Tin tức

Tin tức

Amkor nhà máy tại KCN Yen Phong II-C

Các công ty sản xuất bán dẫn mở nhà máy tại Việt Nam

Công ty sản xuất chất bán dẫn Hàn Quốc Hanmi Semiconductor ngày 31/5/2023 đã thành lập nhà máy tại Bắc Ninh. Đây động thái tiếp theo của công ty trong xu hướng Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất chất bán dẫn toàn cầu.

Khởi công chuỗi dự án Lô B- Ô Môn

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), cổ đông lớn nhất của PetroVietnam Gas, đã khởi công chuỗi dự án khí đốt Lô B - Ô Môn tại Tỉnh Kiên Giang. Dự án bao gồm mỏ khí Lô B và đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, được đầu tư bởi đối tác Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan dự kiến đi vào hoạt động quý II năm 2020 và đóng góp ngân sách 19 tỷ đô la trong 20 năm hoạt động.

Dự án mỏ khí Lô B có mức đầu tư 6.8 tỷ đô la với tỷ lệ góp vốn PVN (42,9%), PVEP (26,8%), Công ty Nhật Bản Mitsui Oil Exploration (22,5%), Công ty Thái Lan PTT Exploration & Production (7,7%). Dự án bao gồm giàn công nghệ trung tâm, 46 giàn khai thác, 01 giàn nhà ở nhân viên, 01 bể nước ngưng và 750 giếng khoan.  PVN dự kiến khai thác từ Lô B 107 tỷ mét khối khí đốt và hơn 12 triệu thùng dầu. 5 tỷ mét khối khí đốt sẽ được vận chuyển lên bờ mỗi năm trong vòng 20 năm kể từ năm 2020 để vận hành nhà máy điện ở Kiên Giang và thành phố Cần Thơ, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng ở phần phía nam của đất nước, theo Giám đốc điều hành PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn.

Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn có mức đầu tư 1,2 tỷ USD, do các công ty PVN, PV GAS, MOECO và PTTEP đầu tư. Nó có công suất 20,3 triệu mét khối và dài hơn 400 km, trong đó có 290 km ngoài khơi. Đường ống dẫn cung cấp khí đốt cho nhà máy điện chạy khí tại đồng bằng sông Cửu Long. Gas cung cấp bởi PV Gas hiện đang chiếm khoảng 35% tổng sản lượng điện quốc gia.

Năm ngoái, PVN đã mua lại tất cả cổ phần công ty Chevron tại Việt Nam, bao gồm cả tài sản Lô B, Lô 48/95 và Lô 52/97, trong vùng biển ở phía tây nam Việt Nam. Dự án Lô B-Ô Môn được coi là dự án quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở miền Nam. Tổng mức đầu tư ước đạt trên 10 tỷ đô la.

27/03/2020 Đầu thầu Mua sắm, thi công, lắp đặt và tiền chạy thử đường ống biển (PC) dự án "Đường ống dẫn khí Lô B Ô Môn"

Ngày 27/3/2020 Công ty điều hành đường ống Tây Nam (SWPOC) đã phát hành hồ sơ mời thầu Mua sắm, thi công, lắp đặt và tiền chạy thử đường ống biển (PC) dự án "Đường ống dẫn khí Lô B Ô Môn". Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi quốc tế. Thời điểm đóng thầu: 17/08/2020.

Trước đó công ty đã phát hành gói thầu "Thiết kế chi tiết cho toàn bộ dự án, mua sắm, thi công lắp đặt tuyến ống bờ, các trạm và chạy thử cho toàn bộ dự án (EPC)". Bao gồm: - Khảo sát phục vụ thiết kế chi tiết và thiết kế chi tiết cho toàn bộ tuyến ống biển, bờ và các trạm. - Mua sắm và cung cấp vật tư thiết bị - chế tạo - thi công xây dựng lắp đặt cho toàn bộ đường ống bờ và các trạm. - Thực hiện một phần quá trình tiền chạy thử cho đường ống biển (sau khi PC biển hoàn thành công tác thử thủy lực – Hydrotest ) bao gồm đoạn tuyến ống biển và đoạn tuyến ống từ hệ thống phóng thoi trên giàn CPP đến SSIV; thực hiện tiền chạy thử cho đường ống bờ và các trạm. - Thực hiện công tác chạy thử cho toàn bộ công trình và bàn giao công trình.

 

22/5/2020

Ngày 22/5/2020 Chính phủ họp, trong đó đề cập giải quyết các vướng mắc của dự án Ô Môn Lô B. Bao gồm: Vướng mắc nhà đầu tư trong liên danh và SWPOC về: khối lượng bao tiêu sản phẩm của EVN để đảm bảo lợi nhuận PQPOC và SWPOC, kết thúc đàm phán hợp đồng mua bán khí, thống nhất giá bán điện giữa EVN và PVN với nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1, Ô Môn 3, Ô Môn 4.

Quyết định đầu tư FID.

Điều chỉnh hợp đồng EPCIC với giàn CPP, Hợp đồng EPC cho các đoạn đường ống ngoài khơi và trên bờ sẽ triển khai song song tiến độ khâu thượng nguồn.

Dự án Ô Môn 3 đồng bộ khâu thượng nguồn và trung nguồn.

8/7/2024 JBIC tài trợ cho Mitsui Oil Exploration

JBIC thông báo đã đồng tài trợ cho Mitsui Oil Exploration trong khoản đầu tư dự án Ô Môn lô B. JBIC sẽ tài trợ 415 triệu đô la trong tổng số 832 triệu đô la, phần còn lại sẽ do các tổ chức tư nhân tài trợ.

16/9/2024 Liên danh PTSC McDermott trúng thầu EPCI  Lô B Ô Môn

Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc đã trao hợp đồng EPCI  (Thiết kế, chế tạo, xây dựng và lắp đặt) dự án Ô Môn Lô B cho liên danh nhà thầu Mỹ Mc Dermott và PTSC. Giá trị hợp đồng khoảng 1.1 tỷ đô la. 
 

Samsung, LG tái cấu trúc

Samsung, LG đang chuẩn bị kế hoạch tái cấu trúc nhằm ứng phó với dịch COVID-19, xung đột thương mại Mỹ Trung và nhằm nâng cao lợi nhuận. Ngày 2/2 Samsung Electronics thông báo kế hoạch sát nhập M&A lớn trong tương lai gần. Đây là kế hoạch sát nhập đầu tiên của hãng kể từ khi sát nhập công ty điện tử xe hơi Harman năm 2017. Hãng không tiết lộ kế hoạch chi tiết nhưng dự kiến đó sẽ là một công ty sản xuất chất bán dẫn. Viêc sát nhập đảm bảo sự tăng trưởng của hãng khi sản xuất điện tử toàn cầu bị gián đoạn do dịch COVID-19 và xung đột thương mại Mỹ Trung. Samsung ngừng các kế hoạch sát nhập khi Phó Chủ tịch hãng Lee Jae-yong vướng vòng lao ký nhưng kế hoạch lại được đẩy mạnh khi Toà kết án Phó Chủ tịch Lee 2 năm 6 tháng tù.

LG dự kiến bán đi mảng sản xuất điện thoại di động mà sẽ tập trung vào trí tuệ nhân tạo AI, robot và thiết bị điện. LG được cho sẽ cấu trúc lại tổ chức, bán bớt và xoá một số mảng kinh doanh. Ngay cả khi đã bán bớt mảng kinh doanh thì doanh số LG cũng vẫn tiếp tục tăng vì nhiều biện pháp được thực hiện để tăng doanh thu từ IoT, robot và xe tự lái. LG Electronics thiết lập liên danh sản xuất xe ô tô điện với  Magna International, thiết bị kết nối xe hơi  connected cars với Qualcom của Hoa Kỳ. Mảng sản xuất điện thoại di động đang được Vingroup, Google, Facebook, Volkswagen đàm phán để mua lại.

20/4/2021 LG thông báo chuyển đổi nhà máy sản xuất điện thoại di động Hải Phòng sang sản xuất thiết bị gia dụng

Ngày 20/4, công ty con LG Electronics tại Việt Nam thông qua hội sở toàn cầu thông báo sẽ chuyển dây chuyền sản xuất của nhà máy và hoàn thành việc sắp xếp lại nhân lực trong năm nay, sau đó sẽ công bố kế hoạch đầu tư bổ sung.

“Việc ngừng sản xuất điện thoại thông minh là một phần trong quá trình tái cơ cấu danh mục sản phẩm cốt lõi của LG Electronics”, người phát ngôn của LG Electronics tại Việt Nam cho biết. "LG Electronics sẽ tổ chức lại và mở rộng sản xuất tại Việt Nam bằng cách tập trung vào sản xuất các sản phẩm có nhu cầu cao trên toàn thế giới, chẳng hạn như thiết bị gia dụng."

28/3/2022 LG bán lại mảng sản xuất thiết bị xạc không dây di động cho BH

BH nhà sản xuất bảng mạch FPCB đã mua lại mảng sản xuất thiết bị xạc không dây di động của LG và đặt tên mới là BH EVS. Mảng thiết bị này trước do LG Innotek sản xuất và cung cấp cho các khách hàng sản xuất ô tô tại thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. 

BH từ năm 2021 đã tiến hành đầu tư nhà máy FBCB thứ ba tại Việt Nam dự kiến đưa vào hoạt động tháng 7 năm nay. BH dự kiến sẽ tăng thị phần trong lĩnh vực RFPCB sau khi Samsung Electro-Mechanics rút khỏi mảng sản xuất này. iPhone 13 RFPCB sử dụng hơn 50% do BH sản xuất, 30% do Samsung Electro-Mechanics sản xuất và 10% do Youngpoong Electronics.

28/4/2023 LG sẽ bán mảng kinh doanh màng IT

Mảng IT thuộc bộ phận kinh doanh vật liệu IT, chủ yếu là màng triacetate cellulose (TAC) cho màn hình LCD. LG dừng hoạt động nhà máy hóa dầu tại Yeosu và chuyển dây chuyền styrene monomer về nhà máy Daesan, coi các sản phẩm này là thứ yếu.

Đầu tháng này LG Display đã mua 14 bằng sáng chế micro LED từ nhà sản xuất Đài Loan Ultra Display Technology (UDT) dùng cho công nghệ thực tế tăng cường (augmented reality - AR), thực tế ảo (virtual reality - VR), màn hình  head-up display (HUD). Với micro LED, khó khăn sản xuất lớn nhất là chuyển mật độ dày đặc chip kích thước 10 micrometers (μm) vào vị trí chính xác. Nếu không chính xác thì sẽ phải sửa chữa thay thế, dẫn đến giá thành sản xuất cao.  

10/9/2024 Samsung SDI bán lại mảng sản xuất phim phân cực

Mảng sản xuất này sẽ được bán cho 1 công ty Trung Quốc cùng ngành. Phim phân cực được dùng để sản xuất màn hình LCD. Samsung SDI sẽ tập trung vào lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn như pin cho xe điện.

 

 

Chuyên mục phụ