Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA sẽ hỗ trợ đưa các nhà máy nhiệt điện dùng khí hóa lỏng LNG vào các nước đang phát triển để loại bỏ dần nhiệt điện đốt than, giảm phát thải khí CO2 và gây ô nhiễm ra môi trường.
Hoạt động này sẽ được tiến hành từ mùa hè năm 2022 tại Cam Pu Chia và các quốc gia khác. Tại Đông Nam Á và Việt Nam, việc đầu tư vào năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng đang được tiến hành rất mạnh. Các nhà máy nhiệt điện LNG là lựa chọn tốt cho sự thay thế khi phát thải lượng khí CO2 bằng một nửa so với các nhà máy nhiệt điện đốt than, và không có chất thải gây ô nhiễm môi trường như tro bụi, xỉ ...
20/11/2021 Không phát triển nhiệt điện sau năm 2030
Ngày 20/11 trong cuộc họp lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu Bộ Công thương: Bám sát biện pháp giảm phát thải nhà kính đạt mức phát thải bằng "0" vào năm 2050 như cam kết của Chính phủ tại hội nghị COP26. Rà sát lại quy hoạch nguồn điện than sau năm 2030 theo hướng chuyển đổi nguyên liệu hoặc không tiếp tục phát triển (nếu dự án không có ràng buộc gây thiệt hại về kinh tế).
Việc này phù hợp với xu thế thì các nước đều phải cam kết không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cho các sản phẩm xuất khẩu, nguồn vốn hỗ trợ cho điện than từ các nước tài trợ cho Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều hạn chế, các tỉnh cũng không đồng ý dành quỹ đất cho điện than do lo ngại gây ô nhiễm môi trường.
4/4/2022 Bộ Công Thương tìm nhập khẩu than từ Nam Phi và Úc
S&P Global cho biết Bộ Công Thương có kế hoạch nhập khẩu than từ Nam Phi và Úc để bù đắp sự thiếu hụt than cung cấp cho các nhà máy điện trong nước, đặc biệt trước nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa hè tới. Việt Nam không nhập khẩu than từ Nam Phi năm ngoái, còn từ Úc năm ngoái 15.6 triệu tấn giảm 23%, nhưng năm nay do sự thiếu hụt than trong nước và khủng hoảng Ukraine nên nguồn cung bị gián đoạn. Tuy nhiên việc nhập khẩu này chưa rõ ràng do giá than tăng cao và nguồn cung cũng hạn chế.