Tin tức

Tin thị trường

Hội thảo điện gió 2019 - Vietnam Wind power 2019

Ngày 11-12/6/2019 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Thúc đẩy hỗ trợ tài chính cho điện gió Việt Nam”. Hội thảo do diễn giả Ashish Sethia, trưởng bộ phận phân tích và tư vấn Châu Á Thái Bình Dương, Bloomberg New Energy Finance trình bày, nằm trong hội thảo “Năng lượng gió Việt Nam - Vietnam Wind Power” lần 2 do Global Wind Energy Council hợp tác với  GIZ, đại sứ quán Đan Mạch, Ai len tổ chức.

Việt Nam là thị trường sôi động năng lượng gió  với sự phát triển các dự án trên bờ và ngoài khơi. Điện gió ngày càng đóng góp quan trọng cho các ngành công nghệ cao do tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện, đảm bảo giá điện ổn định, sử dụng năng lượng sạch. Năng lượng gió cấp điện ổn định, không gây chênh lệch phát tải cho lưới điện và phải xử lý vật liệu sau sử dụng. Tuy nhiên năng lượng gió yêu cầu vốn đầu tư lớn, thực hiện dự án dài, khó khăn khi ký hợp đồng mua bán điện ... gây cản trở đầu tư. Việt Nam đã có 327 MW điện gió được lắp đặt và theo báo cáo của Global Wind Energy Council sẽ có tới 1GW điện gió được triển khai đến năm 2021. Công ty Enterprize Energy có trụ sở tại Singapore liên doanh cùng nhà sản xuất tua bin gió OEM MHI Vestas, tập đoàn công nghệ DNV GL, Renewable Energy Global Solutions và tập đoàn dầu khí PetroVietnam đã được Chính phủ chấp thuận khảo sát dự án phát điện ngoài khơi kê gà, 20-50 km ngoài khơi Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu với công suất 3.4 GW mức đầu tư 12 tỷ đô la. Giai đoạn 1 dự án có công suất 600 MW sẽ phát điện thương mại vào 2022, toàn bộ dự án vào năm 2026. Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) hồi đầu năm nay đã đánh giá tiềm năng kỹ thuật của Việt Nam cho điện gió ngoài khơi cố định và nổi ở mức 309GW.

Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia làm rõ những thách thức hiện tại của việc tài trợ cho các dự án gió ở Việt Nam, giải thích rủi ro và giảm thiểu hồ sơ vay vốn dự án.  Các chuyên gia châu Âu, Đan Mạch, Ai len chia sẻ công nghệ mới nhất về phát điện xanh sạch cho môi trường.

Ký ghi nhớ cho vay và tổng thầu nhiệt điện Nam Định

AWCA Power  đã kí hợp đồng EPC xây dựng nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 với Công ty Trung Quốc China Gezhouba Group International (CGGC Intl) trong diễn đàn "Một vành đai, Một con đường". Hợp đồng là bước tiếp theo thông báo tổng thầu EPC nhà máy nhiệt điện Nam Định năm 2018. CGGC sẽ hỗ trợ AWCA vốn tài trợ cho dự án từ Chính phủ Trung Quốc.

AWCA cũng kí bàn ghi nhớ tài trợ dự án với Bank of China chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Bank of China là một trong bốn ngân hàng nhà nước lớn nhất Trung Quốc và là ngân hàng tài trợ chính cho dự án.

Nhiệt điện Nam Định 1 có công suất giai đoạn 1 1200 MW với vốn đầu tư 2.4 tỷ đô la do AWCA và Công ty Hàn Quốc Korean Taekwang Power làm chủ dự án theo hình thức IPP.

JBIC ký cho vay dự án nhiệt điện Vân Phong 1

Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã ký hợp đồng cho vay với số tiền lên tới khoảng 1,199 tỷ USD (phần JBIC) với Công ty TNHH Điện lực Vân Phong (Van Phong Power Company Limited - VAN PHONG), công ty đầu tư tại Việt nam của Sumitomo Corporation, cho Dự án nhiệt điện đốt than Vân Phong 1. Đây là khoản vay đồng tài trợ với Sumitomo Mitsui Bank Corporation, MUFG Bank, Ltd., Mizuho Bank, Ltd., Sumitomo Mitsui Trust Bank, Limited, Oversea-Chinese Bank Corporation Limited và DBS Bank Ltd., và Bank of China, với tổng số tiền đồng tài trợ khoảng 1,998 triệu USD. Khoản vay này sẽ được NEXI (Nippon Export and Investment Insurance ) bảo lãnh. Ngoài ra còn có thêm 799 triệu đôla là khoản cho vay của các tổ chức sau: Sumitomo Mitsui Banking Corporation, MUFG Bank, Mizuho Bank, Sumitomo Mitsui Trust Bank, Oversea Chinese Banking Corporation, DBS Bank và Bank of China.

Dự án nhiệt điện Vân Phong 1 tiến hành theo hình thức xây dựng, sở hữu và vận hành với công suất lắp đặt 1.320 MW (hai tổ máy là 660 MW) tại huyện Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Điện sản xuất từ nhà máy này sẽ được bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với hợp đồng mua thời hạn 25 năm.

Mục đích của khoản vay là hỗ trợ một dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài nơi công ty Nhật Bản tham gia với tư cách là nhà đầu tư. Khoản vay này do đó góp phần duy trì và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp Nhật Bản. Khoản vay này cũng đã gặp môt số phản đổi do chính sách ngừng tài trợ các nhà máy nhiệt điện do ô nhiễm môi trường.

Dự án này nằm trong  những sáng kiến cụ thể nhằm tăng cường hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng, như được nêu trong Tuyên bố chung Nhật Bản - Việt Nam  sau các cuộc họp thượng đỉnh được tổ chức vào ngày 6 tháng 6 năm 2017 và ngày 31 tháng 5 năm 2018. Chiến lược xuất khẩu  các hệ thống cơ sở hạ tầng được sửa đổi vào tháng 6 năm 2018, chính phủ Nhật Bản bày tỏ ý định mở rộng xuất khẩu các hệ thống cơ sở hạ tầng, bao gồm thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý cơ sở hạ tầng, cũng như tăng đầu tư vào các doanh nghiệp nước ngoài.