Tin tức

Tin thị trường

TEPCO Power Grid đầu tư vào Deep C Green Energy

Ngày 29 tháng 11 năm 2018 - TEPCO Power Grid, Inc. (TEPCO PG) và Infra Asia Investment (Hong Kong) Limited (IAI) đã ký thỏa thuận TEPCO PG sẽ mua 50% cổ phần công ty Deep C Green Energy Limited (DCGE HK). Dự án này là khoản đầu tư đầu tiên của TEPCO PG vào một dự án phân phối điện ngoài Nhật Bản.

TEPCO PG và IAI sẽ hợp tác phân phối và bán lẻ điện thông qua công ty con, Công ty TNHH Deep C Green Energy (Vietnam) (DCGE VN), công ty phân phối và bán lẻ điện tại  khu công nghiệp DEEP C tại thành phố Hải Phòng. TEPCO PG sẽ phụ trách kỹ thuật và xây dựng hạ tầng, IAI sẽ chủ yếu phụ trách vận hành và ký hợp đồng với khách hàng. 

TEPCO PG mong muốn cung cấp nguồn điện chất lượng cao, đáng tin cậy cho các khách hàng trong khu công nghiệp DEEP C bằng cách giới thiệu nguồn cung cấp điện dựa trên công nghệ tiên tiến và kiến thức vận hành từ Nhật Bản. TEPCO PG theo đuổi chiến lược mở rộng kinh doanh toàn cầu, bằng cách tận dụng các công nghệ và kiến thức thiết kế nhà máy, vận hành và bảo trì cơ sở, cũng như sử dụng năng lượng tái tạo và các dịch vụ mới dựa trên phân tích dữ liệu năng lượng, lưới điện thông minh.

Bharat Electronics mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman đã khánh thành văn phòng đại diện Bharat Electronics Ltd (BEL), công ty quốc phòng Ấn Độ đầu tiên tại Việt Nam. Lế khánh thành diễn ra tại khách sạn Melia Hà Nội trong Diễn đàn Công nghiệp Quôc phòng Việt Nam - Ấn Độ với sự tham dự của Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành BEL Gowtama M V và Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam P Harish, Phụ trách Quốc phòng Tiến sỹ Ajay Kumar và các quan chức quốc phòng Việt Nam, Ấn Độ.

BEL là công ty hoạt động trong lĩnh vực chiến tranh điện tử (EW), Tình báo Trinh sát Giám sát (C4ISR) đang muốn hợp tác với Việt Nam. Văn phòng BEL thúc đẩy xuất khẩu lĩnh vực như hệ thống vũ khí, hệ thống radar, hệ thống hải quân, hệ thống thông tin quân sự, hệ thống chiến tranh điện tử, hệ thống quản lý chiến đấu và hệ thống giám sát ven biển. Ấn Độ cũng đã triển khai hợp tác tại Công viên Phần mềm Quân sự Nha Trang, đào tạo và chuyển giao an ninh mạng và kịch bản chiến tranh trị giá 5 triệu đô la. Văn phòng không chỉ phục vụ cho thị trường Việt Nam mà cho toàn bộ Đông Nam Á, mà việc thành công tại Việt Nam sẽ là tác nhân thúc đẩy mạnh mẽ sản phẩm quốc phòng Ấn Độ đến các nước ASEAN. Việc bán vũ khí cho các thành viên ASEAN được tài trợ thông qua viện trợ quân sự hoặc tài trợ tín dụng là một khía cạnh quan trọng trong việc tiếp cận ngoại giao của Ấn Độ ở Đông Nam Á và Việt Nam là "trục" của chính sách "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ. 

 

Foxconn xem xét chuyển dây chuyền lắp ráp iphone sang Việt Nam

Tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) đã có các buổi tiếp xúc với UBND Thành phố Hà Nội để xem xét chuyển dây chuyền lắp Iphone sang Việt Nam nhắm tránh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Các nhà phân tích dự báo khi Tổng thống Trump nâng mức thuế lên 25%, các nhà cung cấp cho Apple sẽ phải chuyển đi khỏi Trung Quốc.

Tập đoàn Hồng Hải vẫn đang hoạt động tại Việt Nam. Vào tháng 10, Công ty con thuộc tập đoàn, Foxconn Interconnect Technology Limited thông báo đã mua lại New Wing Interconnect Technology Limited tại Bắc Giang với trị giá 130 triệu đô la. Vào tháng 3, Apple đã thông báo danh sách 200 nhà cung cấp của hãng. Trong số đó có Hồng Hải với nhà máy tại Bắc Giang Việt Nam,  Guanlan Science and Technology Park tại Thâm Quyến, Huai'an và Kunshan tại Giang Tô.

Các nhà cung cấp cho Apple đang chịu sức ép về lợi nhuận, Hồng Hải cũng không nằm ngoài việc đó. Việc lắp ráp Iphone chiếm tới 50% lợi nhuận của tập đoàn, và có thể lên đến 70% vào cuối năm nay. Khi Iphone không được tiêu thụ tốt, lợi nhuận của tập đoàn cũng giảm xuống nhanh chóng. Để duy trì lợi nhuận, tập đoàn phải tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất đang tăng cao tại Trung Quốc.  

/div>