Thế kỷ 21 là thời điểm mà công nghệ sinh học và công nghệ thông tin luôn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế. Đối tác phát triển nền tảng công nghệ thông tin ứng dụng của Genomics Lab sẽ Cung cấp giải pháp công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực Y tế nói chung và cho dự án hợp tác LabGenomics nói riêng. Các giải pháp công nghệ chính bao gồm quản lý, logistic, thanh toán, bảo mật và minh bạch lưu trữ tài liệu hồ sơ sức khỏe thông qua công nghệ Smartcontract 2.0,- Trí tuệ nhân tạo (A.I) và Phân tán BigData .
Matsuya R & D xây thêm nhà máy tại KCN Amata
Matsuya R & D , Công ty Nhật Bản chuyên sản xuất Robot may công nghiệp và gia công sản phẩm may đã quyết định đầu tư 2 tỷ JPY (394 tỷ đồng) để xây nhà máy mới tại khu Công nghiệp Amata Đồng Nai. Số tiền này bao gồm việc mua lại 41,800 đất của Horney Industrial Complex bên cạnh nhà máy đang có, sát nhập lại và xây thêm nhà máy. Việc xây dựng dự kiến bắt đầu tháng 5/2022 và hoàn thành vào tháng 9/2023.
Máy CT scanner Canon Aquilion ONE / PRISM nhận được nhiều đơn hàng
Tại hội nghị RNSA 2019 Chicago, Cannon Medial công bố máy quét CT Scanner 16 dãy conference Aquilion ONE / PRISM mới của hãng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI đã nhận được số lượng lớn đơn hàng châu Á mặc dù chỉ ra mắt trước hội nghị 1 ngày. Bao gồm 1 đơn hàng bệnh viện Thái Lan, 3 đơn hàng mới cho bệnh viện Việt Nam, 3 đơn hàng cho bệnh viện Ấn Độ.
Thiết bị dựa trên công nghệ Canon Toshiba Trí tuệ nhân tạo cao cấp Advanced intelligent Clear IQ Engine (AiCE) với thuật toán nhận dạng ảnh Deep Learning Spectral Reconstruction tăng khả năng phát hiện bệnh dùng công nghệ scan truyền thống và spectral computed tomography.
AiCE chưa được chấp thuận bởi FDA nhưng đó là công nghệ học sâu giúp tách ảnh từ nhiễu, cho ảnh sắc nét hơn, rõ ràng hơn. Công nghệ tự học phát hiện bệnh qua hình ảnh từ các dữ liệu hình ảnh bệnh nhân cũ, cho phép mọi bộ phận của cơ thể bao gồm phổi, não, tim.
Công nghệ học nhận dạng Deep Learning Spectral Imaging FDA cũng đang xem xét, với khả năng chuyển đổi nhanh theo yêu cầu bệnh, vùng phát hiện rộng, dùng trí tuệ nhân tạo đảm bảo chia tách dãy năng lượng dãy chiếu với khả năng giảm thiểu nhiễu.
Siemens hiện đang đứng đầu thị trường MRI và CT Scanner, nhưng Cannon Toshiba đang bám sát sau khi sát nhập và áp dụng công nghệ mới.
Medring mở phòng khám thông minh tại Việt Nam
Công ty y tế Nhật Bản Medring đã khai trương phòng khám y tế thông minh Metic (Medring Tokyo International Clinic) đầu tiên tại Việt Nam tại siêu thị Aeon Mall Hà Đông. Phòng khám chất lượng cao áp dụng công nghệ thông tin như điện toán đám mây tại gia đình. Phòng khám sử dụng bác sỹ Việt Nam tại Việt Nam cho chăm sóc bệnh nhân nhi và các bệnh liên quan đến lối sống. Trong tương lai sẽ kết nối trực tuyến bác sĩ tại Việt Nam và bác sĩ tại Nhật Bản để hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa. Đồng thời công ty sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo AI cho chăm sóc y tế sử dụng biểu đồ chăm sóc sức khoẻ tại nhà.
Ông Kazuma Abe, Chủ tịch Medring cho biết "Dân số Việt Nam đang phát triển đến gần 100 triệu người nhưng sự phát triển các phòng khám và chuẩn đoán tư vấn ban đầu chưa theo kịp. Chất lượng dịch vụ y tế của Nhật Bản được đánh giá là chất lượng cao và chúng tôi muốn được biết đến như phòng khám mang phong cách Nhật Bản". Sau phòng khám đầu tiên tại Aeon Mall Hà Đông, công ty sẽ mở 5 phòng khám tiếp theo vào năm 2021 và dự kiến sẽ phát triển 100 phòng khám trong vòng 5 năm tại Việt Nam. Giá khám bệnh dự kiến khoảng 5000 yên (1 triệu đồng) / 1 lần và đối tượng khách hàng là hộ gia đình có thu nhập 700 triệu / năm.
Phòng khám Medring được Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO hỗ trợ thông qua dự án thúc đẩy áp dụng kỹ thuật số tại Đông Nam Á.
Ngành y tế dược phẩm dùng RFID Tag chống hàng giả
Trung tâm Nghiên cứu Hồng Kông về Công nghệ Quản lý Cung cấp và Giao nhận (Logistics and Supply Chain Management Enabling Technologies - LSCM)đang phát triển công nghệ nhận dạng thuốc dùng thẻ tần số sóng vô tuyến RFID nhằm mục đích chứng minhsản phẩm AuthenTick có thể dùng xác thực thuốc thảo dược truyền thống của Trung Quốc, khi một khách hàng đọc thẻ gắn trên đầu đọc tại cửa hàng, trước khi quyết định mua hàng.
Thuốc thảo dược Trung Quốc hay bị làm giả, do thuốc rất đắt vàlàm giả dễ dàng.LSCM thử nghiệm công nghệ này từ đầu năm nay, bằng cách gắn thẻ tag vào Eu Yan Sang's Extra Strength Lingzhi Cracked Spores,một sản phẩm nấm được sử dụng cho các mục đích y tế được bán tại Hồng Kông. LSCM đang chuẩn bị để khởi động nhãn đathương hiệu và cửa hàng thử nghiệm các giải pháp RFID sử dụng cả hai công nghệ EPC Gen 2 passive ultrahigh-frequency (UHF) RFID tags và giao tiếp trường gầnNear Field Communication (NFC) áp dụng cho các sản phẩm từ 4 nhà sản xuất.
Mục đích của thử nghiệm là xác định thẻ tag có dùng để xác thực được thuốc tại cửa hàng thông quađầu đọc kiosk UHF và hoặc điện thoại di động hỗ trợ giao tiếp trường gần NFC. Trung tâm có kế hoạch thương mại đầu đọc RFID chi phí thấp cho ứng dụng này, nêncác nhà sản xuất phần cứng RFID thiết kế đầu đọc giả rẻ cho các ứng dụng tầm ngắn, đọc từng thẻ.
Trong một thử nghiệm thứ hai, sẽ bắt đầu tháng mười một này, LSCM sẽ cung cấp nhãn RFID để Eu Yan Sang, cũng như ba nhà sản xuất y học cổ truyền khác Trung Quốc. Bốn công ty sẽ áp dụng các nhãn để đóng gói được chỉ định riêng cho họ, và sau đó vận chuyển hàng hóa cho các cửa hàng, và tại một số điểm, LSCM kiốt sẽ lắp đặt đầu đọc RFID nhãn sản phẩm. Các nhà sản xuất dự kiến sẽ nhận được thông tin phản hồi về các loại thẻ sản phẩm hay được đọc và tác động đến doanh số bán hàng.
Terry Ye, giám đốc nghiên cứu và phát triển của LSCM, nói chi phí lắp đặt một ki-ốt là quá đắt cho một nhà bán lẻ, chủ sở hữu thương hiệu. Vì vậy, LSCM đã tạo ra thiết bị đọcRFID tầm gần với chi phí lắp đặt và tích hợp thấp. Việc thử nghiệm tiến hành trong tháng 11 cho phép LSCM để nhân viên cửa hàng và khách hàng xác thực thật giả sản phẩm, bằng cách tải về một ứng dụng trên điện thoại hỗ trợ NFC và sau đó cầm điện thoại trong phạm vi đọc của thẻ.
Phân loại thiết bị theo dõi bệnh nhân
Khái niệm theo dõi bệnh nhân để chỉ việc theo dõi các thông số sinh lý của bệnh nhân. Quá trình theo dõi được thực hiện trên một hoặc đồng thời nhiều bệnh nhân. Thiết bị theo dõi bệnh nhân là một thiết bị điện tử có chức năng thu và hiển thị các thông số sinh tồn của bệnh nhân.
Theo chức năng sử dụng, các thiết bị theo dõi bệnh nhân hiện nay có thể được chia thành 4 nhóm:
- Thiết bị đo thông số sinh tồn (Vital Signs devices)
- Thiết bị theo dõi bên giường (Bedside Monitor devices)
- Thiết bị di động theo dõi từ xa (Ambulatory Telemetry devices)
- Hệ thống theo dõi trung tâm (Central Station systems)