Hàng hải
-
Pan Ocean, Dongyoung Shipping tăng cường vận tải container Hải Phòng - Incheon
Hai hãng vận tải biển Pan Ocean và Dongyoung Shipping đã cho ra dịch vụ vận tải container nhanh giữa Icheon (Hàn Quốc) và Hải Phòng (Việt Nam) với tên gọi 'Haiphong Express Service' . Hai hãng dự kiến vận chuyển 1500 TEU container (1TEU = 1 container 20 feet) trong 1 tuần và khoảng 33.000 TEU / 1 năm giữa các cảng Incheon, Busan, Gwangyan (Hàn Quốc), Hải Phòng (Việt Nam) và Shekou (Trung Quốc).
-
Ăng ten cho máy đối không VHF A/G đa tần
...
SIMRAD MXB5 D/GPS ăng ten là ăng ten định vị vệ tinh DGPS thông minh dùng với bộ cảm biếnMX525A DGPS và thiết bị hiển thị MX510 hoặc MX512. Ăng ten MXB5 dùng thay thế cho các dòng MGL-3 DGPS COMBO ANT và MGL-4 DGPS COMBO ANT.

Băng dính một mặt chống cháy chịu nhiệt độ cao. Độ dày: 0.11 mm. Kích thước 50 mm x 50m hoặc 75 mm x 50m. Đóng thùng: 24 cuộn / thùng. Operating Temperature -18–180°C
Đạt tiêu chuẩn RoHS
Tiêu chuẩn: KS T 1028:2009
Bộ kết nối khuyếch đại tín hiệu theo chuẩn NMEA 0813. Thiết bị có 7 cổng đầu ra RS-232 hoặc RS-422. Thiết bị vỏ kết cấu bền vững, có chứng nhận đăng kiểm hàng hải.

Chương trình Cospas-Sarsat Quốc tế đã khởi xướng phát triển hệ thống vệ tinh quỹ đạo trái đất độ cao trung bình cho Tìm kiếm và Cứu nạn (Medium-altitude Earth Orbiting Satellite System for Search and Rescue - MEOSAR) vào năm 2004. Kể từ đó, việc phát lại và thực thi (repeater-payloads) cho hoạt động tìm kiếm và cứu hộ được triển khai trên vệ tinh Global Navigation Satellite Systems (GNSS) của Châu Âu (hệ thống Galileo), Glonass của Nga, GPS của Mỹ và gần đây có BDS hay "BeiDou" của Trung Quốc. Khả năng hoạt động ban đầu của hệ thống được công bố tháng 12 năm 2016 và việc hoạt động đầy đủ chức năng dự kiến sẽ vào năm 2023. MEOSAR thay thế hoàn toàn cho vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEOSAR) và vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh (GEOSAR), và sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống LEOSAR thành vệ tinh chính cho Cospas-Sarsat.

Solar Power LED Marine Lantern: - Seft contained - UV resistant polycarbonate lens - High Flux Surface Mount LEDs - Light Color: White - Peak Intensity: 445 cd (tiêu chuẩn IALA rating)
Ra đời vào giữa những năm 1990, đo động thời gian thực (Real-time kinematic positioning - RTK) là kỹ thuật GNSS vi sai cho phép định vị độ chính xác cao trong vùng lân cận trạm cơ sở. Kỹ thuật sử dụng phép đo sóng mang và truyền dẫn sửa sai trạm cơ sở, tự vị trí đã biết, đến máy định vị rover, dẫn đến loại bỏ các lỗi gây ra sai số định vị theo phương pháp chỉ sử dụng vệ tinh, cho độ chính xác đến mức centimet. Phương pháp này được sử dụng trong khảo sát đất đai, thủy văn và dẫn đường máy bay không người lái.
Đóng tàu Hyundai Việt Nam đã bàn giao tàu Agisilaos trọng tải 50.000 tấn cho Capital Ship Management. Đây là tàu chạy bằng khí LNG chứng nhận thân thiện môi trường tiết kiệm năng lượng wind-assist-ready và high-voltage shore connection (HVSC) từ Đăng kiểm Mỹ ABS.
Elbit Systems đã bổ sung thêm tính năng cứu hộ hàng hải cho phiên bản UAV tầm trung tuần tra hàng hải Hermes 900 medium-altitude long-endurance (MALE) của hãng. Ngày 7/5 hãng tuyên bố phiên bản Hermes 900 Maritime Patrol có khả năng mang và thả bè cứu hộ cho các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ (SAR). Mỗi Hermes 900 Maritime Patrol có khả năng mang được 4 bè cứu hộ loại chịu được 6 người bên cánh. Dùng radar hàng hải, Hermes 900 sẽ phát hiện các trường hợp còn sống sót. Khi phát hiện, bộ cảm biến quang điện (EO/IR) sẽ nhận dạng ảnh đối tượng, tính toán nhanh vị trí điểm thả bè, tiến hành thả bè cứu sinh từ độ cao 182 m đến vị trí người bị nạn có thể đến được.

Chi nhánh Công ty Forum Energy Technologies (FET) tại Anh sẽ thiết kế và đóng mới tàu cứu hộ tàu ngầm kiểu mới (new submarine rescue vessel - SRV) lặn sâu cho Hải quân Việt Nam. Tàu cứu hộ có khả năng cứu hộ được 17 người, lặn sâu 600 mét, trang bị hệ thống động cơ đẩy tiên tiến cho tốc độ 4 hải lý / 1 giờ cho phép tàu hoạt đông tại vùng có dòng chảy cao.
Hệ thống An toàn và Cứu nạn Hàng hải toàn cầu (Global Maritime Distress and Safety System - GMDSS)là một thỏa thuận quốc tế về thông số kỹ thuật, cách vận hành và điều hành hệ thống thông tin liên lạc an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu. Nó được Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế IMO đưa ra vào năm 1988, dựa trên chương V Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển năm 1974 (phần nói về hệ thống bộ đàm), được toàn cầu hóa từ năm 1992 - 1997, quy định kiểu thiết bị và giao thức truyền thông dùng để tăng độ an toàn và dễ dàng khi cứu hộtàu thuyền và máy bay.
GMDSS bao gồm một loạt các hệ thống, một số là mới, nhưng phần lớn đã đi vàohoạt động trong nhiều năm. Hệ thống được thiết kế để thực hiện các chức năng sau: cảnh báo (bao gồm cả việc xác định vị trí của tàu thuyền gặp nạn), tìm kiếm và phối hợp cứu hộ, định vị (dẫn đường), phát sóng thông tin an toàn hàng hải, thông tin chung, thông tin tàu - tàu. Sóng radio cụ thể phụ thuộc khu vực tàu hoạt động chứ không phụ thuộc trọng tải của nó. Hệ thống cũng cung cấp các phương tiện dự phòng cảnh báo gặp nạn, tình trạng khẩn cấp của nguồn phát yêu cầu.
Tàu giải trí không cần phải tuân thủ các yêu cầu trang bị bộ đầm GMDSS, nhưng phải trang bị bộ đàm VHF Gọi chọn số (Digital Selective Calling - DSC). Tàu thăm dò dầu khí có thể tùy chọn trang bị thêm. Tàu dưới 300 tần không yêu cầu trang bị GMDSS.
Khái niệm GNSS
Hệ thống Vệ tinh Dẫn đường Toàn cầu GNSS là hệ thống vệ tinh không gian phát thông tin vị trí và thời gian đến thiết bị thu GNSS. Thiết bị thu sẽ dùng dữ liệu thu được này để xác định vị trí. Toạ độ (X,Y,Z) được xác định nhờ việc thu tín hiệu từ 4 vệ tinh. Bộ thu tính toán khoảng cách từ bộ thu đến 4 vệ tinh để xác định toạ độ. Thuật toán xác định như sau:
Tốc độ truyền sóng = 299,792,458 m / giây.
Thời gian truyền sóng từ vệ tinh đến thiết bị thu.
Khi thiết bị thu nhận được tín hiệu thông tin "thời gian bắt đầu truyền" và "thời gian nhận" tín hiệu sẽ cho biết thời gian truyền sóng từ vệ tinh đến bộ thu.
GNSS có phạm vi bao phủ toàn trái đất. Bao gồm hệ thống GNSS của Châu Âu Galileo, Hoa Kỳ với Hệ thống Định vị Toàn cầu (NAVSTAR Global Positioning System - GPS), Nga với GLONASS, Nhật Bản với QZSS, Trung Quốc với BeiDou và Ấn Độ với IRNSS. Trong đó GPS và GNSS được sử dụng là chủ yếu.
Hoạt động của GNSS được đánh giá theo 4 yếu tố:
1. Độ chính xác: kết quả đo được trên máy với vị trí, vận tốc và thời gian thực tế.
2. Tính bảo mật: cung cấp thông tin bảo mật và khi có sự bất thường về vị trí sẽ phát cảnh báo.
3. Tính liên tục: hệ thống hoạt động không bị gián đoạn.
4. Tính sẵn sàng: phần trăm thời gian cho tín hiệu ổn định, chính xác và liên tục.
Độ chính xác thiết bị được cải thiện với hệ thống tăng cường dẫn đường vệ tinh SBAS (Satellite Based Augmentation System) như European Geostationary Navigation Overlay Service (EGNOS). EGNOS cải thiện độ chính xác và liên tục của thông tin GPS qua việc chèn mã sửa lỗi và cung cấp thông tin về tính toàn vẹn tín hiệu.
Hệ thống Tăng cường Dẫn đường Vệ tinh SBAS
Độ chính xác của hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GNSS được cải thiện nhờ hệ thống tăng cường dẫn đường vệ tinh SBAS như EGNOS. SBAS tăng cường độ chính xác và ổn định của thông tin GNSS bằng chèn mã sửa sai và cung cấp thông tin về độ chính xác, tính toàn vẹn, tính liên tục và tính khả dụng của tín hiệu.
SBAS dùng thông tin GNSS đo được tại các trạm tham chiếu trên lục địa để tính sai số. Sai số này đươc truyền đến máy tính trung tâm để tính bù sai số và thông báo toàn vẹn ( integrity messages). Thông tin tính toán này sẽ được phát lên khu vực dùng vệ tinh địa tĩnh phát tăng cường, hoặc chèn lên tín hiệu vệ tinh GNSS gốc.
Các hệ thống SBAS đang sử dụng
Rất nhiều quốc gia đang sử dụng các hệ thống SBAS riêng dùng cho lãnh thổ của mình như:
Hoa Kỳ: Hệ thống tăng cường diện rộng (Wide Area Augmentation System - WAAS).
Nhật Bản: Michibiki Satellite Augmentation System (MSAS).
Ấn Độ: GPS-aided GEO-Augmented Navigation (GAGAN).
Trung Quốc: BeiDou SBAS (BDSBAS).
Hàn Quốc: Korea Augmentation Satellite System (KASS).
Nga: System for Differential Corrections and Monitoring (SDCM).
Châu Phi và Ấn Độ Dương: A-SBAS.
Úc và New Zealand: Southern Positioning Augmentation Network (SPAN).
Bản đồ phủ sóng SBAS
Tất cả hệ thống này đều tuân thủ tiêu chuẩn chung toàn cầu nên:
Tương thích: không gây cản trở lẫn nhau.
Tương tác: thiết bị thu chuẩn nhận được cùng chất lượng tín hiệu, không phụ thuộc vùng sử dụng.
Sử dụng SBAS
SBAS được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi yêu cầu cao về độ chính xác và tính toàn vẹn tín hiệu. Đặc biệt, SBAS sử dụng trong trường hợp tính mạng con người bị đe doạ hoặc cần có đảm bảo về luật pháp và thương mại và GNSS đang được sử dụng. Ví dụ trong lĩnh vực hàng không thì Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ICAO đánh giá GPS không an toàn cho các chuyến bay. Tuy nhiên với việc áp dụng SBAS thì các tiêu chuẩn của ICAO đã được đáp ứng.
Ngoài lĩnh vực hàng không SBAS còn mở rộng dùng cho canh tác chính xác, quản lý xe vận hành trên đường và đo đạc bản đồ.
Ngày 12/7, Nhà máy Hyundai Vietnam Shipyard Co tại Nha Trang đã tiến hành bàn giao chiếc tàu chở dầu thế hệ "tương lai" thứ sáu "Akrisios" cho hãng vận tải Capital Ship Management Corp, Hy Lạp. Chiếc đầu tiên trong đội tàu này cũng đã được Huyndai Vietnam Shipyard bàn giao vào tháng 1, 2023.
Intellian Technologies đã ký hợp đồng cung cấp ăng ten hàng hải với PTSC Marine, công ty con thuộc PetroVietnam Technical Services Corp. Hợp đồng bao gồm cung cấp 10 ăngten vệ tinh V100 dịch vụ vệ tinh VINASAT cho tàu thả neo và vận chuyển hàng hóa giữa bờ và giàn khoan AHTS.
Intellian V100 hoạt động trên Ku- và Ka-band. Độ lợi cao, tấm phản xạ bằng sợi carbonđảm bảo hiệu suất, cho băng thông cao với chi phí hoạt động giảm thiểu. V100 có thể chuyển đổi từ băng Ku-band sang băng Ka-band dưới 10 phút mà không cần tháo mái vòm che (radome) ăng ten, bằng cách chuyển đổi công tắc modun RF.
V100 cũng có chức năng tự chẩn đoán như tự động phân tích phổ Spectrum Analyzer, giao diện web điều khiển cho nhân viên trên bờ dùng phần mềm Aptus để quản lý, khắc phục lỗi, cập nhập phần mềm.

Công ty vận tải Meratus đã bắt đầu sử dụng container thông minh SMARCO-Smart Container, lắp đặt cảm biến IoT, định vị GPS và khả năng theo dõi thông số qua phần mềm điện toán đám mây.
ORBCOMM thông báo đã thêm khả năng dùng mạng công nghệ LoRa WAN diện rộng công suất thấp cho ứng dụng quản lý container IoT của hãng. Sản phẩm này do hãng hợp tác với công ty Ireland Net Feasa phát triển, dùng theo dõi container trên các tàu hàng. Hệ thống bao gồm ứng dụng quản lý container VesselConnect của ORBCOMM, kết hợp thiết bị Net Feasa EvenKeel IoT truyền dẫn thông tin thời gian thực container đông lạnh qua LoraWan gateway lắp trên tàu.
Thông tin chủ yếu của container bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, cảnh báo được thu thập bằng thiết bị EvenKeel và cập nhập liên tục lên VesselConnect. Thông tin sau đó được truyền qua vệ tinh về ứng dụng trạm trên đất liền ORBCOMM, cho phép khách hàng định vị tất cả các container trên tất cả tàu hàng từ trung tâm chỉ huy và điều khiển duy nhất. Đây là hệ thống hai chiều nên cho phép nhân viên trên tàu và khách hàng trên đất liền có thể điều khiển nhiệt độ trên container. Ứng dụng LoraWan này tương thích với tiêu chuẩn IoT của Hiệp hội Vận tải Container Kỹ thuật số (Digital Container Shipping Association -DCSA).
ORBCOMM là đối tác chiến lược của Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (VISHIPEL) trong hợp tác giám sát tàu biển tàu cá tại Việt Nam.
Tập đoàn Xây lắp Năng lượng Trung Quốc (POWERCHINA) thông báo đã hòan thành việc lắp cánh cho tất cả tua bin của Nhà máy điện gió Cà Mau 1, giai đoạn 1A. Đây là nhà máy điện gió ngoài khơi lớn nhất Đông Nam Á với công suất dự kiến 350 MW, chia làm các giai đoạn A, B, C, D.
Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có thông báo 05TI/20VRQC ngày 20/12/2020 về việc từ quản lý rủi ro về an toàn và an ninh mạng trên tàu biển hoạt động trên tuyến quốc tế theo nghị quyết MSC.428 (98) của IMO. Theo đó từ 01/01/2021, khi đánh giá làn đầu, hàng năm hoặc cấp mới DOC đối với các công ty vận tải biển quốc tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ đánh giá việc cập nhật hệ thống quản lý tàu biển SMS và triển khai thực hiện của các Công ty đối với rủi ro mạng phù hợp với các hướng dẫn của IMO.
Cục Đăng kiểm cũng công bố phiên bản song ngữ hướng dẫn quản lý rủi ro mạng trên tàu - cập nhập lần thứ 3.
Thales Alenia Space đã ký hợp đồng với nhà thầu chính MKE cung cấp cho Cục Hàng hải trạm mặt đất MEOLUT thuộc hệ thống đài vệ tinh tìm kiếm cứu nạn COSPAS-SARSAT MEOSAR thế hệ mới. Trạm cho phép phát hiện tín hiệu cứu nạn từ máy phát, phao cứu bạn beacon trên đất liền, trên không và trên biển xung quanh Hải Phòng 2500 km.