Tin tức

Tin thị trường

GS Caltex hợp tác Petrolimex Sài Gòn dịch vụ bảo dưỡng xe

Ngày 27/9, GS Caltex và Petrolimex Sài Gòn đã kí bản ghi nhớ chia sẻ kinh nghiệm về vận hành trạm xăng. Theo thoả thuận hai bên sẽ chia sẻ kiến thức về công nghệ và dịch vụ vận hành trạm xăng như bơm xăng, bảo dưỡng và rửa xe dự trên kinh nghiệm của GS Caltex tại thị trường Hàn Quốc. Hai bên cũng sẽ phát triển dịch vụ bảo dưỡng xe "autoOasis" theo cơ chế nhượng quyền thương hiệu tại các trạm xăng của Petrolimex Sài Gòn.

Petrolimex là tập đoàn xăng dầu lớn nhất nước với 5200 trạm xăng tại 64 tỉnh thành trong cả nước. Petrolimex Sài Gòn là đơn vị tiên phong của tập đoàn trong việc áp dụng công nghệ và dịch vụ để vươn lên dẫn đầu thị trường, thay đổi cách nhìn nhận của khách hàng. Năm 2019 Petrolimex Sài Gòn đã khai trương hơn 11 cửa hàng "Tự động hoá bán lẻ xăng dầu" cấp độ bán hàng tự đông mức độ 2, hướng tới làm hài lòng khách hàng. 

 
 

Takuma nghiên cứu khả thi phát điện từ rác thải Nam Hà Nội

Ngày 27/9, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo đã chấp thuận cho hãng Takuma Nhật Bản thực hiện dự án nhà máy phát điện từ rác thải Nam Hà Nội. Dự án nghiên cứu khả thi việc xử lý, tái chế rác thải và phát điện từ rác thải giảm ô nhiễm môi trường và giảm thải khí CO2. Trong năm nay đã có 4 dự án loại này được phê duyệt và dự án của Takuma là dự án thứ năm.

 

 
 

Ấn Độ và Nga thoả thuận hợp tác sản xuất phụ tùng máy bay

Ngày 5/9, tại Vladivostok Ấn Độ và Nga đã kết thúc vòng đàm phán về sản xuất phụ tùng tại Ấn Độ. Một số nguồn tin cho biết thoả thuận tập trung vào việc sản xuất các phụ tùng cho máy bay SU-27 và Mig-29 tại Ấn Độ. Như vậy các vũ khí thời Sô Viết sẽ có thêm nguồn cung cấp nữa là từ Ấn Độ.

"Thoả thuận hợp tác quốc phòng này là thoả thuận vững chắc đông sản xuất khác hẳn quan hệ Mua - Bán thông thường " Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói trong cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề diễn đàn kinh tế Phương Đông hàng năm tại Thành phố cảng.

Vấn đề phụ tùng luôn gây mối khó chịu trong hợp tác. Ấn Độ luôn bày tỏ họ không thể mua thêm phụ tùng từ Nga, nhưng có thể mua thêm nhiều vũ khí Nga hơn nếu như phụ tùng linh kiện được sản xuất tại Ấn Độ.

Không phải chỉ Ấn Độ có chính sách như vậy mà gần như toàn châu Á đều có chính sách nội địa hoá để tăng cường công nghiệp quốc phòng trong nước, tránh chảy máu tiền tệ và đảm bảo bảo dưỡng dễ dàng.

Chi tiêu quân sự châu Á đăng tăng lên nhanh chóng theo viện nghiên cứu hoà bình Stockholm do  sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ấn Độ chi tiêu quốc phòng lớn thứ tư thế giới khoảng 66 tỷ đô la, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Ả Rập Saudi. Các nước châu Á đang biến giao dịch mua bán thành đầu tư và chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp. Ấn Độ nhận chuyển giao công nghệ từ Nga, trong khi Malaysia nhận chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc.  

Nhà máy đóng tàu hải quân Boustead của Malaysia đang nhận chuyển giao công nghệ bảo trì  4 tàu tên lửa Littoral từ Trung Quốc. Malaysia mua 4 tàu này và 2 trong số đó đã được chuyển giao cho Malaysia. Indonesia áp dụng mạnh hơn với "Luật 16", yêu cầu nhà cung cấp nước ngoài chuyển giao công nghệ và sử dụng 85% từ nội địa, bắt đầu với 35% giá trị hợp đồng và tăng thêm 10% sau mỗi năm năm để đạt 85%. Thái Lan có các kinh tế đặc biệt cho công nghiệp quốc phòng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thái Lan không chỉ định công nghệ, vị trí khu công nghiệ nhưng rõ ràng đất nước có ý định tự sản xuất vũ khí trên đất nước mình.

Việc chuyển giao công nghệ còn thể hiện sự thất bại việc tự phát triển công nghệ trong nước. Tháng 3 năm nay Ấn Độ thành lập liên danh sản xuất súng trường tấn công AK203 với Nga sau sự thất bại của việc phát triển súng INSAS của Ấn Độ.