Chương trình Cospas-Sarsat Quốc tế đã khởi xướng phát triển hệ thống vệ tinh quỹ đạo trái đất độ cao trung bình cho Tìm kiếm và Cứu nạn (Medium-altitude Earth Orbiting Satellite System for Search and Rescue - MEOSAR) vào năm 2004. Kể từ đó, việc phát lại và thực thi (repeater-payloads) cho hoạt động tìm kiếm và cứu hộ được triển khai trên vệ tinh Global Navigation Satellite Systems (GNSS) của Châu Âu (hệ thống Galileo), Glonass của Nga, GPS của Mỹ và gần đây có BDS hay "BeiDou" của Trung Quốc. Khả năng hoạt động ban đầu của hệ thống được công bố tháng 12 năm 2016 và việc hoạt động đầy đủ chức năng dự kiến sẽ vào năm 2023. MEOSAR thay thế hoàn toàn cho vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEOSAR) và vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh (GEOSAR), và sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống LEOSAR thành vệ tinh chính cho Cospas-Sarsat.
Hệ thống Cospas-Sarsat
Hệ thống Cospas-Sarsat bao gồm:
- Bộ phát tín hiệu cấp cứu 406 MHz (ELT cho hàng không, EPIRB cho hàng hải, PLB cho cá nhân) dùng cho trường hợp cứu hộ.
- Thiết bị trên vệ tinh dùng phát hiện tín hiệu cấp cứu truyền đi bởi bộ phát cấp cứu.
- Trạm thu mặt đất ( Local Users Terminals - LUT), nhận và xử lý tín hiệu đường xuống vệ tinh tạo cảnh báo cấp cứu và
Trung tâm Điều hành (Mission Control Centers - MCC) nhận cảnh báo phát ra từ LUT và chuyển đến đầu mối tiếp nhận Tìm kiếm và Cứu nạn trên thế giới (Search and Rescue Points of Contact - SPOC).
Hiện nay Cospas-Sarsat đang dùng ba loại vệ tinh:
- Vệ tinh quỹ đạo độ cao thấp (LEOSAR).
- Vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh (GEOSAR).
- Vệ tinh quỹ đạo trung bình (MEO), tạo thành hệ thống MEOSAR với các chức năng hoạt động ban đầu.
Khi vận hành đầy đủ chức năng MEOSAR sẽ phủ sóng gần toàn cầu và phát hiện tín hiệu gần như thời gian thực và vị trí độc lập.
Hệ thống MEOSAR
Các vệ tinh của Hệ thống Vệ tinh Dẫn đường Toàn cầu (Global Navigation Satellite System - GNSS) quay quanh trái đất ở độ cao 19.000 - 23.000 km, phạm vi quỹ đạo độ cao trung bình. Vì thế nên hệ thống này của Cospas-Sarsat được gọi là hệ thống Tìm kiếm và Cứu nạn Quỹ đạo Trái đất Độ cao trung bình (Medium-altitude Earth Orbit Search and Rescue system) hay là MEOSAR. Nó bổ sung cho hệ thống LEOSAR và GEOSAR hiện có.
MEOSAR khắc phục được những khiếm khuyết trong việc phát hiện và định vị thiết bị chỉ báo vị trí khẩn cấp (beacon) của LEOSAR và GEOSAR. Mặc dù GEOSAR gần như ngay nhận được thông điệp cấp cứu của thiết bị chỉ báo khẩn cấp trên toàn cầu nhưng không thể định vị được beacon trừ khi vị trí được lưu trữ trong thông điệp beacon từ bộ thu GNSS bên trong hoặc kết nối với beacon. LEOSAR định vị được beacon mà không cần có thông tin vị trí trong thông báo truyền đi từ beacon (hoặc xác nhận vị trí thậm chí nếu thông tin vị trí được truyền trong thông điệp beacon). Nhưng hệ thống vệ tinh LEOSAR chỉ quan sát được một phần nhỏ của trái đất tại bất kỳ thời điểm nào, nên sẽ tạo ra độ chậm chễ trong việc truyền tín hiệu cấp cứu đến trạm thu mặt đất. Trong khi LEOSAR và GEOSAR vẫn hoạt động tốt cho việc tìm kiếm và cứu nạn, meosar tạo ra cuộc cách mạng trong hoạt động cứu hộ.
MEOSAR có cả ưu điểm của cả LEOSAR và GEOSAR mà không bị vướng các khiếm khuyết bằng cách nhận các thông điệp cấp cứu tin cậy cao và thông tin vị trí beacon độc lập, gần như thời gian thực trên phạm vi toàn cầu. Số lượng vệ tinh MEOSAR lớn cho phép thông báo cấp cứu được chuyển tiếp qua nhiều vệ tinh đến ăng ten thu trạm mặt đất, nâng cao khả năng phát hiện nhanh và cải thiện độ chính xác vị trí. MEOSAR cũng có cải tiến cho thiết bị chỉ báo khẩn cấp beacon Cospas-Sarsat như truyền dẫn return-link-service - RLS) xác nhận với người dùng biết thông báo cấp cứu đã được nhận và vị trí beacon đã được phát hiện.
Từ đầu 2013 Cospas-Sarsat đã đánh giá thử nghiệm MEOSAR với các khả năng của MEOSAR cho tương lai. Giai đoạn vận hành với các chức năng ban đầu từ tháng 12 năm 2016. MEOSAR sẽ vận hành đầy đủ chức năng vào 2023.
MEOSAR tương thích hoàn toàn với các beacon Cospas-Sarsat 406-MHz được dùng bởi LEOSAR và GEOSAR trong hàng thập kỷ trước.