Tin tức

Tin tức

Thiết bị Apple sẽ cảnh báo khả năng xảy ra các cơn đau tim

Tập đoàn Apple đang phát triển công nghệ thiết bị đeo tay cho phép theo dõi sức khỏe người dùng và cảnh báo khả năng xảy ra một cơn đau tim, tờ San Francisco Chronicle cho biết.

Theo thông tin của báo, công nghệ mới sẽ cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cơn đau tim trên cơ sở những dữ liệu về âm thanh, được hình thành khi máu chuyển động qua động mạch, sau đó sẽ được bán trong “các đồng hồ thông minh” Apple iWatch của công ty. Ngoài ra, Apple đang chuẩn bị một ứng dụng với tên gọi làm việc là Healthbook, nhiệm vụ chính của ứng dụng này là thu thập, lưu trữ và phân tích thông tin nhận được từ nhiều cảm biến y tế và tập luyện thể thao của người dùng.

POSCO E&C thắng thầu dự án xây nhà máy xử lý nước thải ở thành phố Hồ Chí Minh

Nhà máy đủ khả năng xử lý nước thải cho một triệu hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Các đối tác tham gia dự án này còn bao gồm các công ty của Pháp và Nhật Bản

POSCO E & C (Phó Chủ tịch Jeong Donghwa) ngày 26/1 thông báo đã thắng thầu dự án giai đoạn hai xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, do Sở Đầu tư và Xây dựng, phát triển đô thị cấp.

Dự án có tổng kinh phí 120 triệu USD (130,5 tỷ KRW), trong đó POSCO E&C's đóng góp 70 triệu USD. Thời gian hoàn thành dự án vào khoảng 54 tháng.

Dự án được xúc tiến do nhà máy xử lý nước thải hiện nay, công suất 141.000 tấn, không đủ năng lực xử lý lượng nước thải của số hộ gia đình ngày càng tăng ở Tp. Hồ Chí Minh – thủ phủ kinh tế của Việt Nam.

Dự án mới sau khi được xây dựng sẽ tăng khả năng xử lý nước thải của nhà máy thêm 328.000 tấn, và một khi được hoàn tất xây dựng vào năm 2018 sẽ nâng công suất của nhà máy lên 469.000 tấn nước thải/ngày.

Như vậy, công suất trên tương đương với lượng nước thải của một triệu hộ gia đình sinh sống ở Tp. Hồ Chí Minh. Chính quyền thành phố kỳ vọng nhà máy sau khi được tăng công suất sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng nước sông Tac Ben Ro.

Để thực hiện dự án, POSCO E&C đã thành lập một nhóm chuyên gia cùng làm việc với các công ty xử lý nước thải hàng đầu thế giới.

Công OTV của Pháp là đối tác của POSCO E&C. Đây là công ty con của VEOLIA, công ty xử lý nước thải lớn nhất thế giới, có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực môi trường như xử lý nước thải, khử muối nước biển, sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Đối tác Nhật Bản của POSCO E&C là Hitachi – một công ty mạnh về xử lý nước thải và rác thải công nghiệp.

POSCO E&C là công ty xây dựng hàng đầu trong lĩnh vực nước sinh hoạt, năm ngoái từng được xếp số 1 trong nước về xử lý nước thải công nghiệp.

Trong dự án vừa thắng thầu, POSCO E&C chịu trách nhiệm các hạng mục thiết kế và xây dựng. Công ty OTV cung cấp và lắp đặt thiết bị xử nước, còn công ty Hitachi cung cấp và lắp đặt thiết bị xử lý bùn.

Tỷ lệ đóng góp của POSCO E&C, OTV và Hitachi lần lượt là 57%, 32% và 11%.

Theo ông Cho Yongseok, Giám đốc POSCO E&C, "dự án này là kết quả nỗ lực của chúng tôi trong việc tìm kiếm các cơ hội mới trên thị trường nước ngoài hơn là chỉ quanh quẩn thị trường trong nước".

POSCO E&C dự định từ dự án này sẽ mở rộng sự hiện diện trên thị trường xử lý nước thải toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam hoãn xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ nhất

  Việt Nam sẽ hoãn việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sau sáu năm nữa, trong bối cảnh lo ngại về an toàn và hiệu quả.

  Đối mặt với tăng nhu cầu về điện, Việt Nam cần phải phát triển nguồn năng lượng mới trong khi than thủy điện trong nước đang cạn kiệt. Ngân hàng Phát triển Châu Á đã cho biết nhu cầu điện trong nước có thể tăng lên đến 14% mỗi năm cho đến năm 2015 giữ nguyên mức tăng trưởng 11% đến năm 2020.

  Chính phủ đã ký hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho các công ty Nga. Nhà máy thứ hai cho các công ty Nhật Bản. Lễ khởi công xây dựng nhà máy đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận dự kiến sẽ bắt đầu trong năm nay.

  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với một cuộc họp chính phủ có thể sẽ phải hoãn lại việc khởi công cho đến năm 2020 để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn hiệu quả cao nhất.

  Thủ tướng cũng yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, PetroVietnam, đảm bảo cung cấp khí đốt để cung cấp cho nhà máy điện khí tạo ra 5.000 megawatt bù đắp 4.000 MW công suất phát điện hạt nhân bị trì hoãn.

  Việt Nam đã vạch ra kế hoạch xây dựng bảy nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030, nhưng đã có những lo ngại về công nghệ điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima năm 2011 tại Nhật Bản.

(AP News)

Chuyên mục phụ