Tin tức

Tin thị trường

TTCL ký hợp đồng xử lý nước thải nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn

TTCL Vietnam Corporation Limited (TVC) vừa công bố ký hợp đồng xử lý nước thải với nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn.

Loại dự án: Xử lý nước thải.

Tên dự án: Hệ thống hồ sinh học cho nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn (Biological Pond System for Nghi Son Refinery).

Chủ đầu tư: Nghi Son Refinery and Petrochemical Limited Liability Company (NSRP) .

Giá trị hợp đồng: 16,2 triệu đô la.

Phạm vi công việc: Thiết kế, mua sắm, lắp đặt và vận hành.

Thời hạn hợp đồng: 12 tháng.

 

EDPR mua lại điện mặt trời Trung Sơn

Công ty Năng lượng Tái tạo EDPR Tây Ban Nha đã đạt được thỏa thuận với công ty Trina Solar Trung Quốc để mua lại nhà máy điện mặt trời Trung Sơn với giá 36 triệu đô la. Nhà máy điện mặt trời Trung Sơn tại Tỉnh Khánh Hòa, có công suất 28 MWac (35 MWdc), phát điện thương mại từ tháng 12 năm 2020 và có hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong 20 năm.

Việc thâm nhập thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam qua việc mua lại nhà máy điện mặt trời Trung Sơn nằm trong kế hoạch kinh doanh của EDPR, trong kế hoạch tăng trưởng 20 GW đến năm 2025 của hãng.

Nhật Bản đẩy mạch năng lượng sạch tại Đông Nam Á

Nhật Bản đã khởi động quỹ trị giá 10 tỷ đô la để thúc đẩy năng lượng sạch tại Đông Nam Á. Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Châu Á (Asia Energy Transition Initiative  - AETI) được Bộ Thương Mai và Công nghiệp, Tài nguyên Nhật Bản đưa ra vào tháng 5, nhằm đổi mới và đầu tư vào hiệu quả năng lượng, năng lượng sạch, nhà máy không thải carbon thay thế cho các nhà máy nhiệt điện than.

Đây là thay đổi đáng kinh ngạc trong chính sách năng lượng của Nhật Bản, mà các quốc gia Đông Nam Á được hưởng lợi nhiều nhất khi Nhật Bản và Trung Quốc là hai nhà đầu tư năng lượng lớn nhất Đông Nam Á đang ngày càng lệ thuộc vào than đá. Theo Viện kinh tế Năng lượng, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cấp tài chính cho 90% dự án nhiệt điện tại Đông Nam Á, đầu tư khoảng 77.2 tỷ đô la từ năm 2010 theo báo cáo của tổ chức Hòa Bình Xanh Nhật Bản. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency), khu vực có sự tăng trưởng tiêu thụ điện 6% một năm, trong đó nhiệt điện chạy than tăng nhanh nhất với tỷ lệ 56% sản lượng điện tại Indonesia, 34.3% tại Việt Nam và 29.3% tại Campuchia.

Nhưng những năm vừa qua phần lớn các ngân hàng Nhật Bản như Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, MUFG, công ty thương mại Sumitomo đã thông báo rút khỏi đầu tư nhiệt điện chạy than. Việc thành lập quỹ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Châu Á cung cấp giải pháp thay thế cho nhiệt điện chạy than sang sử dụng năng lượng sạch. Cùng với việc Hàn Quốc cũng rút dần khỏi các khoản đầu tư cho nhiệt điện chạy than, sẽ chỉ còn lại Trung Quốc là nhà đầu tư cho nhiệt điện chạy than cũng như nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ khu vực như than đá từ Indonesia và dầu mỏ từ Malaysia.

Đây là một phần trong nỗ lực chưa đủ nhằm đạt được mục tiêu chống biến đổi khí hậu trong thỏa thuận Paris, giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2 độ C, mà khu vực Đông Nam Á đang thực hiện chậm hơn các nước khác trong nỗ lực giảm phát thải các bon. Cùng với việc giá than tăng kỷ lục trong thời gian vừa qua việc áp dụng năng lượng sạch cho nhà máy không phát thải các bon sẽ được các doanh nghiệp đẩy mạnh.