Tin tức

Tin thị trường

Samsung SDI hoàn thành nhà máy pin Ấn Độ

Samsung SDI đã hoàn thành cân chỉnh nhà máy sản xuất pin tại Ấn Độ, sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt. Tổng số tiền đầu tư không được tiết lộ nhưng vào khoảng 84 triệu đô la. Thêm nữa công ty Trung Quốc ATL ký hợp đồng cấp pin cho Samsung Electronics qua công ty Ấn Độ Navitasys. Navitasys là công ty con của công ty Nhật Bản TDK. Tất cả chuẩn bị cho việc thành lập nhà máy sản xuất điện thoại thoing minh thứ ba tại Ấn Độ trong năm tới với công suất 100 triệu chiếc / năm. 

Nhà máy tại Ấn Độ sẽ cung cấp cho Samsung SDI. Nó nhận tế bào pin từ  nhà máy Trung Quốc sau đó lắp hoàn chỉnh. Đây là lần đầu tiên Samsung SDI thiết lập nhà máy cung cấp tại Ấn Độ. Các sản phẩm sẽ phục vụ cho dòng sản phẩm giá rẻ Galaxy M. Nhà máy Samsung SDI tại Việt Nam hiện đang hoạt động hết công suất. Nhà máy mới tại Ấn Độ sẽ phục vụ cả cho các nhà máy tại Ấn Độ và Việt Nam khi Samsung có  ý định mở thêm một nhà máy điện thoại thông minh nữa tại Việt Nam.

 

Sumitomo khởi công nhiệt điện Vân Phong 1

<

  Tập đoàn Sumitomo ngày 26/8 đã khởi công nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1. Đây là nhà máy phát điện dùng than công nghệ siêu tới hạn công suất 1320 MW ( gồm 2 tổ máy 660 MW) tại khu kinh tế Vân Phong, Khánh Hòa. Đây là nhà máy xây dựng theo hình thức BOT (Xây dựng, Vận hành, Chuyển giao) bán điện cho EVN. Nhà máy có vốn đầu tư 280 tỷ yên ( khoảng 61.000 tỷ đồng) và sẽ phát điện thương mại vào năm 2023.

Nhu cầu sử dụng điện tăng cao do sản xuất và kinh tế phát triển. Nguy cơ thiếu điện trầm trọng đã hiện rõ. Theo tổng sơ đồ phát triển nguồn điện VII năm 2016, năm 2025 công suất phát điện cả nước phải tăng lên 96.500 MW, và tăng lên 129.500 MW vào năm 2030. Trong khi đó các dự án phát điện khởi công mới và đang triển khai hiện nay đều chậm tiến độ. Trong số 62 dự án phát điện có công suất trên 200 MW có tới 47 dự án chậm hoặc chưa xác định được tiến độ triển khai. PVN có 8/8 dự án phát điện trọng điểm (100%) với công suất phát điện 11.400 MW chậm tiến độ. EVN có 9/24 dự án chậm tiến độ. TVK có 4/4 (100%) với tổng công suất 2.950 MW chậm tiến độ.

Toshiba Energy Systems & Solutions Corporation (Toshiba ESS) ngày 29/8 thông báo đã ký hợp đồng tổng thầu EPC xây dựng nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 với Van Phong Power Company Limited, công ty đầu tư tại Việt Nam của Sumitomo. Toshiba ESS đứng đầu liên danh gồm 4 nhà thầu xây dựng nhà máy gồm: Toshiba ESS, IHI Corporation, CTCI Corp, Doosan Heavy Industries & Corporation. Toshiba ESS là thiết kế, sản xuất , lắp đặt, chạy thử tuabin khí và máy phát cho nhà máy. IHI cung cấp và lắp đặt nồi hơi và cơ sở hạ tầng.

Ngày 2/10, CTCI Corp Đài Loan thông báo đã ký hợp đồng EPCC ( Thiết kế, cung cấp thiết bị, xây dựng, hiệu chỉnh) nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1.

 
 

Liên danh Marubeni Vietracimex làm chủ đầu tư nhiệt điện Ô môn II

Ngày 25/9, Chính phủ vừa có công văn số 1200/TTG-CN do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký về việc chấp thuận chủ đầu tư dự án nhiệt điện Ô Môn II. Theo công văn này, Chính Phủ chấp thuận Liên danh Tổng Công ty  Cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex) - Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) làm chủ đầu tư dự án theo hình thức tự đầu tư xây dựng, sở hữu, vận hành (không theo hình thức đối tác công tư nữa). Công suất nhà máy cũng thay đổi từ 750 MW lên 1050 MW +- 10%, tiến độ đưa vào vận hành năm 2022 - 2023.

Ban đầu dự án nhiệt điện Ô Môn II được giao cho Tổng Công ty Phát Điện II (EVNGENCO II) nhưng do việc thu xếp vốn khó khăn nên Chính phủ giao dự án cho tư nhân làm. Đây là nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu sạch khí hoá lỏng LNG với giá bán điện cao hẳn so với nhiệt điện đốt than là 2884 đồng / KW. Tổng mức đầu tư Liên danh dành cho nhà máy là 26.310 tỷ đồng.