Tin tức

Tin thị trường

Nhật Bản - Việt Nam ký hiệp định xuất khẩu quốc phòng

Nhật Bản và Việt Nam dự kiến sẽ ký hiệp định xuất khẩu quốc phòng trong chuyến thăm của Thủ Tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tuần tới. Hiệp định này mở đường cho các hợp đồng bán vũ khí của Nhật Bản sang Việt Nam. Hiệp định quy định về nguyên tắc xuất khẩu, trong đó có việc phải xin giấy phép của Nhật Bản nếu muốn bán công nghệ quốc phòng sang nước thứ ba.

Nhật Bản Việt nam đang kết thúc quá trình đàm phán chuyển giao công nghệ đóng tàu cho đóng mới 6 tàu tuần tra 1500 tấn cho Việt Nam dựa trên lớp Kunigami. Nhật Bản cũng đang chào Việt Nam máy bay tuần tra biển P-1 và máy bay vận tải P-2 Kawasaki, radar giám sát tầm xa đường không của Mitsubishi Electric Corporation. Ngoài ra Nhật Bản cũng đang trong quá trình loại biên máy bay tuần tra biển Lockheed P-3C Orion.

Sumitomo thành lập nhà máy EMS tại Việt Nam

Ngày 10/9. Sumitomo Corporation thông báo thành lập Công ty Sumitronics Việt Nam (STX-V) chuyên về Dịch vụ Sản xuất Đồ điện tử theo hợp đồng (Electronics Manufacturing Services  - EMS). Công ty chuyên sản xuất thiết bị điện tử cho ô tô, thiết bị công nghiệp và dự kiến doanh thu khoảng 10 tỷ yên (2184 tỷ VND) trong 5 năm. Đây là bước chuyển đổi của hãng để tránh cuộc chiến thương mại Mỹ Trung khi chuyển nhà máy sản xuất cung cấp cho thị trường Bắc Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Sumitronics Việt Nam (STX-V) có trụ sở tại Hà Nội,  thuộc điều hành của Sumitronics (Chiyoda, Tokyo) là công ty chuyên về EMS. Ngoài sản phẩm cho ôtô và thiết bị gia dụng, công ty còn mở rộng việc cung cấp sản phẩm điện tử phục vụ xuất khẩu từ Việt Nam sang Bắc Mỹ. 

Sumitomo hiện cũng đang vận hành khu công nghiệp tại Việt Nam .

 

Ấn Độ đặt thêm hai "Đôi mắt trên bầu trời" từ Israel

Trước khủng hoảng tại Ladakh, Ấn Độ đã quyết định mua thêm 2 máy bay cảnh báo sớm AWACS "Phalcon" từ Israel, được mệnh danh là "Đôi mắt trên bầu trời" sau một thời gian dài trì hoãn do chi phí tăng cao. Việc mua sắm 2 máy bay cảnh báo sớm bao gồm ra đa cảnh báo sớm Phalcon do Israel sản xuất, lắp trên thân máy bay Ilyushin-76 do Nga sản xuất đã được chấp thuận từ Uỷ Ban Nội các Quốc phòng An ninh Ấn Độ.

Hai máy bay cảnh báo sớm Phalcon mới, bổ sung cho 3 chiếc đang có trong Không quân Ấn Độ giai đoạn 2009-2011, với hợp đồng trị giá 1.1 tỷ đô la sẽ được giao trong vòng 3 đến 4 năm. "Nó sẽ hiện đại hơn nhiều 3 máy bay AWACS đang hiện có với nhiều nâng cấp" Nguồn tin cho biết.

AWACS là thành phần không thể thiếu trong chiến tranh hiện đại do khả năng phát hiện và theo dõi máy bay, tên lửa hành trình, máy bay không người lái trước các trạm radar mặt đất, dẫn hướng cho máy bay đồng minh chống lại máy bay đối phương, phát hiện lực lượng bộ binh, tàu chiến địch. Ấn Độ hiện đang có 3 máy bay AWACS với tầm phủ 400 km và góc phủ 360 độ, với 2 máy bay AWACS "Netra" nội địa tự chế tạo với radar vùng phủ 250 km góc phủ 240 độ lắp trên thân máy bay phản lực Embraer-145 Brazillian. Tháng Ba năm 2015  Ấn Độ đang có dự án chế tạo máy bay AWACS nội địa với radar pha mảng chủ động góc phủ 360 độ lắp trên thân máy bay thân rộng Airbus A-330. 

Việc mua sắm mới được đưa ra ngay sau viêc đầu tháng này Ấn Độ quyết định nâng cấp máy bay không người lái Heron do Israel sản xuất với khả năng mang bom laze dẫn đường, tên lửa chống tăng và các loại vũ khí chính xác khác, cùng khả năng trinh sát tiên tiến.

Israel là một trong các nhà cung cấp vũ khí lớn cho Ấn Độ bao gồm Hệ thống tên lửa đất đối không Barak, Tên lửa phòng không phản ứng nhanh Spyder, Tên lửa không đối không Python và Derby, bom chính xác Crystal Maze và Spice-2000.