giao thông thông minh

  • BASF đưa ra vật liệu Ultramid dành cho sản xuất bán dẫn IGBT

    Tại triển lãm Chinplas 2023 tại Thâm Quyến, BASF đã giới thiệu vật liệu polyphthalamide (PPA) Ultramid® Advanced N3U41 G6 LS dùng sản xuất vỏ bán dẫn IGBT. Đây là loại vật liệu nhạy cảm ánh sáng laser, chống cháy, không halogen, độ ổn định nhiệt độ cao, hấp thụ nước thấp và đặc tính điện tuyệt vời giúp thu nhỏ bán dẫn IGBT, dành cho năng lượng tái tạo, thiết bị thông minh và di động.

  • Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc hỗ trợ Đà Nẵng xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển giao thông đô thị

    Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc đang làm việc với chính quyền Đà Nẵng xây dựng Kế hoạch Tổng thể Phát triển giao thông đô thị. Việc hợp tác này dựa trên quyết đinh tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khi thăm Việt Nam năm 2018. 

    Đà Nẵng là thành phố du lịch với 6.7 triệu khách hàng năm nhưng hạ tầng giao thông xuống cấp do số lượng phương tiện giao thông cá nhân cao. Chính phủ Hàn Quốc sẽ giúp xây dựng kế hoạch phát triển giao thông công cộng dựa trên xe bus, tàu điện và xây dựng trung tâm điều hành giao thông tiên tiến dựa trên ITC (Giao thông thông minh). Nguồn vốn cho dự án sẽ là vốn vay ODA Chính phủ Hàn Quốc.

    Ông Hoon-ki Lee, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Hạ tầng Quốc tế, Viện Giao thông Hàn Quốc nói: " Đây là kế hoạch tổng thể giao thông đô thị. Nó bao gồm đường xá, giao thông công cộng, Giao thông thông minh ITS" và bãi đỗ xe.

    Với việc Chính phủ Hàn Quốc dẫn đầu kế hoạch này thì các Công ty Hàn Quốc sẽ nhiều khả năng tham gia các dự án.  Seoul Metro thông báo sẽ tham gia gói thầu xây dựng Kế hoạch tổng thể Giao thông Đà Nẵng (Da Nang City Transportation Master Plan). Lotte E & C tham gia xây dựng, LG CNS và T-money tham gia cung cấp thiết bị công nghệ cho dự án.

  • Cáp Ecoflex 10, Ecoflex 15, Aircell 5

    Ecoflex 10 là cáp đồng trục suy hao thấp 50 Ohm mềm dẻo hoạt động đến tần số6 GHz với lớp cách điệnPE-LLC.Ecoflex 10 mềm dẻo do lõi đồng 7 sợi oxy hóa thấp, nén, bện lại với nhau để tránh suy hao. Cáp có hai lớp chống nhiễu bên ngoài đảm bảo.

  • Cevo Mobility xây nhà máy sản xuất ô tô điện tại Việt Nam

    Công ty sản xuất ô tô điện Cevo Mobility có kế hoạch xây dựng nhà máy tại Việt Nam để xuất khẩu sản phẩm sang các nước ASEAN. Địa điểm và thời gian xây dựng chưa được xác định nhưng sẽ trong năm 2022.

  • Đà Nẵng sẽ đưa hệ thống điều khiển giao thông hiện đại vào hoạt động

    Sau gần 2 năm triển khai, dự án “Nâng cấp hệ thống tín hiệu và điều khiển giao thông TP Đà Nẵng” đã hoàn thành. Hiện tại, hệ thống đang trong thời gian chạy thử nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp và sẽ chính thức đi vào hoạt động vào cuối tháng 12 năm 2012.

        Dự án có quy mô lớn, bao gồm các hạng mục: Trung tâm điều hành giao thông, lắp đặt mới, nâng cấp 64 nút tín hiệu giao thông, 36 camera quan sát tại các nút giao thông, lắp đặt hệ thống cáp ngầm nối trung tâm điều khiển với các nút tín hiệu giao thông. Dự án có tổng mức đầu tư 5,2 triệu Euro, tương đương gần 145 tỷ đồng. Trong đó, vốn ODA do chính phủ Tây Ban Nha tài trợ gần 70 tỷ đồng, vốn đối ứng của TP hơn 74,3 tỷ đồng. Đây là hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông hiện đại. Ông Pedro Vazquez Quintanilla, Giám đốc điều hành gói thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị cho dự án cho biết: “Hệ thống điều khiển giao thông này đã được áp dụng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ưu điểm của nó là đảm bảo an toàn cho hệ thống giao thông TP, tạo sự phối hợp giữa các nút giao thông mà trước đây chưa có được. Có thể áp dụng nhiều chương trình chạy đèn khác nhau trong ngày, tùy theo thực trạng giao thông trong từng thời điểm”. Hệ thống có những ưu điểm như có thể điều chỉnh vòng quay tín hiệu đèn xanh-vàng- đỏ theo thời gian ngắn, dài hoặc chỉ chạy đèn vàng, tùy theo thực tế giao thông trên từng tuyến đường, từng nút giao thông và từng thời điểm trong ngày.

        Trong thời gian chạy thử nghiệm từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12/2012, các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật của Trung tâm sẽ căn cứ vào tình hình giao thông thực tế để điều chỉnh thời gian chạy đèn cho phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu điều hòa giao thông vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông. Cũng cần nói thêm, qua hệ thống camera, từ Trung tâm có thể quan sát, phát hiện các lỗi vi phạm, biển số xe và cả đặc điểm nhân dạng của người tham gia giao thông...

        Hệ thống tín hiệu và điều khiển giao thông đi vào hoạt động sẽ góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP./.

  • Giao thông thông minh

    Giải pháp quản lý giao thông tập trung vào các mục tiêu:

         Nâng cao năng lực mạng lưới và độ tin cậy
         Cải thiện
    độ an toàn và an ninh cho hành khách
         Tối ưu hóa luồng giao thông
         Tích hợp hệ thống giao thông thông minh
         Tối đa hóa lợi nhuận trên đầu tư cơ sở hạ tầng mới và hiện có.

  • Giao thức điểm sạc mở (Open Charge Point Protocol) Giao thức điểm xạc mở (Open Charge Point Protocol)

    Giao thức điểm sạc mở (Open Charge Point Protocol) OCPP là giao thức ứng dụng Simple Object Access Protocol (SOAP) kết nối giữa trạm sạc xe điện và trung tâm quản lý, hoạt động như điện thoại di động kết nối với mạng di động.

  • Hà Nội đầu tư hệ thống giao thông thông minh

    Ngày 5 tháng 3, Sở GTVT Hà Nội đã họp công bố triển khai xây dựng hệ thống giao thông thông minh và thành lập Trung tâm điều hành trên đại lộ Thăng Long.

    Theo dự thảo đề án, trên tuyến đường này sẽ áp dụng hệ thống đếm, phân loại phương tiện giao thông tự động với khả năng nhận dạng và ghi lại phương tiện di chuyển; hệ thống camera giám sát gồm 56 máy quay; hệ thống báo hiệu tin nhắn thay đổi (Variable Message Signs -VMS) cung cấp thông tin giao thông đến người điều khiển phương tiện; hệ thống truyền dữ liệu DTS bảo đảm kết nối toàn bộ các thiết bị trong hệ thống...

    Tổng kinh phí thực hiện đề án khoảng 156,8 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 87,7 tỉ đồng; số còn lại là xã hội hóa.

    Việt Nam hiện có hơn 31 triệu xe máy, hơn 1,6 triệu xe ôtô các loại và dự báo con số này còn tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng yếu kém, mức độ an toàn giao thông thấp, thành phần dòng xe đa dạng, hỗn hợp, trong đó xe máy chiếm chủ đạo, hành vi và văn hóa giao thông còn phân tầng, tự phát... Thực tế này đang đặt ra nhu cầu cấp bách cho Việt Nam trong việc áp dụng giao thông thông minh (ITS) để kiểm soát và điều khiển giao thông một cách có hiệu quả.

    ITS đã được được ứng dụng tại mạng lưới đường cao tốc Việt Nam gồm Quốc lộ 3 khu vực miền Bắc (kinh phí 2.045 tỷ đồng, do Jica - Nhật Bản tài trợ), các đoạn đường cao tốc tại Hà Nội (151 tỷ đồng, vốn vay ODA Nhật Bản), đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương (664 tỷ đồng từ vốn vay ưu đãi của Hàn Quốc), đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây; đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình...

  • Hàn Quốc tham gia xây dựng tuyến metro số 5 giai đoạn 2 thành phố Hồ Chí Minh

    Ngày 13/4, Viện Nghiên cứu đường sắt Hàn Quốc đã có buổi báo cáo "Dự án hỗ trợ sau nghiên cứu  khả thi tuyến Metro số 5 giai đoạn 2" tại Ban Quản lý đường sắt đô thị,  Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án là bước tiếp theo của "Nghiên cứu khả thi tuyến metro số 5 giai đoạn 2", được thực hiện bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và UBND Thành phố Hồ Chí Minh.  Thông qua dự án này, Viện nghiên cứu đường sắt Hàn Quốc trình bày mô hình phức hợp định hướng giao thông công cộng bằng cách kết hợp đường sắt đô thị thành phố với phát triển đô thị.

    Tuyến metro số 5 giai đoạn 2 có chiều dài 14,5 km từ ngã tư Bảy Hiền đến bến xe Cần Giuộc gồm 8,9 km đi ngầm và 5,6 km đi trên cao với 13 ga. Trước đó ngân hàng KEXIM đã có thư bày tỏ nguyện vọng cấp vốn cho dự án khi chuyển đổi từ hình thức đầu tư ODA sang PPP. Các công ty Hàn Quốc gồm Tập đoàn Lotte, Tập đoàn Hyundai, Công ty PWC Samil - Tư vấn tài chính, Dohwa Engineering - Tư vấn kỹ thuật, và Sejong và Shearman & Sterling - Tư vấn pháp lý đều bảy tỏ quan tâm tham gia dự án này. 

  • Hàn quốc thúc đẩy dự án PPP đường sắt đô thị tại Việt Nam

    Ngày 18/10, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Hàn Quốc (Kexim) đã mở thầu dự án tư vấn chính sách cho xây dựng và cơ sở hạ tầng KSP "Kế hoạch xúc tiến PPP cho Đường sắt đô thị tại Việt Nam". KPS (Chương trình chia sẻ Tri thức) là dự án hợp tác phát triển dựa trên chia sẻ kinh nghiệm cung cấp các khuyến nghị chính sách quốc gia đối tác dựa trên kinh nghiệm và kiến thức phát triển kinh tế Hàn Quốc. Thời hạn đóng thầu tháng 4 năm 2022 và thời gian triển khai dự án dự kiến 10 tháng để phổ biến kiến thức PPP cho các cơ quan quản lý dự án như Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội.

  • Hội thảo APCC 2019 thúc đẩy công nghệ cho thành phố thông minh <

    Hội thảo lần thứ 25 Châu Á Thái Bình Dương về Viễn thông ( Asia-Pacific Conference on Communications  - APCC) sẽ diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 2019. Chủ đề hội thảo năm nay là “Thúc đẩy công nghệ cho Thành phố Thông minh”. Ngoài các phần trình bày về kỹ thuật hội thảo còn có trao đổi kinh nghiệm triển khai thực tế và toạ đàm.

    APCC 2019 được hỗ trợ bởi tổ chức tiêu chuẩn quốc tế IEEE COMSOC. Các báo cáo kỹ thuật sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế này.

    Được thành lập từ năm 1993, APPC là diễn đàn cho nhà nghiên cứu và kỹ sư trong vùng châu Á Thái Bình Dương trình diễn công nghệ tiên tiến về công nghệ viễn thông và dịch vụ, là cầu nối kết nối với công nghệ thế giới.

  • Hội thảo lần 4 về hạ tầng giao thông

    4th Annual Transport & Infrastructure 2020 Vietnam

    Thời gian: 6 - 7 / 4 / 2020

    Địa điểm: Hilton Hanoi Opera.

    Nội dung hội thảo:

    -  Mở rộng Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam với tốc độ từ 160 đến 200 km / giờ vào năm 2030 và có khả năng lên tới 350 km / giờ vào năm 2050.

    - Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025: các chiến lược về kết nối đường sắt xuyên biên giới ASEAN
    - Phát triển quan hệ đối tác công tư trong cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam.

    - Phát triển cảng, vận tải hàng hóa và hậu cần tại Việt Nam.

    - ASEAN Catalytic Green Finance Facility thúc đẩy cơ sở hạ tầng xanh Đông Nam Á.

    - Thị trường taxi Việt Nam: tăng trưởng, xu hướng và dự báo 2019-2024.

    - Những tiến bộ công nghệ của Blockchain và IoT tại Giao thông vận tải Việt Nam.

    Tóm tắt:

    Trong thập kỷ qua sự gia tăng của Việt Nam trong các ngành công nghiệp cạnh tranh, định hướng xuất khẩu và dịch vụ làm hiện đại hoá nền kinh tế. Tổng khối lượng hàng hoá vận tải tăng lên gấp 3 lần làm đất nước phải hiện đại hoá hạ tầng vận tải để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Hiện tại hệ thống đường bộ dài 258.200 km chỉ có 19% được tảm nhựa và 40% trong tình trạng kém. 

    Theo Tầm nhìn Chiến lược Giao thông Việt Nam 2030, có 44 dự án PPP  với tổng giá trị đầu tư lên tới 120 tỷ USD trong lĩnh vực đường bộ và điện, chủ yếu xây dựng 2000 km đường cao tốc trên cả nước. Trong lĩnh vực hàng không, Chính phủ mong muốn nâng cấp hầu hết 23 sân bay hiện có và phát triển các sân bay mới với tổng vốn đầu tư 13,4 tỷ USD, dự án quan trọng nhất là Sân bay quốc tế Long Thành với tổng vốn đầu tư 6,7 tỷ USD cho Giai đoạn 1. Trong lĩnh vực đường sắt sẽ mở rộng hệ thống đường sắt đô thị metro và monorail tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, giảm phương tiện cá nhân để nâng cao chất lượng không khí. Việc mở rộng đường sắt Bắc Nam từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những dự án quan trọng nhất với khoản đầu tư ước tính 350 nghìn tỷ đồng (18,5 tỷ USD) sẽ được hoàn thành vào năm 2020. 

  • HPC Systems thành lập công ty tại Việt Nam

    Công ty Nhật HPC System chuyên sản xuất thiết bị tính toán hiệu suất cao sẽ thành lập công ty con Intelligent Integration Co. tại Hà Nội vào tháng 5 năm nay. "Công ty nhắm đến đối tượng khách hàng là các công ty tư nhân hoặc viện nghiên cứu muốn áp dụng trí tuệ nhân tạo hoặc phân tích dữ liệu lớn big data vào các lĩnh vực khác nhau", Kenji Shimokawa, giám đốc quản trị HPC System phát biểu.  HPC System cũng đặt mục tiêu hỗ trợ cho các nhà sản xuất công nghiệp Việt Nam từ khi bắt đầu hoặc mở rộng sản xuất sản phẩm.

    HPC System đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2016 qua hợp đồng với đại học quốc gia Hà Nội bán hệ thống máy tính hiệu năng cao dùng phân tích dữ liệu lớn. Công ty con Hà Nội còn phục vụ cho cả khu vực Đông Nam Á khi các nhu cầu công nghiệp tăng cao. Big data được sử dụng nhiều cho các ngành công nghiệp di động, iot như thành phố thông minh, giao thông thông minh...

  • Hyundai E&C và Bitexco hợp tác thành phố thông minh Hà Nam

    Ngày 29/8/2022 Giám đốc Điều hành Hyundai E&C Yoon Young-joon và Chủ tịch Bitexco Vũ Quang Hội đã ký bản ghi nhớ "Phát triển thành phố thông minh Hà Nam". Tại dự án này Hyundai E&C sẽ xây dựng khu đô thị diện tích 1524 héc ta khu công nghiệp công nghệ cao bao gồm khu nghiên cứu, văn phòng, khu thương mại, trung tâm logistic thông minh.

  • Kế hoạch triển khai hệ thống giao thông thông minh (intelligent transportation systems - ITS)

    Chính phủ Việt Nam đang xây dựng các quy định mới như một phần của kế hoạchthực hiện hệ thống giao thông thông minh ITS trong năm 2013.

    Dự án sẽ được thực hiện theo ba giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2030. Trong giai đoạn đầu, 2012-2015, ba trung tâm điều khiển giao thông sẽ được xây dựng để kiểm soát giao thông ở miền Bắc, miền Trung và phía Nam. Trong giai đoạn này, thiết bị quản lý giao thông sẽ được lắp đặt, bao gồm hệ thống camera giám sát, thiết bị dự báo thời tiết, thiết bị chiếu sáng , phát thanh giao thông, thiết bị theo dõi lưu lượng giao thông và thiết bị quản lý giao thông khác.

    Trong giai đoạn thứ hai thứ ba, giữa năm 2015 đến2020 năm 2020 đến 2030, Bộ giao thông vận tải Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật các ứng dụng công nghệ thông tin phát triển thêm ITS.

    Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ Giao thông sẽ lựa chọn công nghệ cho hệ thống giao thông thông minh phù hợp với các tuyến đường cao tốc trong nước vào năm 2015. hệ thống giao thông thông minh ITS được cho là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển giao thông đảm bảo an toàn giao thông trong nước, ông nói.

     

  • LG Electronics cung cấp thiết bị automotive telematics cho Honda Motor Co.

    LG Electronics Inc công bố ký hợp đồng thiết bị điều khiển xe hơi automotive telematics cho các xe ô tô Honda Motor Co. từ năm 2022. Đây là hợp đồng đầu tiên của LG với nhà sản xuất ô tô Nhật Bản.

    Thiết bị telematic cho Honda Motor sẽ được sản xuất tại Incheon ( Korea) và Hải Phòng (Việt Nam). Hợp đồng với Honda Motor giúp hãng lấy lại tăng trưởng lợi nhuận sau khi bị lỗ 18 quý liên tiếp từ năm 2016. 

    LG Electronics chiếm 17% thị phần thiết bị điều khiển xe hơi automotive telematics, theo công ty Strategy Analytics (SA). Dẫn đầu thị trường là Công ty Đức Continental. Cũng theo SA thị trường thiết bị điều khiển xe hơi sẽ tăng từ 4.3 tỷ đô la năm 2020 lên 7 tỷ đô la vào 2025. LG đang có hợp đồng cung cấp màn hình hiển thị cho Cadillac Escalade, hệ thống thông tin cho Mercedes-Benz và Hyundai Motor Genesis. Hãng đang tìm kiếm cơ hội phát triển mới với mảng thiết bị điện tử dành cho xe hơi (vehicle component solutions VS) thông qua việc mua công ty thiết bị chiếu sáng ô tô Úc ZKW, đầu tư thêm cho mảng này trong năm nay.

  • Meratus dùng containner thông minh

    Công ty vận tải Meratus đã bắt đầu sử dụng container thông minh SMARCO-Smart Container, lắp đặt cảm biến IoT, định vị GPS và khả năng theo dõi thông số qua phần mềm điện toán đám mây.

  • MHI cung cấp 50.000 thiết bị ETC và Ăng-ten Giao thông thông minh cho đường cao tốc Việt Nam

    Mitsubishi Heavy Industries, Ltd (MHI) đã nhận được đơn đặt hàng cung cấp thiết bị thu phí điện tử (ETC - Electronic Toll Collection) cho đường cao tốc Việt Nam. Việc giao hàng sẽ bắt đầu từ tháng 7/2015. Đơn đặt hàng bao gồm50.000 thiết bị thu phí điện tử gắn trên xe ôtô, cũng như ăng-ten sử dụng tại các cửa thu phí. Đây là hợp đồng xuất khẩu thu phí điện tử ETC chuẩn Nhật Bản đầu tiên ra nước ngoài.

    Các thiết bị ETC sẽ được lắp đặt trên cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây . Cao tốc Hồ Chí Minh City - Dầu Giây được hoàn thành với sự hỗ trợ vốn vay từ chính phủ Nhật Bản. Các thiết bị này là một phần của hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transportation Systems - ITS) mà Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC) ký với liên doanh được thành lập bởi tập đoàn Toshiba, Hitachi, Ltd. Tổng công ty ITOCHU.

    Hệ thống thu phí điện tử sử dụng công nghệ  Active DSRC, tiêu chuẩn ETC chuẩn tại Nhật Bản. Ngoài việc thu phí điện tử,  hệ thống có khả năng cung cấp rất nhiều thông tin giao thông.

    Để hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển, Việt Nam có kế hoạch xây dựng tổng cộng khoảng 6.000 km đường cao tốc. Đất nước cũng đang tìm cách áp dụng giao thông thông minh để giảm thiểu ùn tắc giao thông gây ra bởi sự gia tăng số lượng xe lưu thông ngày càng nhiều trên đường cao tốc.

  • MHI, Sojitz và VietinBank ký biên bản ghi nhớ với Bộ Giao thông vận tải về Dự án thí điểm Trung tâm tích hợp Quốc gia thu phí không dừng

    Mitsubishi Heavy Industries, Ltd (MHI), Tập đoàn Sojitz và VietinBank đã ký kết biên bản ghi nhớ với Tổng cục Đường bộ (DRVN) / Bộ Giao thông Vận tải về dự án thử nghiệm Trung tâm Tích hợp Quốc gia thu phí điện tử không dừngETC.

    Việt Nam đang muốn triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng ETC trên mạng lưới đường cao tốc, nhưng đang có nhiều đề xuất công nghệ sử dụng - DSRC Active, Passive DSRC RFID (Note). Dự án thí điểmvừa đượcthoả thuận ghi nhớ sẽ phát triển hệ thống ETC tích hợp cả ba công nghệ hiện có. Dữ liệu từ các hệ thống mới sẽ được thu thập từ ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh. MHI, Sojitz VietinBank thực hiện dự án với sự hỗ trợ của Tổng Cục Đường Bộ, Bộ giao thông là dự án thứ hai về giao thông thông minh (ITS).

    "Để đáp ứng nhu cầu cao nhất điều khiển giao thông và người sử dụng dịch vụ thu phí, triển khai giải pháp tích hợp cho ba định dạng hiện có bao gồmActive, Passive DSRC và DSRC RFID là quan trọng" đại diện Tổng cục Đường bộ phát biểu.

    Hiện nay có khoảng 2 triệu xe ô tô được đăng ký tại Việt Nam, số đăng ký mới gia tăng với tốc độ mạnh mẽ từ 120.000 đến 150.000 xe mỗi năm. Tháng 12 năm 2008,  Chính phủ Việt Nam, với dự đoán của sự thay đổi của đất nước đến xã hội cơ giới trong tương lai, đã xây dựng một kế hoạch tổng thể phát triển đường cao tốc. Kế hoạch này gồm 22 tuyến đường trải dài trên khoảng cách 5.873 kmđòi hỏi tổng vốn đầu tư 48 đô la Mỹ. Theo kế hoạch, công nghệ giao thông thông minh ITS được dùng cho các đường cao tốc chính để tăng cường an toàn dễ dàng lái xe. Kế hoạch này bao gồm đầu tư trung tâm điều khiển giao thông, áp dụng thu phí không dừng ETC cũng như các công nghệ hiện đại khác.

  • Nhật Bản lên kế hoạch dùng mạng 5G kết nối đèn tín hiệu giao thông

    Chính phủ Nhật Bản đã cho phép 3 nhà cung cấp dịch vụ di động chính triển khai mạng 5G cho hệ thống đèn tín hiệu giao thông, nhằm giảm chi phí vận hành và tận dụng hạ tầng mạng tốc độ siêu nhanh cho hệ thống đèn tín hiệu giao thông dày đặc khắp đất nước.

    Nhật Bản có khoảng 200.000 đèn tín hiệu giao thông được vận hành bởi cơ quan Chính phủ trong cả nước. Nhân viên chính phủ sử dụng hệ thống mạng để điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho hệ thống giao thông thông minh, xe tự lái, trường hợp khẩn cấp như thiên tai... Việc thử nghiệm thiết bị 5G tại trạm điều khiển tín hiệu giao thông được tiến hành từ đầu năm 2020 đến tháng 3 năm 2021, và triển khai đồng loạt trong cả nước vào năm 2023.

    Mạng 5G hoạt động ở tần số 28 GHz, tốc độ cao nhưng vùng phủ sóng ngắn hơn do đó cần phải phải tăng số trạm phát sóng. Hệ thống cảm biến tại cột tín hiệu giao thông sẽ kết nối theo kiểu mạng “mesh” có dự phòng, có xác thực và mã hoá. Hệ thống tự động chuyển đổi giữa mạng 5G và mạng băng rộng khi một kết nối gặp sự cố. Nhà cung cấp dịch vụ di động, cảnh sát, nhân viên chính phủ sẽ vận hành mạng “mesh” riêng ảo độc lập trên hạ tầng mạng “mesh” chung.

    Chính phủ cho biết sử dụng mạng 5G sẽ giảm chi phí vận hành. Ngoài ra cụm đèn tín hiệu giao thông còn dùng phát triển dịch vụ an ninh khác cho dân cư. Khi gặp trường hợp khẩn cấp người dân có thể chìa căn cước ra để nhận dạng trước điểm tín hiệu giao thông để yêu cầu trợ giúp khẩn cấp hoặc kết nối với người thân trong gia đình.