Tin tức

Vật liệu cực dương silicon tăng trưởng mạnh đến năm 2027

Hãng nghiên cứu thị trường QY Reseach đưa ra báo cáo vật liệu cực dương cho ắc quy toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh từ 3.2 tỷ đô la (năm 2020) lên 14.1 tỷ đô la vào năm 2027, trong đó vật liệu cực dương silicon tăng trưởng mạnh nhất với tốc độ trung bình hàng năm 76.6% và chiếm 10.1% thị trường vào năm 2027, cao hơn vật liệu cực dương than chì tự nhiên. 

QY Reseach  cho biết đến năm 2027 vật liệu cực dương silicon sẽ vượt qua vật liệu cực dương bằng than chì tự nhiên, thể hiện xu hướng thương mại hóa vật liệu cực dương silicon để tăng tốc độ xạc và dung lượng ắc quy dành cho xe điện. QY Reseach dự đoán vật liệu cực dương silicon sẽ tăng từ 1.2% năm 2020 lên 10.1% (khoảng 320 nghìn tấn) năm 2027 và vật liệu cực dương than chì tự nhiên sẽ giảm dần.

Vật liệu cực dương ắc quy hiện nay chủ yếu là than chì tự nhiên (19.4%) và than chì nhân tạo (76.3%). Vật liệu cực dương than chì tự nhiên sử dụng nhiều cho ắc quy dung lượng nhỏ, trong khi đó than chì nhân tạo sử dụng cho ắc quy các xe điện có công suất lớn. Than chì nhân tạo được tạo ra bằng xử lý nguyên liệu thô gọi là nhựa than đá để tạo ra than kim, sau đó mài than cốc và nung nóng. Vật liệu cực dương silicon sản xuất bằng cách trộn silicon với than chì, để mật độ năng lượng tăng gấp 3 lần so với các vật liệu cực dương than chì đang sử dụng.

Vật liệu cực dương chủ yêý do 3 nước Trung Quốc (73%), Nhật Bản (19%) và Hàn Quốc (8%) sản xuất. Trong đó, Daejoo Electronic Materials Hàn Quốc, cùng với BT của Trung Quốc và Shin-Etsu của Nhật Bản sản xuất vật liệu cực dương silicon. Số các công ty chuyển sang sản xuất vật liệu cực dương silicon sẽ tăng nhanh trong 2-3 năm tới bao gồm: Futairai, Shanshan và Hunanjingke (Trung Quốc) và Hansol Chemical, SK Materials và SKC (Hàn Quốc).

Hansol Chemical có kế hoạch xây dựng một cơ sở vật liệu cực dương silicon cho ắc quy ở Iksan, Jeollabuk-do vào cuối tháng 12 năm sau. Hansol Chemical đã và đang tiến hành các thử nghiệm phát triển sau khi nhận chuyển giao công nghệ từ Samsung SDI để sản xuất vật liệu cực dương silicon. SK Materials, sẽ thành lập một liên doanh (JV) với Group 14, một công ty sản xuất vật liệu anode silicon của Mỹ, để xây dựng một nhà máy sản xuất vật liệu anode silicon tại Sangju, Gyeongbuk và bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2022. SKC đã thông báo đầu tháng 11 sẽ đầu tư vào Nexeon ở Anh bằng cách thành lập liên danh với các nhà quản lý quỹ đầu tư tư nhân SJL Partners và BNW Investment. Sau khi tự mình bước vào lĩnh vực kinh doanh vật liệu anode silicon, khi thị trường phát triển, họ có kế hoạch tăng quy mô của mình bằng cách thành lập liên doanh với Nexion.