đầy đủ lộ trình hội nhập Chương trình CNS/ATM mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với ICAO và cộng đồng hàng không dân dụng quốc tế.

    Về lĩnh vực dẫn đường, Tổng công ty đang triển khai các giải pháp đồng bộ để sớm ứng dụng Dẫn đường theo tính năng (PBN). Trong năm 2013, các cơ quan chuyên môn về không lưu đã và đang trỉển khai xây dựng các phương thức bay áp dụng PBN tại cảng HKQT Phú Bài, cảng HKQT Phú Quốc, sang năm 2014 sẽ tiếp tục triển khai tại các cảng hàng không còn lại. Tổng công ty đã chỉ đạo đơn vị thành viên là Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay đưa vào thực hiện trong năm 2014 dự án đầu tư các trang thiết bị bay hiệu chuẩn áp dụng PBN để hỗ trợ cho khai thác chính thức PBN trên các đường bay và các cảng HK, sân bay của Việt Nam.

    Trong khi tiếp tục đầu tư thay thế các trạm radar sơ cấp, thứ cấp đã hết khấu hao, Tổng công ty đã và đang thực hiện lộ trình đầu tư các trạm ADS-B để bổ sung và tăng cường mạng giám sát hoạt động bay. Hiện nay các trạm ADS – B tại Côn Sơn, Trường Sa lớn, Song Tử Tây đã hoàn thành đầu tư, dự kiến khai thác từ tháng 12/2013. Đây là bước đi cụ thể đầu tiên trong cam kết của Việt Nam với ICAO khu vực và IATA về vịêc phủ sóng ADS-B trên không phận quốc tế trên biển Đông. Trong năm 2014, Tổng công ty tiếp tục đầu tư các trạm ADS-B tại các cảng HK của FIR Hà Nội như: Điện Biên Phủ, Cát Bi, Nội Bài, Mộc Châu, phấn đấu đến năm 2020 hòan thành đầu tư từ 20 đến 24 trạm ADS-B trên toàn quốc, đảm bảo phủ sóng ADS-B cho tất cả các đường bay HKDD. Để đảm bảo khai thác đồng bộ mạng giám sát gồm các trạm radar và các trạm ADS-B, Tổng công ty đã đầu tư hệ thống ATM trong dự án ATCC Hà Nội và tiếp tục năng cấp hệ thống ATM tại ACC Hồ Chí Minh để tích hợp các tín hiệu giám sát của cả radar lẫn ADS –B phục vụ cho kiểm soát viên không lưu điều hành bay. Việc đầu tư cho các trạm ADS-B để hòa vào mạng giám sát hoạt động bay của Tổng công ty ngoài việc tăng cường độ an tòan, tin cậy của mạng giám sát còn có ý nghĩa lớn hơn là cho phép Tổng công ty thực hịên giám sát với các hoạt động bay tầng thấp trong vùng phủ sóng của các trạm ADS-B này.

    Theo cam kết hội nhập của Chính phủ Vịêt Nam với ICAO thì Việt Nam sẽ đưa hệ thống AMHS vào khai thác chính thức từ tháng 12/2014 để thay thế cho hệ thống AMSS hiện nay. Để thực hiện mục tiêu này, ngay trong năm 2013 Tổng công ty đã quyết định phê duyệt đầu tư mạng AMHS chia thành hai tiểu dự án: tiểu dự án đầu tư hạ tầng mạng và phần cứng gồm các máy chủ, các trạm khai thác; tiểu dự án phát triển phần mềm được giao cho Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay thực hiện để phát huy nội lực. Với kinh nghiệm nhiều năm thực hiện phát triển và khai thác các phần mềm cho hệ thống AMSS hiện tại, lực lượng khoa học, kỹ thuật của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay hoàn toàn tự tin hoàn thành tiểu dự án này đúng tiến độ và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, khai thác do ICAO đề ra cho hệ thống AMHS. Đây cũng là giải pháp làm chủ công nghệ mới và giảm chi phí đầu tư của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

    Trong lĩnh vực Thông báo tin tức hàng không, Tổng công ty tiếp tục thực hiện nhất quán lộ trình chuyển đổi từ AIS sang AIM theo đúng khung thời gian đã cam kết với ICAO. Trong năm 2013, Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (đơn vị thành viên của Tổng công ty) đã bắt đầu xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống bản đồ kỹ thuật số và thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng và quản lý Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử về địa hình và chướng ngại vật hàng không eTOD để thực hiện ngay trong năm 2014. Đây là những cơ sở kỹ thuật quan trọng, cơ bản đầu tiên trên lộ trình thực hiện AIM.

    Để phục vụ trực tiếp cho các Dịch vụ kiểm soát không lưu, Tổng công ty xác định đầu tư đổi mới trang thiết bị tại các Trung tâm kiểm soát không lưu và các Đài kiểm soát không lưu ở các cảng HKQT lớn như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và sắp tới là Long Thành theo hướng đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến, hiện đại; tiếp tục thực hiện kết nối giữa 2 ACC của Việt Nam với nhau và kết nối giữa các ACC Việt Nam với các ACC khu vực. Để thực hiện điều này, các hệ thống ATM tại 2 ACC Hà Nội Và Hồ Chí Minh hiện nay sẽ được cài đặt, sử dụng trao đổi các điện văn AIDC phục vụ cho chuyển giao kiểm soát tự động. Tới năm 2015, phấn đấu thực hiện kết nối AIDC hoàn chỉnh với các ACC kế cận như: Singapore, Bangkok, Hongkong, Sanya v.v….Các hệ thống ATM được đầu tư mới tại ACC Hà Nội mới (Dự án ATCC Hà Nội) và hệ thống ATM nâng cấp tại ACC Hồ Chí Minh sẽ được tích hợp các chức năng khai thác Quản lý các chuyến bay đi (DMAN) và Quản lý các chuyến bay đến (AMAN), là các chức năng quản lý không lưu hiện đại hiện nay đang được áp dụng tại các cảng HKQT với mật độ bay cao nhằm năng cao năng lực và chất lượng Dịch vụ kiểm soát không lưu tại các cảng HKQT này. Đây cũng là cơ sở thực tiễn bước đầu để Tổng công ty hướng tới đầu tư xây dựng một Trung tâm kiểm soát luồng không lưu trong thời gian từ 2015 đến 2020.

    Ngoài ra, Tổng công ty cũng sẽ nhanh chóng tiến hành thực hiện nghiên cứu, thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư cho Hệ thống giám sát và hiệu chỉnh độ chính xác của tín hiệu vệ tinh (RAIM) trong năm 2014. Hệ thống này không những hỗ trợ các nhà khai thác xác định, lựa chọn các phương thức bay dựa vào thông tin từ hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu (GNSS) mà còn cho phép các cơ quan có thẩm quyền cũng như các cơ quan điều hành bay quyết định xem có cho phép khai thác các tiêu chuẩn hạ cánh chính xác sử dụng tín hiệu GNSS tại các cảng hàng không hiện nay hay không.

    Từ nay đến năm 2020 là thời gian mà Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam bước vào một chu kỳ đầu tư các hệ thống, trang thiết bị, các cơ sở kỹ thuật, hạ tầng bảo đảm hoạt động bay với các công nghệ mới theo chương trình CNS/ATM mà ICAO đã đề ra. Đây là một cơ hội lớn đối với Tổng công ty để khẳng định vị thế của mình như là một Nhà cung cấp các Dịch vụ quản lý bay (ANSP) hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á cũng như đảm bảo cho Tổng công ty một bước phát triển vững chắc lên một tầm cao mới. Tận dụng được cơ hội lớn lao này để phát triển cũng chính là thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa mà Đảng ta đã đề ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11.    

     
     
  • Vaisala hiện đại hóa hệ thống khí tượng 14 sân bay Indonesia

    Vaisala đã ký hợp đồng với Cơ quan Khí hậu, Khí tượng và Địa vật lý Indonesia cung cấp thiết bị thời tiết hiện đại hóa 14 sân bay. Đây là hợp đồng lớn nhất của hãng từ trước đến nay.

  • VATM hủy gói thầu "Cung cấp, lắp đặt hệ thống thông tin VHF"

    Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam VATM đã hủy gói thầu số 17: "Cung cấp, lắp đặt hệ thống thông tin VHF; hệ thống thông tin HF; hệ thống đường truyền; hệ thống tổng đài PABX và các thiết bị đo lường" thuộc dự án "Trung tâm kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh - ATCC/HCM" do không có nhà thầu vượt qua vòng chấm điểm kỹ thuật.