hàng không
-
AirAsia chọn radar thời tiết và điện tử hàng không Multiscan ThreatTrack của hàng Rockwell Collins cho 36 máy bay Airbus A320
AirAsia đã chọn bộ giải pháp thông tin, dẫn hướng và giám sát của hãngRockwell Collins, bao gồm radar thời tiết Multiscan ThreatTrack ™ và GLU-925 Multi-Mode Receive (MMR), cho 36 máy bay Airbus A320 mới.
Ngoài ra, AirAsia cũng mở rộng hợp đồng bảo trì với Rockwell Collins với đội bay Airbus A320 mới. Công ty này sẽ bảo trì các hệ thống điện tử trên máy bay A320 mới, với tổng sổ lượng lên đến 211 chiếc.
Multiscan ThreatTrack dự báo mưa đá và sấm sét tế bào bão và cảnh báo các phi công các mối đe dọa đáng kể bên cạnh hoặc trên tế bào bão. Ngoài ra, radar mới này lần đầu tiên trong ngành công nghiệp hàng không có tính năng phát hiện hai mức bất ổn hoặc đạt chất lượng,thông báo chính xác cho tổ bay của các loại bất ổn trong hành trình. Multiscan ThreatTrack dự kiến sẽ được chứng nhận trên máy bay Airbus trong năm 2015.
Rockwell Collins GLU-925MMRcho phép hãng hàng không và điều hành bay sử dụng tính năngkết hợp Kỹ thuật dẫn đường theo yêu cầu (Required Navigation Performance - RNP) /Area Navigation (RNAV) và Hệ thống Thông báo Giám sát Phụ thuộc Tự động (Automatic Dependent Surveillance-Broadcast - ADS-B). GLU-925 đáp ứng các yêu cầu về nguồn dẫn hướngmáy bay khác nhau, Category III Instrument Landing System (ILS), Category I Global Positioning Landing System (GLS), RNP/RNAV (RNP Authorization Required 0.1), và chuẩn GPS định vị cho ADS-B.
-
Cáp cao tần PK
Thông số kỹ thuật
Cáp RF bọc kim, tiêu chuẩn quân sự, lõi đồng mạ bạc, bọc lưới đồng chống nhiễu chống oxi hóa,vỏ chống dập, chống rút lõi. độ cách điện vỏ và lõi ≥ 100 MΩ, 1x1,5mm2
Điện áp làm việc < 0,9 kV
Hệ số sóng đứng 1,52
Điện dung trong 1 m cáp 6,7 pF
Tiêu chuẩn: ГОСТ 11326.0-78
- Chuẩn SpaceWire
SpaceWire là chuẩn mạng máy tính kết nối các cảm biến tốc độ cao, bộ xử lý, bộ nhớ và hệ thống đo xa điều khiển từ xa dành cho công nghiệp hàng không vũ trụ. Nó có tốc độ từ 2 đến 200 Mbit/s, hai chiều, song công, liên kết dữ liệu giữa các thiết bị hỗ trợ SpaceWire. Mạng được xây dựng theo ứng dụng cụ thể dùng điểm - điểm hoặc routing switches. Thông tin được gửi theo liên kết SpaceWire theo gói tin riêng biệt. Thông tin điều khiển và thời gian cũng được gửi theo liên kết SpaceWire.
- Chuyển đổi sang MEOSAR
Chương trình Cospas-Sarsat Quốc tế đã khởi xướng phát triển hệ thống vệ tinh quỹ đạo trái đất độ cao trung bình cho Tìm kiếm và Cứu nạn (Medium-altitude Earth Orbiting Satellite System for Search and Rescue - MEOSAR) vào năm 2004. Kể từ đó, việc phát lại và thực thi (repeater-payloads) cho hoạt động tìm kiếm và cứu hộ được triển khai trên vệ tinh Global Navigation Satellite Systems (GNSS) của Châu Âu (hệ thống Galileo), Glonass của Nga, GPS của Mỹ và gần đây có BDS hay "BeiDou" của Trung Quốc. Khả năng hoạt động ban đầu của hệ thống được công bố tháng 12 năm 2016 và việc hoạt động đầy đủ chức năng dự kiến sẽ vào năm 2023. MEOSAR thay thế hoàn toàn cho vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEOSAR) và vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh (GEOSAR), và sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống LEOSAR thành vệ tinh chính cho Cospas-Sarsat.
- Cơ hội chiến lược cho Hàng không Việt Nam
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association - IATA) đã kêu gọi chính phủ Việt Nam cải thiện ngành vận tải hàng không để phát triển kinh tế thông qua kết nối hàng không toàn cầu. IATA xác định ba lĩnh vực chiến lược chính tập trung: cơ sở hạ tầng, sự hài lòng khách hàng và vận tải hàng hóa.
"Việt Nam là một thị trường hàng không năng động và phát triển nhanh chóng. Sự phát triển thành công của ngành hàng không sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Hàng không phải được phát triển chiến lược và chính xác", ông Tony Tyler, Tổng giám đốc của IATA phát biểu trong "Ngày Hàng không Việt Nam" tổ chức bởi IATA và Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam tổ chức. Hàng không đóng góp 6 tỷ đô la vào GDP Việt Nam và tạo ra 230.000 việc làm. Từ năm 2008 đến 2013, lưu lượng hành khách của Việt Nam đã tăng 96%.
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là thành phần quan trọng của ngành vận tải hàng không cần cải thiện. Việt Nam đứng thứ 82 về chỉ số cơ sở hạ tầng theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Trong mười quốc gia ASEAN, Việt Nam xếp hạng thứ sáu. Việt Nam đang cải hiệnxếp hạng thấp với các mục đầu tư đáng kể. Chính phủ công bố kế hoạch tổng thể phát triển 26 sân bay đến năm 2020. Việc mở rộng sân bay đang được triển khai tại sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất, với việc xây mới sân bay quốc tế Long Thành vào năm 2020.
Trong khi hoan nghênh các biện pháp tích cực thực hiện để cải thiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam, IATA kêu gọi cẩn thận khi vạch kế hoạch và tư vấn công nghiệp dẫn đếncơ chế quản lý tiên tiến khi thay đổi cấu trúc hiện tại và quyền sở hữu các sân bay của Việt Nam. Việt Nam có kế hoạch mở sân bay cho đầu tư và quản lý nước ngoài và tư nhân hóa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Trong khi tư nhân hóa có thể cung cấp vốn chocơ sở hạ tầng, chúng ta cũng thấy hậu quả tiêu cực ngoài ý muốn. Việc tăng các loại phí và tăng ngầm vốn đầu tư (CAPEX) từ các công ty tư nhân điều hành để cho ra nhiều lợi nhuận ", Tyler nói.
"Để cân bằng sức mạnh thị trường của các sân bay tư nhân, Việt Nam cần thiết lập cơ quan quản kinh tế độc lập hiệu quả, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó sẽ mang lại cách tính cước hợp lý phù hợp với chính sách của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Phí thấp hơn cũng sẽ cải thiện tính khả thi của đường bay và cho phép Việt Nam gặt háilợi ích từ việc tăng cường kết nối và lưu lượng sử dụng tăng lên, "Tyler nói. "Chính sách của ICAO về phí dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử, không phụ thuộc chi phí (cost-relatedness), minh bạch, và có tham vấn người sử dụng.Độ hài lòng hành khách (Passenger Experience)
Tyler chỉ ra bằng việc thực hiện Chương trình du lịch nhanh IATA (IATA’s Fast Travel ) và nới lỏng các yêu cầu về thị thực để cải thiện độ hài lòng hành khách tại Việt Nam.
Du lich nhanh: Tyler khuyến khích Việt Nam thực hiệnsáu sáng kiến du lịch nhanh bao gồm check-in, hành lý tự gắn thẻ, kiểm tra giấy tờ, rebooking chuyến bay, tự đặt chỗ lên tàu và tìm hành lý thất lạc. Hành khách qua khảo sát của IATA toàn cầu cho thấy muốn tự mình làm nhiều việc hơn. Khi Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng sân bay,có cơ hội để xây dựng dịch vụ tự phục vụ cho khách du lich", Tyler nói. Ông trích dẫn Sân bay Quốc tế Doha của Hamad, mở cửa năm nay với năm trong sáu sáng kiến du lịch nhanh.
Giảm bớt các yêu cầu cấp Visa: Tyler kêu gọi xem xét lại các yêu cầu thị thực nhập cảnh Việt Nam. "Du lịch là quan trọng đối với Việt Nam. Mỗi khách du lịch quyết định nghỉ ở nước láng giềng vì quá trình xin thị thực của Việt Nam là mất đu một cơ hội kinh tế. Đơn giản hóa các yêu cầu thị thực sẽ thúc đẩy du lịch," Tyler nói. Trong sếp hạng chỉ sốhạn chế Visa của Henley & Partners, Việt Nam đứng thứ 81 vì có 47 quốc gia không cần visa để vào, so với Singapore (thứ 5), Malaysia (thứ 8) và Hồng Kông (15).
Hàng hóa
Trong khi cước vận tải hàng không chiếm số lượng rất nhỏ , nó lại chiếm 25% giá trị thương mại của Việt Nam, tương đương 29 tỷ đô la. E-freight (Vận tải điện tử) sẽ giúp nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp hàng không của Việt Nam.
"Bước quan trọng để thực hiện e-freight là triển khai e-Air Waybill (e-AWB) Vận đơn điện tử. Trong khi Việt Nam Airlines đãsử dụng e-AWB cho vận chuyển hàng hóa trong nước, hãng vẫn không thể triển khai với tuyến quốc tế vì Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn Công ước Montreal 99 (MC99). Tôi kêu gọi Việt Nam phê chuẩn MC99 một cách nhanh chóng để hiệu quả cao hơn trong lĩnh vực vận tải hàng không của Việt Nam, "Tyler nói. MC99 cung cấp khung pháp lý cho việc sử dụng các tài liệu điện tử vận chuyển, mở đường cho các hãng giao nhận vận tải và các hãng hàng không sử dụng e-AWB.Ebola
Trong bài phát biểu quan trọng của mình tại Ngày Hàng không, Tyler cũng đề cập mối quan tâm liên quan đến sự lan truyền virus Ebola bằng đường hàng không.
"Ebola là căn bệnh khủng khiếp. Nhưng nó rất khác so với SARS, có tác động tàn phá đối với ngành hàng không ở châu Á. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông báo rằng nguy cơ lây truyền của Ebola trong du lịch hàng không là thấp. Đã xử lý với nhiều đợt bùng phát các bệnh truyền nhiễm trong những năm qua, ngành công nghiệp vận tải hàng không đã được chuẩn bị, "Tyler nói. Tài liệu hướng dẫn của WHO, ICAO và IATA. IATA có tài liệu hướng dẫn cụ thể về các bệnh truyền nhiễm có sẵn đối với nhân viên bảo trì, phi hành đoàn, dọn dẹp, và đại lý vận tải hànhkhách.
"IATA làm việc chặt chẽ với WHO và ICAO trong công tácđặc nhiệm để đảm bảo phối hợp hiệu quả nỗ lực ảnh hưởng đến hàng không dân dụng. WHO là chuyên gia toàn cầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm theo hướng dẫn củaWHO và khuyến khích chính phủ làm theo," Tyler nói .
- Contact
Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. - From
- IATA Training and Development Institute
- Website
- www.iata.org
- Dung dịch chống ăn mòn
Dung dịch chống ăn mòn MIL-PRF-81309H Type II hiệu quả cao, cán nước, không có chất cứng nước, tạo màng chống ăn mòn. Lớp màng bảo vệ MIL-PRF-81309H mỏng, không gây ố và có tính bảo vệ cao.
- Đầu cắm, cáp chuẩn hàng không
Đầu nối 2РМДТ24Б10Ш5В1В, cho cáp chống nhiễu. Đường kính toàn bộ 33mm, chân kim 2.5 mm chịu điện áp lên đến 25A cho mỗi chân kim hay 155A cho toàn bộ đầu nối.
Tiếp xúc mạ bạc
Số chân: 27
Vỏ vật liệu kim khí
Cách điện carbolit
Điện áp làm việc V560
- Đầu nối MIL-DTL- 38999, MIL-C-26482
MIL-DTL- 38999 series III là kiểu đầu nối dùng cho môi trường khắc nghiệt hình trụ vỏ kim loại dùng kết nối cáp đến bảng điều khiển trong hàng không,
quân sự...- Elbit cung cấp hệ thống huấn luyện tác chiến điện tử cho không quân quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương
Elbit System công bố đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống huấn luyện tác chiến điện tử cho không quân một quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương. Theo hợp đồng Elbit sẽ cung cấp công nghệ tiên tiến nhất huấn luyện không quân huấn luyện bay theo thời gian thực, trong các điều kiện tác chiến điện tử khác nhau.
- Elbit Systems cung cấp thiết bị quang điện tử hàng không cho khách hàng châu á
Elbit Systems Ltd (NASDAQ và TASE: ESLT) ("Elbit Systems") công bố công ty con thuộc tập đoàn, công tyElbit Systems Electro-optics - Elop Ltd. (Elop), đã được trao hợp đồng tiếp theo cung cấp hệ thống trinh sát quang điệnDigital CoMPASS® tiên tiến cho không quân một nước Châu Á-Thái Bình Dương dùng lắp đặt trên máy bay trực thăng. Hợp đồng sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian ba năm.
Adi Dar, Tổng Giám đốc công ty Elbit Systems Electro-Optics Elop, nói: "Điều này rất quan trọng vì phản ánh sự hài lòng của khách hàng chúng tôi với một số hệ thống đã mua trước đây. Sản phẩm chúng tôi cung cấp luôn sáng tạo và tiên tiến, và chúng tôi là một trong những nhà cung cấp trinh sát quang điệnhàng đầu thế giới".
DCoMPASS ® (Digital Compact Multi Purpose Advanced Stabilized System) là thiết bị trinh sát quang điện đa cảm biến,ổn định cao, trọng lượng nhẹ lắp đặt cho máy bay cánh cố định và cánh quay tròn, cho cả đất liền và biển. Công nghệ quang học quan sát 24/7 với khả năng quan sát đêm"ISTAR"(tình báo, giám sát, phát hiện mục tiêu và trinh sát), DCoMPASS ® cho phép sử dụng tối ưu ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.
- Ensinger đưa ra sản phẩm nhựa nhiệt dẻo polyimide Aurum
Ensinger GmbH, công ty Đức hàng đầu cung cấp nhựa thành phẩm và bán thành phẩm hiệu suất cao đã bắt đầu đưa ra các sản phẩm dựa trên nhựa nhiệt dẻo polyimide AURUM TPI. Nguyên liệu này do Mitsui Chemical sản xuất.
- Everdigm phát triển xe chữa cháy sân bay
Công ty Everdigm thuộc tập đoàn Hyundai Hàn Quốc đã quyết định phát triển mẫu xe chữa cháy sân bay dùng cứu hộ chữa cháy máy bay. Đây là công ty đầu tiên của Hàn Quốc sản xuất loại xe chữa cháy này. Thị trường trên thế giới chủ yếu thuộc về hãng Oshkosh của Hoa Kỳ và Rosenbauer của Áo.
Everdigm thiết kế xe đạt tốc độ 80 km/h sau 40 giây, phun 4500 lít nước hoặc foam chữa cháy trong một phút khi đang dịch chuyển. Xe đạt tiêu chuẩn Civil Aviation Organization (ICAO), American Fire Protection Association (NFPA), Federal Aviation Administration (FAA) và dự kiến đưa ra thị trường vào năm 2024. Xe chữa cháy Everdigm đã được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.
- Giao liên cao tần
Ứng dụng
Các loại radar và ăng ten HF: AESA, cảnh giới, hỏa lực, ATC, hàng không, thời tiết, SATCOM, Sonar
Thông số kỹ thuật
- Tốc độ quay tối đa: 250 rpm; - Tốc độ truyền dữ liệu: 100, 1000 Mbps; - Điện áp tối đa [AC/DC]: 240VAC, 600VDC; - Dòng điện tối đa: 2, 10 A.
.Tương thích
Radar NKE-339, NTG-420SQ1
Mã sản phẩm
Phần giao liên
-Phần Anten: Kích thước (DxRxC) 1000x300x300 mm. Vật liệu: Nhôm A5052 dày 1,2mm phay CNC; - Kích thước, vị trí phay cắt theo bản vẽ kỹ thuật.
Giao liên cao tần K2
- Vỏ ngoài có đường kính trong (d): 45 mm; Đường kính ngoài (D): 120 mm; Độ dày (B): 15 mm làm bằng nhựa cao tần (chịu được điện áp và tần số cao, trong môi trường nhiệt độ cao) - Lõi chế tạo bằng đồng đảm bảo dẫn điện tốt, phần tiếp xúc của giao liên đảm bảo tiếp xúc chắc chắn trong quá trình làm việc.
- Chuẩn SpaceWire
-
Hãng Frequentis cung cấp hệ thống thông tin liên lạc bảo mật cho Tổng Công ty Quản lý Bay
Frequentis đã trúng thầu cung cấp hệ thống thông tin đàm thoại cho Trung tâm Điều khiển không lưu, Tổng Công ty Quản lý Bay Việt Nam.
Frequentis cung cấp cho trung thâm điểu khiển không lưu hệ thống VCS 3020X, trong nỗ lực đảm bảo an ninh của Tổng Công ty quản lý bay cho Vùng Thông tin bay Hà Nội (Flight Information Region -FIR).
Dùng công nghệ mới nhất bảo mật liên lạc đàm thoại, hệ thống dự kiến đem lại độ tin cậy cho hệ thống thông tin liên lạc cần thiết của trung tâm kiểm soát không lưu.
VCS 3020X cho ACC Hà Nội hỗ trợ 50 vị trí làm việc sử dụng bảng điều khiểnFrequentis' built IP (iPOS).
Dự kiến sẽ được chuyển giao và lắp đặt trong năm 2013, hệ thống này cũng sẽ bao gồm bộ mô phỏng cho các điều khiển của Tổng Công ty Quản lý Bay, và hệ thống bộ đàm Ip dự phòng.
Frequentis VCS được thiết kế mô-đun, kiến trúc phân tán và phân cấp hỗ trợ tích hợp dự phòng mở rộng dựa trên các máy chủ truyền thông song song.
Dùng giao diện hiện đại, VCS 3020X cho phép tích hợp bộ đàm, điện thoại và đàm thoại nội bộ trên hệ thống duy nhất.
Hỗ trợ tới 8.000 kênh thông tin được kết nối, hệ thống 3020X cho phép ghép từ TDM đến IP dựa trên TDM và điểm-điểm Ethernet / IP -liên kết.
Hệ thống 3020X cũng cho phép người dùng chia hệ thống thành tám nút chuyển mạch được kết nối với nhau thông qua cáp quang cho cả thoại và dữ liệu.
-
Hàng không sử dụng RFID dò tìm hành ký
<
Hãng hàng không Pháp AirFrance và nhân viên cảng hàng không bắt đầu áp dụng RFID trong công tác quản lý hành lý tại sân bay Charles de Gaulle (CDG) từ năm 2020. Dự án đang được triển khai tại nhà ga và hệ thống phân loại hành lý. Khoảng 8 triệu túi hành lý sẽ được gắn thẻ RFID để theo dõi sau khi gửi từ năm 2020. Mục tiêu làm giảm thời gian chờ, chuyển trung gian cho hành khác.
AirFrance không phải là hãng đầu tiên sử dụng RFID cho dò tìm hành lý. Trước đó Delta Air Lines đã đầu tư sử dụng RFID cho dò tìm hành lý từ năm 2016. Khoản đầu tư đó đã chứng tỏ đươc hiệu quả: hành lý không bị chuyển nhầm và thất lạc, hành khách hài lòng hơn với dịch vụ, chi phí bồi thường do chậm và muộn giảm mạnh.
Hiệu quả đầu tư của Delta dẫn đến việc năm 2018, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association IATA) đã đưa ra khuyến nghị IATA Resolution 753 mục tiêu 80% hành lý sẽ sử dụng thẻ RFID đến năm 2020. Tại đại hội thường niêm IATA 2019 đã nhất trí quan điểm này từ tất cả các thành viên.
IATA đưa ra danh sách 74 sân bay cần áp dụng công nghệ RFID để thẻ RFID hành lý có thể sử dụng trên toàn cầu. Rất may mắn là việc này chỉ yêu cầu nâng cấp hệ thống phân loại hành lý mà không cần phải thay mới. IATA lưu ý thẻ RFID làm tăng 10-20% độ chính xác cho hệ thống phân loại hành lý.
Danh sách 18 đối tác chiến lược triển khai RFID dò tìm hành lý của IATA: ARINC (Rockwell Collin), Avery Dennison, SITA, Toyo Kanetsu Toyo Kanetsu Solutions K.K., Vanguard ID Systems, Zafire, Amadeus IT Group SA, Brock Solutions Inc,...
-
Hệ thống An toàn và Cứu nạn Hàng hải Toàn cầu GMDSS
Hệ thống An toàn và Cứu nạn Hàng hải toàn cầu (Global Maritime Distress and Safety System - GMDSS)là một thỏa thuận quốc tế về thông số kỹ thuật, cách vận hành và điều hành hệ thống thông tin liên lạc an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu. Nó được Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế IMO đưa ra vào năm 1988, dựa trên chương V Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển năm 1974 (phần nói về hệ thống bộ đàm), được toàn cầu hóa từ năm 1992 - 1997, quy định kiểu thiết bị và giao thức truyền thông dùng để tăng độ an toàn và dễ dàng khi cứu hộtàu thuyền và máy bay.
-
Hệ thống ILS/DME
Bo điều khiển từ xa RCA 1750A
RCA 1750A Remote Control Assy
- Hiển thị: + ALARM – Alarm/OFF; + NORMAL – Normal/operating; + WARN – Cảnh báo chung; + IDENT – Cảnh báo Ident (Không phục vụ đài GP); + MAINT – Cảnh báo thông số Maintenance; + MON DIS – Cảnh báo không chấp nhận giám sát; + STB ON AIR – Cảnh báo hoạt động (đang phát) của máy phát dự phòng; + MAIN 1 – Cảnh báo lỗi nguồn điện 1 (bộ sạc); + MAIN 2 – Cảnh báo lỗi nguồn điện 2 (bộ sạc); + LO BATT – Cảnh báo nguồn ắc quy thấp hoặc bị cách ly; + TX1 ON AIR – Chỉ thị máy phát TX1 đang phát; + TX2 ON AIR – Chỉ thị máy phát TX2 đang phát; + PARAM – Cảnh báo thông số; + COMMS – Lỗi kết nối từ tủ máy ILS; + SERVICE – Đang trong chế độ bảo trì; + CAN ERR – Lỗi kết nối giao thức CAN từ bảng hiển thị trạng thái từ xa; - Điều khiển: + ON/OFF – Công tắc chuyển đổi trạng thái ON/OFF; + CHANGE OVER: Nút nhấn chuyển đổi máy phát;
-
Heerim trúng thầu tư vấn giám sát sân bay quốc tế Long Thành
Công ty Hàn Quốc Heerim Architects & Planners ngày 7/8 thông báo đã trúng thầu hợp đồng tư vấn giám sát giai đoạn xây dựng - dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (LTIA).
-
Heerim trúng thầu tư vấn giám sát sân bay quốc tế Long Thành
Công ty Hàn Quốc Heerim Architects & Planners ngày 7/8 thông báo đã trúng thầu hợp đồng tư vấn giám sát giai đoạn xây dựng - dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (LTIA). Heerim sẽ có trách nhiệm kiểm tra thiết kế và giám sát trong giai đoạn xây dựng.
-
Hội thảo lần 4 về hạ tầng giao thông
4th Annual Transport & Infrastructure 2020 Vietnam
Thời gian: 6 - 7 / 4 / 2020
Địa điểm: Hilton Hanoi Opera.
Nội dung hội thảo:
- Mở rộng Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam với tốc độ từ 160 đến 200 km / giờ vào năm 2030 và có khả năng lên tới 350 km / giờ vào năm 2050.
- Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025: các chiến lược về kết nối đường sắt xuyên biên giới ASEAN
- Phát triển quan hệ đối tác công tư trong cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam.- Phát triển cảng, vận tải hàng hóa và hậu cần tại Việt Nam.
- ASEAN Catalytic Green Finance Facility thúc đẩy cơ sở hạ tầng xanh Đông Nam Á.
- Thị trường taxi Việt Nam: tăng trưởng, xu hướng và dự báo 2019-2024.
- Những tiến bộ công nghệ của Blockchain và IoT tại Giao thông vận tải Việt Nam.
Tóm tắt:
Trong thập kỷ qua sự gia tăng của Việt Nam trong các ngành công nghiệp cạnh tranh, định hướng xuất khẩu và dịch vụ làm hiện đại hoá nền kinh tế. Tổng khối lượng hàng hoá vận tải tăng lên gấp 3 lần làm đất nước phải hiện đại hoá hạ tầng vận tải để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Hiện tại hệ thống đường bộ dài 258.200 km chỉ có 19% được tảm nhựa và 40% trong tình trạng kém.
Theo Tầm nhìn Chiến lược Giao thông Việt Nam 2030, có 44 dự án PPP với tổng giá trị đầu tư lên tới 120 tỷ USD trong lĩnh vực đường bộ và điện, chủ yếu xây dựng 2000 km đường cao tốc trên cả nước. Trong lĩnh vực hàng không, Chính phủ mong muốn nâng cấp hầu hết 23 sân bay hiện có và phát triển các sân bay mới với tổng vốn đầu tư 13,4 tỷ USD, dự án quan trọng nhất là Sân bay quốc tế Long Thành với tổng vốn đầu tư 6,7 tỷ USD cho Giai đoạn 1. Trong lĩnh vực đường sắt sẽ mở rộng hệ thống đường sắt đô thị metro và monorail tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, giảm phương tiện cá nhân để nâng cao chất lượng không khí. Việc mở rộng đường sắt Bắc Nam từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những dự án quan trọng nhất với khoản đầu tư ước tính 350 nghìn tỷ đồng (18,5 tỷ USD) sẽ được hoàn thành vào năm 2020.