Tin tức

Tin tức

Featured

Vietnam Airlines đưa vào hoạt động thiết bị buồng lái mô phỏng Airbus 320/1 đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 20/6, tại Trung tâm Huấn luyện bay, TP.HCM, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã chính thức đưa vào hoạt động thiết bị buồng lái mô phỏng Airbus 320/1 đầu tiên tại Việt Nam. 
Phó Cục trưởng Cục HKVN Lưu Thanh Bình đã tham dự buổi lễ và trao Chứng chỉ thiết bị huấn luyện buồng lái mô phỏng Airbus 320/1 của Cục cho Trung tâm Huấn luyện bay.
Với việc đầu tư này, Trung tâm Huấn luyện bay đã có đủ điều kiện về trang thiết bị và giáo viên để thực hiện toàn bộ quá trình huấn luyện chuyển loại phi công khai thác máy bay Airbus 320/1 và huấn luyện định kỳ phi công cho loại máy bay này tại Việt Nam, giảm chi phí rất nhiều so với thực hiện huấn luyện tại nước ngoài. Đây là bước đầu tiên để trung tâm Huấn luyện bay tiếp nhận chuyển loại công nghệ khai thác, vận hành thiết bị huấn luyện hiện đại với đội ngũ kỹ sư được nhà máy sản xuất thiết bị huấn luyện và cấp chứng chỉ, nằm trong kế hoạch đầu tư cho công tác huấn luyện phi công đến năm 2020 của Vietnam Airlines.
Theo Vietnam Airlines, với việc đưa buồng lái mô phỏng A320/1 vào hoạt động, dự kiến trong sáu tháng cuối năm nay, Vietnam Airlines sẽ huấn luyện chuyển loại cho 50 học viên phi công cơ bản và huấn luyện định kỳ cho 140 phi công A320/1. Dự kiến tiết kiệm tới trên 90% chi phí so với việc gửi phi công đi huấn luyện tại nước ngoài, với số tiền tiết kiệm trên 24 tỷ đồng. Ngoài ra, đối với các hãng hàng không sử dụng tàu bay dòng A320/1 như Jetstar Pacific, VietjetAir có thể phối hợp với Vietnam Airlines để tổ chức huấn luyện định kỳ ngay tại Việt Nam cho các phi công của hãng.
Cùng với sự kiện trên, Vietnam Airlines đã trao chứng chỉ tốt nghiệp cho 87 học viên phi công cơ bản về nước sau khi đào tạo tại các trung tâm huấn luyện CAE (Mỹ) và ESMA (Pháp).  
Hiện nay, các hãng hàng không của Việt Nam có 937 phi công, bao gồm 493 phi công Việt Nam và 445 phi công nước ngoài. Trong đó, số lượng phi công đang khai thác dòng máy bay Airbus 320 và Airbus 321 chiếm tỷ trọng hơn 44% với 421 phi công./.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất chạy hết công suất sau khi vận hành lại

Nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam đã chạy hết công suất vào hôm thứ Hai sau khi khôi phục sản xuất sau tám tuần tắt máy để kiểm tra thiết bị, lãnh đạo nhà máy cho biết.

Việc nhà máy đóng cửa đã khiến các nhà phân phối trong nước phải tìm kiếm các sản phẩm dầu trong thị trường giao ngay do giảm nguồn cung cấp.

"Nhà máy đã được chạy với 90% dầu thô nguyên liệu từ mỏ Bạch Hổ", ông Nguyễn Hoài Giang, giám đốc điều hành Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết.

Ông nói thêm với mức 130.500 thùng mỗi ngày, nhà máy lọc dầu, khởi động lại vào thứ bảy sau khi bị đóng cửa vào ngày 16 tháng 5, sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu thô trong nửa cuối của năm.

Nhà máy đã được đóng cửa để thiết bị kiểm tra, do nhà thầu Pháp Technip (TECF.PA) thực hiện.

Featured

China Unicom, Telefónica hợp tác phát triển SIM M2M

China Unicom, hợp tác với Telefónica, đã đưa ra giải pháp tiêu chuẩn cho quản lý từ xa dữ liệu SIM nhúng được phát triển theo tiêu chuẩn GSMA  các tiêu chuẩn khác.

Giải pháp này cho phép quản lý từ xa dữ liệu thuê bao M2M dùng SIM nhúng, bao gồm kích hoạt từ xa trên nhu cầu đăng ký chuyển vùng, giữa các thiết bị M2M khác nhau, chuyển nhà cung cấp (ví dụ, trao đổi thuê bao giữa China Unicom Telefónica Tây Ban Nha, Telefónica Vương quốc Anh, Telefónica Đức...

Giải pháp này cho phép China Unicom, Telefónica cùng với các đối tác điều hành cung cấp linh hoạt và quản lý dễ dàng dịch vụ  SIM nhúng cho người sử dụng M2M, đáp ứng yêu cầu dịch vụ M2M, thay đổi theo địa phương và toàn cầu.

Profile được mã hóa từ nhà khai thác mạng di động (MNOs) được tải về SIM nhúng sử dụng trong các tình huống như: dây chuyền sản xuất thiết bị, cơ sở thử nghiệm, thương mại chăm sóc sau bán hàng của sản phẩm M2M. Hơn nữa, profiles có thể được sửa đổi trong suốt quá trình sử dụng thiết bị. cho phép MNO hỗ trợ trong các trường hợp: chuyển vùng, thay đổi và nâng cấp mạng, xóa dịch vụ, và thay đổi quyền sở hữu thiết bị.

Với kiểu quản lý này, nhà sản xuất thiết bị thể sản xuất các thiết bị M2M dùng SIM nhúng với chi phí tối ưu đảm bảo hỗ trợ kết nối lâu dài cho thiết bị với những thay đổi thị trường, trong khi nhà cung cấp dịch vụ di động có thể tùy chỉnh các dịch vụ kết nối M2M tùy theo đối tượng thị trường.

 

Chuyên mục phụ