Lng

  • Các công ty Hàn Quốc hợp tác đầu tư điện khí LNG

    Hanwha Energy ngày 19/12 đã ký thoả thuận hợp tác với Korea Gas Corp. (Kogas) và Korea Southern Power (Kospo) hợp tác phát triển nhà máy khí và cảng nhập khí hoá lỏng tại Nam Việt Nam. Cả ba công ty sẽ thành lập tổ hợp Korea Consortium cho dự án. Hanwha Energy sẽ phụ trách kinh doanh,  Kogas sẽ cung cấp thiết bị đầu cuối và hỗ trợ kĩ thuật.

  • Danh mục các dự án LNG

    Danh mục dự án cảng nhập khí LNG

    Việc chuyển đổi từ phát điện bằng than sang phát điện khí hoá lỏng đặc biệt quan trọng với an ninh năng lượng của Việt Nam, đảm bảo cung cấp điện, giảm phát khí thải nhà kính.

    Danh mục dự án điện khí
     
     
     

    4/5/2022 Danh mục các nhà máy điện khí theo dự thảo Quy hoạch Điện 8

     

    Nội dung/ Năm

    2025

    2030

    2031-2045

    Ghi chú

    LNG Quảng Ninh I

     

    1 500

     

     

    LNG Thái Bình

     

    1 500

     

     

    LNG Nghi Sơn

     

    1 500

     

     

    LNG Quỳnh Lập

     

    1 500

     

     

    LNG Quảng Trạch 2

     

    1 500

     

    Theo Thông báo số 54/TB-VPCP ngày 25/02/2022

    NĐ LNG miền Bắc

     

     

    4 500

    Các vị trí tiềm năng có thể xem xét giai đoạn 2031-2045:
    1. Quỳnh Lập, Vũng Áng III (là nhiệt điện than đã có trong QHĐ VII điều chỉnh, các địa phương đang đề xuất chuyển đổi nhiên liệu sang LNG)
    2. Các vị trí: Thái Bình, Nam Định, Nghi Sơn, Thanh Hóa, …

    LNG Hải Lăng

     

    1 500

     

     

    LNG Chân Mây (*)

     

     

    1 500

    Dự phòng cho các dự án chậm tiến độ hoặc không thể triển khai trên thực tế và/hoặc sử dụng khí trong nước khi mỏ Kèn Bầu có kế hoạch phát triển.

    LNG Cà Ná

     

    1 500

     

     

    LNG Sơn Mỹ II

     

    2 250

     

     

    LNG Sơn Mỹ I

     

    2 250

     

     

    LNG Long Sơn

     

    1 500

     

     

    LNG Nhơn Trạch 3&4

    1500

     

     

     

    LNG Hiệp Phước GĐ I

    1200

     

     

     

    LNG Long An I

     

    1 500

     

     

    LNG Long An II

     

     

    1 500

    Đã được bổ sung QHĐ VII điều chỉnh theo Văn bản số 1080/TTg-CN ngày 13/8/2020

    LNG Bạc Liêu

    800

    2 400

     

     

    LNG miền Nam

     

     

    1 500

    Các vị trí tiềm năng có thể xem xét giai đoạn 2031-2045:
    1. Tân Phước (dự án nhiệt điện than đã có trong QHĐ VII điều chỉnh - EVN đang đề xuất chuyển đổi nhiên liệu sang LNG)
    2. Các vị trí: Hiệp Phước 2, Bến Tre, Mũi Kê Gà, Cà Mau, …

     
     
  • Delta Offshore Energy, GE hợp tác xây dựng nhà máy điện LNG nổi Bạc Liêu Delta Offshore Energy, GE hợp tác xây dựng nhà máy điện LNG nổi Bạc Liêu

    Delta Offshore Energy, GE hợp tác xây dựng nhà máy điện LNG nổi Bạc Liêu VT Techlogy

    Delta Offshore Energy (DOE) và GE đã ký hợp đồng hợp tác xây dựng nhà máy điện LNG nổi Bạc Liêu công suất 3.000 MW. Nhà máy được xây dựng theo hợp đồng xây dựng, sở hữu và vận hành (BOO) dưới dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công ty đã ký biên bản ghi nhớ với Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Bạc Liêu việc xây dựng nhà máy. Dự án này ban đầu được trao cho Công ty Energy Capital Vietnam (ECV).

  • Đóng tàu Hyundai Việt Nam giao tàu trọng tải 50.000 tấn

    Đóng tàu Hyundai Việt Nam đã bàn giao tàu Agisilaos trọng tải 50.000 tấn cho Capital Ship Management. Đây là tàu chạy bằng khí LNG chứng nhận thân thiện môi trường tiết kiệm năng lượng wind-assist-ready và high-voltage shore connection (HVSC) từ Đăng kiểm Mỹ ABS.

  • Gazprom, Kamaz thúc đẩy sử dụng LNG cho xe ô tô Gazprom, Kamaz thúc đẩy sử dụng LNG cho xe ô tô

    Gazprom EP International (thuộc tập đoàn Gazprom) và hãng sản xuất xe tải Kamaz đã ký thỏa thuận phát triển xe tải chở khí LNG cho thị trường mức sử dụng vừa và nhỏ tại Việt Nam. Liên doanh PVGazprom được thành lập từ năm 2015 có 71% vốn của Gazprom EP International  và 29% PetroVietnam Gas có kế hoạch triển khai các trạm tiếp LNG cỡ nhỏ dành cho xe hơi.

  • GS Energy hợp tác VinaCapital xây nhà máy điện khí

     

    Ngày 28/11 GS Energy Công ty thuộc tập đoàn GS Hàn Quốc công bố đã ký thoả thuận hợp tác với VinaCapital xây dựng 3GW nhà máy điện khí LNG tại Việt Nam. Toàn bộ sản lượng điện sẽ được bán lại cho tập đoàn điện lực Việt Nam EVN. Thoả thuận được ký giữa Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành GS Energy Huh Yong-soo và giám đốc điều hành VinaCapital Don Lam.

    VinaCapital là công ty quản lý quỹ đầu tư hàng đầu tại Việt Nam với danh mục đầu tư đa dạng tại Việt Nam. Cả GS Ennergy và Vina Capital chưa tiết lộ thêm thông tin về dự án đầu tư.

    UBND Tỉnh Long An đang kiến nghị thay đổi công nghệ nhà máy nhiệt điện Long An 1&2 từ công nghệ đốt than sang sử dụng khí hoá lỏng LNG để bảo vệ môi trường. Nhà máy nhiệt điện Long An 1 có công suất 600MWx2, nhiệt điện Long An 2 có công suất 1200 MWx2.

     
     
  • Hội thảo công nghệ hạ nguồn International Downstream-Tech Vietnam 2019

    Thời gian: 12-12/11/2019.

    Địa điểm: Sheraton Hanoi Hotel. K5 Nghi Tam, 11 Xuan Dieu Road,  Vietnam. +84 24 3719 9000

    Đơn vị tổ chức: ConnecForce Limited

    Có nhiều thách thức với sản xuất dầu khí hạ nguồn tại Việt Nam. Với lĩnh vực LNG, quốc gia thiếu vốn đầu tư, mạng lưới đường ống, văn bản pháp lý cho cả trung nguồn và hạ nguồn. Việt Nam có kế hoạch đầu tư khoảng 4.3 tỷ đô la cho cảng khí hoá lỏng LNG và nhà máy phát điện đáp ứng sự thiếu hụt điện trong tương lai. Với lĩnh vực lọc hoá dầu, ngay cả khi Tổ hợp Hoá dầu Bình Sơn hoạt động ổn định như vài tháng qua cũng chỉ đáp ứng được 89% nhiên liệu và chỉ đáp ứng được nhu cầu đạm Urê. Việc hoàn thành mở rộng nhà máy đến năm 2025 vẫn là một thách thức.

    Trong lĩnh vực lọc hoá dầu mục tiêu đặt ra là phát triển tổ hợp hoá dầu sử dụng khí gas tự nhiên như mỏ Cá Voi Xanh, tổ hợp hoá dầu miền Nam Long Sơn cũng như nhà máy sản xuất PP Hyosung. Có nhiều lĩnh vực mới chưa được khai thác cả cho nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài như công nghiệp nhựa, tơ sợi...

    Các nhà máy lọc dầu và hoá dầu cũng muốn biết về việc áp dụng công nghệ 4.0, tầm nhìn ngành công nghiệp đến năm 2050, việc triển khai các tổ hợp hoá dầu khổng lồ, công nghệ cracker và xử lý dầu khí, các giải pháp tiên tiến và tiết kiệm để sản xuất nhiên liệu chất lượng cao hơn...

     

  • Huyndai bàn giao tàu chở dầu "tương lai" thứ 6 cho Capital

    Ngày 12/7, Nhà máy Hyundai Vietnam Shipyard Co tại Nha Trang đã tiến hành bàn giao chiếc tàu chở dầu thế hệ "tương lai" thứ sáu "Akrisios" cho hãng vận tải Capital Ship Management Corp, Hy Lạp. Chiếc đầu tiên trong đội tàu này cũng đã được Huyndai Vietnam Shipyard bàn giao vào tháng 1, 2023.

  • JERA hợp tác ExxonMobil phát triển điện khí LNG Hải Phòng

    UBND Thành phố Hải Phòng, JERA - Liên danh hai công ty năng lượng Nhật Bản Tokyo Electric Power Company và Chubu Electric Power, cùng Công ty TNHH ExxonMobil Energy Hải Phòng đã ký biên bản ghi nhớ phát triển dự án tổ hợp điện khí LNG Hải Phòng. 

  • JICA thúc đẩy LNG nhằm loại bỏ nhiệt điện đốt than

    Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA sẽ hỗ trợ đưa các nhà máy nhiệt điện dùng khí hóa lỏng LNG vào các nước đang phát triển để loại bỏ dần nhiệt điện đốt than, giảm phát thải khí CO2 và gây ô nhiễm ra môi trường.

    Hoạt động này sẽ được tiến hành từ mùa hè năm 2022 tại Cam Pu Chia và các quốc gia khác. Tại Đông Nam Á và Việt Nam, việc đầu tư vào năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng đang được tiến hành rất mạnh. Các nhà máy nhiệt điện LNG là lựa chọn tốt cho sự thay thế khi phát thải lượng khí CO2 bằng một nửa so với các nhà máy nhiệt điện đốt than, và không có chất thải gây ô nhiễm môi trường như tro bụi, xỉ...

    20/11/2021 Không phát triển nhiệt điện sau năm 2030

    Ngày 20/11 trong cuộc họp lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030,  Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu Bộ Công thương: Bám sát biện pháp giảm phát thải nhà kính  đạt mức phát thải bằng "0" vào năm 2050 như cam kết của Chính phủ tại hội nghị COP26. Rà sát lại quy hoạch nguồn điện than sau năm 2030 theo hướng chuyển đổi nguyên liệu hoặc không tiếp tục phát triển (nếu dự án không có ràng buộc gây thiệt hại về kinh tế).

    Việc này phù hợp với xu thế thì các nước đều phải cam kết không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cho các sản phẩm xuất khẩu, nguồn vốn hỗ trợ cho điện than từ các nước tài trợ cho Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều hạn chế, các tỉnh cũng không đồng ý dành quỹ đất cho điện than do lo ngại gây ô nhiễm môi trường.

    4/4/2022 Bộ Công Thương tìm nhập khẩu than từ Nam Phi và Úc

    S&P Global cho biết Bộ Công Thương có kế hoạch nhập khẩu than từ Nam Phi và Úc để bù đắp sự thiếu hụt than cung cấp cho các nhà máy điện trong nước, đặc biệt trước nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa hè tới. Việt Nam không nhập khẩu than từ Nam Phi năm ngoái, còn từ Úc năm ngoái 15.6 triệu tấn giảm 23%, nhưng năm nay do sự thiếu hụt than trong nước và khủng hoảng Ukraine nên nguồn cung bị gián đoạn. Tuy nhiên việc nhập khẩu này chưa rõ ràng do giá than tăng cao và nguồn cung cũng hạn chế.

     

  • Ký thoả thuận đầu tư điện khí LNG Chân Mây

    Tại diễn đàn cấp cao "Vietnam Energy Summit 2020"  ngày 22 tháng 7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong Ba Đình Hà Nội, sẽ diễn ra  lễ ký kết ghi nhớ thoả thuận đầu tư và phát triển dự án điện khí LNG Chân Mây giữa Công ty Cổ phần Chân Mây (Chan May LNG JSC) và Uỷ Ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án điện có quy mô 4000 MW với mức đầu tư 4 tỷ đô la, xây dựng tại khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô.  

    Cùng ngày tại diễn đàn cũng sẽ diễn ra buổi lễ ký kết ghi nhớ nghiên cứu và đầu tư dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long giữa Enterprize Energy (Anh Quốc) và một nhóm tổng thầu EPCIC gồm VIETSOVPETRO/ PVC-MS. Dự án được xây dựng tại khu vực biển ngoài khơi mũi Kê Gà Bình Thuận.

    Ký kết nghiên cứu và đầu tư điện khí LNG Cà Ná giữa Trung Nam Group và UBND Tỉnh Ninh Thuận. Ký kết ghi nhớ nghiên cứu đầu tư điện gió Lagan giữa CIP, Asiapetro, Novasia và UBND Tỉnh Bình Thuận. Ký kết thu xếp vốn và tài trợ giữa ngân hàng Tiên Phong và BamBo Capital JSC cho các dự án năng lượng tái tạo.

    Các ký kết nằm trong hoạt động của diễn đàn cấp cao "Vietnam Energy Summit 2020" với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban kinh tế Trung Ương Nguyễn Văn Bình và Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

    13/4/2021 Hoàn thành khảo sát sơ bộ điện gió Thăng Long

    Cuộc khảo sát sơ bộ do công ty dịch vụ hàng hải Công ty TNHH Hải Dương (HADUCO) và Công ty cổ phần định vị Thiên Nam thực hiện từ tháng 2 trên diện tích 2000 km2 của dự án. Khảo sát cho biết điều kiện sơ bộ đáy biển, là cơ sở cho bước khảo sát tiếp theo địa vật lý và địa kỹ thuật, làm cơ sở cho thiết kế cơ sở Front End Engineering Design (FEED).

    27/5/2021 Enterprize Energy ký khảo sát phao nổi lidar

    Enterprize Energy đã ký hợp đồng lắp đặt khảo sát phao nổi LiDAR lần đầu tiên tại Việt Nam với liên danh nhà thầu là Công ty TNHH MTV dịch vụ khảo sát và công trình ngầm PTSC (PTSC G&S) và Công ty TNHH địa kỹ thuật Fugro Việt Nam (FUGRO). Cho đến nay công ty đã khảo sát dữ liệu 1 năm với LiDAR cố định để đánh giá dữ liệu 1 năm với khu vực dự án, song song với các cuộc khảo sát dữ liệu địa chất và đáy biển hồi đầu năm. Dựa trên kết quả ban đầu, EE xác nhận kết quả rất khả quan.

    Đợt khảo sát lần này sẽ sử dụng phao nổi của Fugro ‘SEAWATCH Wind LiDAR Buoy’ để thu thập dữ liệu hải dương học (sóng, gió, dòng chảy) trong diện tích 2000 km2 trong 12 tháng. Công nghệ sử dụng gồm "SEAWATCH Wavescan Buoy" kết hợp phao nổi ZX 300M LiDAR sẽ theo dõi áp suất không khí, độ ẩm, nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước, độ cao và dòng chảy của sóng, với sự hỗ trợ của một tàu bảo vệ đồng thời theo dõi hoạt động đánh bắt cũng như bổ sung dữ liệu hải dương học từ các cảm biến lắp đặt trên phao.

  • Liên danh Marubeni Vietracimex làm chủ đầu tư nhiệt điện Ô môn II

    Ngày 25/9, Chính phủ vừa có công văn số 1200/TTG-CN do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký về việc chấp thuận chủ đầu tư dự án nhiệt điện Ô Môn II. Theo công văn này, Chính Phủ chấp thuận Liên danh Tổng Công ty  Cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex) - Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) làm chủ đầu tư dự án theo hình thức tự đầu tư xây dựng, sở hữu, vận hành (không theo hình thức đối tác công tư nữa). Công suất nhà máy cũng thay đổi từ 750 MW lên 1050 MW +- 10%, tiến độ đưa vào vận hành năm 2022 - 2023.

    Ban đầu dự án nhiệt điện Ô Môn II được giao cho Tổng Công ty Phát Điện II (EVNGENCO II) nhưng do việc thu xếp vốn khó khăn nên Chính phủ giao dự án cho tư nhân làm. Đây là nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu sạch khí hoá lỏng LNG với giá bán điện cao hẳn so với nhiệt điện đốt than là 2884 đồng / KW. Tổng mức đầu tư Liên danh dành cho nhà máy là 26.310 tỷ đồng.

  • Mở rộng kho chứa LNG Thị Vải giai đoạn 2

    Ngày 29/4/2020 Chi nhánh Tổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty Quản lý dự án Khí đã thông báo mời thầu nâng cấp, mở rộng kho chứa LNG Thị Vải giai đoạn 2. 

    Tên gói thầu: Lập thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư.

    Tên dự án: Mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm.

    Hình thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi quốc tế.

    Giai đoạn 1 dự án liên doanh PTSC và Samsung C&T đã được chọn là nhà thầu EPC cho dự án.

    8/9/2020, Korea Gas Technology Corporation trúng thầu Lập thiết kế cơ sở và Tổng mức đầu tư

    Công ty quản lý dự án Khí đã có quyết định 164/QĐ-DAK công bố Korea Gas Technology Corporation trúng thầu Lập thiết kế cơ sở và Tổng mức đầu tư dự án mở rộng, nâng công suất kho chứa LNG 1 triệu tấn / năm tại Thị Vải lên công suất 3 triệu tấn / năm. Giá trị hợp đồng: 1.619.100 USD (tương đương 37.878.416.700 VND), loại hợp đồng trọn gói, thời gian thực hiện 150 ngày.

     
     
  • Nikkiso đẩy mạnh thị trường thiết bị LNG tại Việt Nam

    Nikkiso Cryogenic Industries’ Clean Energy & Industrial Gases Group đã bổ nhiệm ông Nguyễn Công Thành làm giám đốc kinh doanh tại Việt Nam phụ trách thị trường thiết bị và giải pháp đông lạnh. Đặt văn phòng tại Hà Nội, Nikkiso sẽ đẩy mạnh thị trường thiết bị và giải pháp khí công nghiệp và khí hóa lỏng đang có nhu cầu tăng cao.

  • Novatek thành lập văn phòng tại Hà Nội

    Công ty cung cấp khí hóa lỏng LNG lớn nhất nước Nga Novatek thông báo thành lập văn phòng tại Hà Nội. Nhiệm vụ của văn phòng nhằm phối hợp với Đối tác, các Công ty Tư nhân và Nhà nước tại Việt Nam phát triển các dự án sử dụng khí hóa lỏng LNG của Novatek. 

    PAO NOVATEK là nhà sản xuất khí hóa lỏng lớn nhất nước Nga, tham gia thị trường LNG thế giới năm 2017 qua dự án Yamal. Mỏ thượng nguồn công ty nằm tại khu tự trị Yamal-Nenets, cung cấp 80% khí hóa lỏng cho thị trường Nga và 15% sản lượng khí đốt thế giới. 

    30/10/2022 Novatek hợp tác với Siemens và TotalEnergie xuất khẩu LNG sang Việt Nam

    Thời gian chính xác của dự án chưa được xác định nhưng sẽ khoảng vào năm 2024 khi Tổng Công ty Điện lưc Dầu khí (PV Power) khởi công nhà máy điện khí đầu tiên và công suất dự kiến khoảng 1 triệu m3. Vào tháng 12/2021, Novatek đã ký bản ghi nhớ với PVPower phát triển các dự án điện và LNG.

  • Osaka Gas tham gia thị trường khí công nghiệp

    Công ty Nhật Osaka Gas tuyên bố tham gia thị trường khí công nghiệp Việt Nam bằng việc mua lại 25% cổ phần công ty Sing Industrial Gas Vietnam Co, công ty cung cấp khí công nghiệp tại Bình Dương. 

    Sing Industrial Gas Vietnam cung cấp  oxy và argon cho công nghiệp hàn, nitrogen cho chống oxy hoá thực phẩm, cũng như khí hoá lỏng LNG. Sản lượng khí bán ra khoảng 60 tấn / ngày nitrogen và oxygen cho thị trường Việt Nam và Campuchia, đứng trong 5 doanh nghiệp hàng đầu về khí công nghiệp tại Việt Nam. Osaka Gas sẽ tham gia hội đồng quản trị công ty, cung cấp kỹ thuật cho nhà máy tách khí dự kiến sẽ xây dựng, cũng như hợp tác vận chuyển kinh doanh khí hoá lỏng LNG. Osaka Gas cho biết thị trường khí công nghiệp Việt Nam tăng trưởng 6% / năm do thực phẩm và dược phẩm, và còn cao nữa do phát triển sản xuất.

  • PVGas chọn liên danh PTSC và Samsung C&T làm tổng thầu kho chứa LNG Thị Vải

    Công ty Quản lý dự án khí chi nhánh Tổng Công ty khí Việt Nam (PVGas) đã chọn liên danh nhà thầu PTSC và Samsung C&T làm tổng thầu EPC xây dựng kho chứa LNG 1MMTPA Thị Vải. Cảng thuộc dự án "Cảng nhập và tái hoá khí LNG Thị Vải" tại Tỉnh Bà Rịa Vũng tàu. Dự án do PVGas đầu tư nhằm nhập khẩu và cung cấp khí cho các tỉnh đông nam bộ đáp ứng sự sụt giảm khí khai thác ngoài khơi việt nam từ năm 2023. Chủ đầu tư và liên danh nhà thầu đang đảm phán để có thể kí hợp đồng EPC trong tháng 6/2019.

    Công suất thiết kế: 1 triệu tấn / năm
    Tổng mức đầu tư: 285,8 triệu USD
    Giá trị hợp đồng tổng thầu EPC: 198 triệu USD (1)
    Tiến độ EPC: quý 3/2019 – quý 3/2022 (36 tháng)
    Vận hành thương mại: quý 3 năm 2022 

    Kho cảng LNG Thị Vải dùng nhập khẩu, lưu kho khí LNG cung cấp cho khu công nghiệp Phú Mỹ, Tân Thành Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 tỉnh Đồng Nai. Đây là hai nhà máy nhiệt điện với công suất 1500 MW sẽ đi vào hoạt động năm 2023.

    Ngày 24/6 tại trụ sở tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã diễn ra lễ ký hợp đồng “EPC dự án kho chứa LNG 1MMTPA tại Thị Vải” giữa PV Gas và Liên danh nhà thầu Samsung C&T và PTSC và hợp đồng khung về việc cung cấp và tiêu thụ LNG dự án điện Nhơn trạch 3&4 giữa PV Power và PV Gas”.

    Ngày 19/9, Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia PVN, Tổng Công ty khí Việt Nam PV Gas cho biết đang tập trung hoàn thiện thiết kế với các nhà thầu kể để tiến hành khởi công dự án LNG Thị Vải vào cuối tháng 10/2019.

    Tiến độ 28/10

    Ngày 28/10 tại kho PVGas Thị Vải cảng Thị Vải, Vũng Tàu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PVN và Tổng Công ty Khí Việt znam đã tiến hành khởi công kho chứa LNG Thị Vải. Thời gian thực hiện 36 tháng. Vận hành thương mại tháng 7 năm 2022.

    Tiến độ 15/6/2020

    Đại hội cổ đông Tổng Công ty Điện lực Dầu khí PV Power đã thông qua phương án đầu tư Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4, với tổng công suất nhà máy từ 650 MW đến 880 MW, sử dụng khí LNG phát điện từ kho cảng nhập LNG Thị Vải. Tổng số vốn đầu tư 32.481 tỷ đồng, dự kiến tiêu thụ 1.4 triệu tấn / năm.

    20/10/2022 Dự án đã hoàn thành được 97% tiến độ

    Dự án kho chứa LNG Thị Vải đã hoàn thành được 97.08% tiến độ, bao gồm các công đoạn: thi công lắp đặt và tiền chạy thử, dự kiến đưa vào hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2023. Đây là phase 1 với công suất chứa 1 triệu tấn. Phase 2 mở rộng công suất 3 triệu tấn dự kiến sẽ hoàn thành vào sang năm.

    14/3/2023 LNG Thị Vải chuẩn bị chạy thử, đạt 98% tiến độ

    Samsung C&T cho biết dự án LNG Thị Vải đã đạt được 98% tiến độ và chuẩn bị chạy thử.  

    25/5/2023 Sell sẽ giao chuyến hàng LNG đầu tiên phục vụ chạy thử LNG Thị Vải

    Shell Eastern Trading sẽ giao chuyến hàng này vào tháng 7/2023. Gói thầu mua chuyến hàng đầu tiên tàu chở LNG (50 đến 70 ngàn tấn) được phát hành tháng 4/2023 để thử nghiệm kho chứa 1 Mt/year hoàn thành tháng 5/2023. PV Gas đang tiến hành các bước để mở rộng kho chứa lên  từ 3 đến 6 Mt/year. Đồng thời  PV Gas cũng nhận được giấy chứng nhận của Bộ Công Thương là doanh nghiệp đủ điều kiện xuất nhập khẩu LNG.

    3/10/2023 PetroVietnam Gas thông báo sẽ chính thức đưa vào khai thác kho chứa cảng LNG Thị Vải trong tháng 10.

    Buổi lễ sẽ diễn ra trong tháng 10, sau 4 năm xây dựng và vận hành thử nghiệm.

    26/2/2024 PVGas mời cung cấp LNG nhập khẩu theo chuyến (Spot)

    Phạm vi cung cấp: 01 – 02 Lô (Cargo) hàng LNG nhập khẩu theo điều kiện DES Incoterms 2000.

    Địa điểm: Kho LNG Thị Vải 1 MMTPA tại KCN Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam.

    Thời gian nhận hàng dự kiến: • Lô 1: ngày 01/4 – 20/4/2024 • Lô 2: sẽ được thông báo sau.

    Hình thức lựa chọn nhà cung cấp: Chào hàng cạnh tranh quốc tế •

    Thời gian bắt đầu phát hành Yêu cầu Chào giá: 09g00 sáng (Giờ Việt Nam), ngày 26/02/2024

    Thời điểm hết hạn nộp Chào giá: 09g00 sáng (Giờ Việt Nam), ngày 29/02/2024.

    Bên mời thầu: Chi nhánh Kinh doanh LNG - Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS LNG)

    Bên mua: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS)

    15/3/2024 PVGas bắt đầu cung cấp khí hóa lỏng từ kho chứa Thị Vải

     Việc cung cấp được tiến hành bằng xe tải, từ Trạm cấp khi xe tải kho cảng Thị Vải đến trạm phân phối tại Thuận Đào (Long An). Tiếp theo sẽ cung cấp cho các công ty sản xuất thép như Oechsler Motion, Nam Hung Steel, Petfood Evolution, Asia Steel.  

     
     
  • Saibu Gas mua cổ phần PVGASD

    Ngày 24/12, Công ty Saibu Gas Nhật Bản tuyên bố sẽ đầu tư vào công ty cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu Khí Việt Nam (PVGASD) bằng việc mua lại 21% cổ phần. Đây là lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài của Saibugas.

    PVGASD có đường dẫn ống khí gas từ các mỏ ngoài khơi cho khách hàng công nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2017, Tokyo Gas đã mua lại 24.9 % cổ phầncủa Công ty. Doanh thu đến tháng 12 năm 2018 của Công ty khoảng 8155 tỷ đồng.

    6/3/2020 Saibu Gas và Novatek thành lập liên doanh

    Saibu Gas và Novatek dự kiến thành lập liên doanh đầu tư mở rộng kho cảng khí hoá lỏng LNG Hibiki tại thành phố KITAKYUSHU, Nhật Bản vào tháng 3 năm nay. Trụ sở liên doanh sẽ đặt tại Singapore nhằm phân phối khí hoá lỏng do Novatek khai thác tại các nhà máy Bắc Cực, chuyển đến kho vận Hibiki và phân phối cho thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam). Tỷ lệ trong liên doanh Novatek chiếm 51%, Saibu Gas chiếm 49%.

    Kho Hibiki được xây dựng vào năm 2014 với sức chứa 360 ngàn tấn. Saibus dự kiến sẽ đầu tư khoảng 30 tỷ yên (6.610 tỷ VNĐ) để xây dựng cơ sở hạ tầng lên 330 ngàn mét vuông. Xuất khẩu khí hoá lỏng của Nga sang Châu Áu đã tăng 58% lên 26 tỷ mét khối. Việc đầu tư kho chứa tại Kitakyushu giúp việc cung cấp cho khách hàng được linh hoạt hơn.

  • Thành lập Công ty Cổ phần Điện khí Quảng Ninh

    Ngày 4/11/2022, Tập đoàn Marubeni Nhật Bản, cùng với Tổng công ty Điện lực Dầu khí PV Power, Công ty Cổ phần Colavi,  Tokyo Gas Co., Ltd thông báo thành lập liên doanh Công ty Cổ phần Điện khí Quảng Ninh (Quang Ninh LNG Power JSC - QNLP) tại Cẩm Phả, Quảng Ninh cho việc nghiên cứu khả thi và triển khai dự án điện khí Quảng Ninh.

  • USTDA tài trợ EVN nghiên cứu kĩ thuật dự án điện khí LNG

    USTDA tài trợ EVN nghiên cứu kĩ thuật dự án điện khí LNG

    Ngày 22/5, Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ (USTDA) đã kí với EVN thoả thuận tài trợ không hoàn lại 1.4 triệu đô la Mỹ cho dự án hỗ trợ kĩ thuật phát triển dự án điện khí miền nam Việt Nam. Dự án đưa ra nghiên cứu khả thi địa điểm xây dựng nhà máy và tối ưu hoá thiết kế cho dự án nhà máy điện khí LNG và cảng nhập khí hoá lỏng trị giá 1 tỷ đô la. Dự án đưa ra đánh giá ban đầu về nhu cầu sử dụng khí hoá lỏng LNG, nhu cầu phát điện từ khí hoá lỏng cho các tỉnh miền nam cũng như cơ hội đầu tư hạ tầng cung cấp gas cho doanh nghiệp Hoa Kỳ.