xử lý nước

  • DE.MEM bán nhà máy xử lý nước công nghệ màng tại Nghệ An

    Công ty xử lý nước De.mem của Singapore đã bán nhà máy xử lý nước tại tỉnh Nghệ An ở Việt Nam. Nhà máy được bán cho công ty Môi trường Hưng Thành với trị giá 510.000 đô la Úc (400.000 đô la Mỹ). Trước đó, De.mem thiết kế, xây dựng, sở hữu và vận hành nhà máy theo hợp đồng BOO. Công ty TNHH Môi Trường Hung Thanh dự định sẽ nâng cấp nhà máy dùng công nghệ lọc màng độc quyền của De.mem. Nhà máy xử lý nước được giám sát từ xa và sử dụng công nghệ lọc màng sợi rỗng của De.mem để sản xuất nước cung cấp cho khu đô thị lân cận và một số nhà máy.

    Andreas Kroell, Giám đốc điều hành của De.mem, cho biết: "Việc bán nhà máy xử lý nước của De.mem đánh dấu giao dịch quan trọng trong thị trường xử lý nước của Việt Nam, nơi công nghệ lọc nước màng được sử dụng ngày càng nhiều."

    Khi Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, áp lực đối với cơ sở hạ tầng quản lý nước và chất thải trở nên lớn hơn. Theo Austrade, chính phủ Việt Nam có kế hoạch nâng cấp khả năng xử lý nước thải đến năm 2025 tất cả các đô thị sẽ có hệ thống xử lý và 70-80% nước thải đô thị sẽ được thu gom và xử lý đúng cách.

    Năm 2015, một nghiên cứu của Đại học Hà Nội ước tính Việt Nam đã đầu tư 228 triệu đô la Mỹ mỗi năm trong 5 năm qua trong các dự án quản lý nước thải. 

     

  • Doosan Vina xuất khẩu thiết bị khử nước biển đầu tiên sang Châu Mỹ

    Doosan Heavy Industries & Construction ngày 02 tháng 2 năm 2015 đã xuất khẩu thiết bị khử nước biển đếnEscondida, đó là dự án khử muối nước biển đầu tiên mà công ty giành được tại Châu Mỹ La Tinh.

    Tháng Chín 2014, Doosan Heavy Industries & Construction ký hợp đồng trị giá 102 triệu USDxây dựng  nhà máy khử muối biển sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược (reverse osmosis  - RO ) đểsản xuất nước ngọt tại mỏ đồng Escondida Chile, mỏ đồng lớn nhất thế giới. Nhà máy khử mặn nước biển Escondida là dự án RO lớn nhất ở khu vực Mỹ Latin.

    Thiết bị đầu tiên được vận chuyển đến Chile ngày 31 tháng 1 năm 2015 là bộ lọc kép tiền xử lý của nhà máy lọc thẩm thấu ngược. Thiết bị dài 15 mét, rộng 5 mét và nặng 56 tấn. Nhà máy có công suất 220.000 tấn / ngày, đủ cho nhu cầu nước của 550.000 người.

    Doosan Heavy Industries & Construction sẽ phụ trách việc cung cấp cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà máy cũng như giám sát lắp đặt và vận hành thử. Nhà máy vận hành vào giữa năm 2016. Các nhà máy Doosan tại Changwon Doosan Vina, một công ty con tại Việt Nam,  đồng sản xuất nguyên liệu chính thiết bị cho nhà máy khử mặn nước biển Escondida.

  • Dự án tái xử lý nước thải ngành dệt Việt Nam

    Ngày 1/6, Bộ Môi Trường Nhật Bản công bố dự án "tái xử lý nước thải ngành dệt Việt Nam" đã được phê duyệt trong đợt 3 Dự án "Dự án mô hình cải thiện môi trường nước châu Á". Dự án do J TOP Co., Ltd Nhật Bản đề xuất và thực hiện, Sojitz Corporation và Sojitz Vietnam Co. Ltd đồng tài trợ. Mục tiêu của dự án nhằm áp dụng thiết bị lọc than hoạt tính chủ động tự động vào lọc nước thải nhà máy nhằm tăng cường chất lượng nước.

    "Dự án mô hình cải thiện môi trường nước châu Á" được Bộ Môi Trường Nhật Bản triển khai từ năm 2011, nhằm thúc đẩy các công ty Nhật Bản tham gia kinh doanh xử lý nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cải thiện môi trường nước tại các quốc gia mà tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng.

     

  • Dupont Singapore thử nghiệm công nghệ khử mặn nước sạch CCRO

    Dupont đã nhận được khoản tài trợ 1.3 triệu đô la từ Cơ quan Cấp nước Quốc Gia Singapore để thử nghiệm công nghệ thẩm thấu ngược (Closed Circuit Reverse Osmosis - CCRO) trong việc khử mặn nước biển, khiến công nghệ này hiệu quả linh hoạt và tin cậy.

    DuPont Water Solutions, công ty sản xuất màng lọc khử mặn và thẩm thấu ngược sở hữu công nghệ CCRO từ tháng 1/2020 sau khi mua lại công ty Desalitech Ltd.  CCRO có thiết kế chuẩn hoá, phần mềm thông minh và thành phần chuẩn hoá giúp khách hàng lọc sạch và tái sử dụng nước nhiều hơn thông qua tỷ lệ thu hồi cao hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn và giảm thời gian bảo dưỡng so với công nghệ thẩm thấu ngược truyền thống. CCRO có khả năng thu hồi nước từ 90-98% với việc giảm năng lượng sử dụng, giảm bám cặn, tái sử dụng nước lợ trong công nghiệp, đô thị và xử lý nước thải.

    Khoản tài trợ giúp Dupont nâng cao công nghệ CCRO để đưa ra thương mại hoá các hệ thống thẩm thấu ngược nước biển. Qua dự án công nghệ CCRO sẽ được tối ưu cho các hệ thống khử mặn nước biển để sử dụng năng lượng ở mức thấp hơn hoặc bằng 15% so với các hệ thống thẩm thấu ngược dùng điện truyền thống. Hệ thống khử mặn CCRO rất phù hợp với các khu vực không có nước ngọt và tiêu tốn ít điện.

    24/5/2024 DuPont tách công ty kinh doanh xử lý nước

    DuPont de Nemours Inc sẽ tách công ty xử lý nước thành công ty riêng trong kế hoạch tách thành 3 công ty độc lập. Đây là bộ phận có tăng trưởng 24% / năm sở hữu các thương hiệu Amberlite, FilmTec, Fortilife, Integraflux và TapTec cho công nghiệp, năng lượng, y tế.

    Công ty cũng có ý kế hoạch tách riêng bộ phận điện tử gồm vật liệu bán dẫn, bảng mạch, chất cách nhiệt như nomex... ra thành công ty riêng. Công ty mới “New DuPont” sẽ tập trung vào y tế, di động tiên tiến và bảo hộ lao động / bảo vệ.

  • GS E&C mở rộng kinh doanh xử lý nước tại Việt Nam

    GS Inima Environment công ty con thuộc GS E&C đang đẩy mạnh việc kinh doanh xử lý nước tại nước ngoài. Tại Việt Nam, GS E&C sẽ tăng vốn cho GS Inima Environment  qua Global Water Solution để mua lại Công ty Xử lý nước PMV. GS Inima là một công ty vận hành, bảo trì và tổng thầu thiết kế, mua sắm và xây dựng các nhà máy xử lý nước (EPC). Trong đó 85% doanh thu là từ lĩnh vực vận hành, bảo trì.

  • GUTERMANN và TAKADU hợp tác giải pháp nước thông minh
    GUTERMANN và TAKADU hợp tác giải pháp nước thông minh VT Techlogy

    Hai công ty cung cấp giải pháp nước thông minh Gutermann và TaKaDu kí hợp tác phát triển giải pháp chung chống rò rỉ nước. Công ty Israle TaKaDu tích hợp phần mềm quản lý sự cố với công nghệ phát hiện rò rỉ nước dùng âm thanh (acoustic leak detection) của hãng Thụy Sĩ Gutermann. Cảnh báo sự cố sẽ được nhận từ hai hệ thống khác nhau cũng như từ trung tâm dịch vụ khách hàng, cung cấp thêm thông tin cho phép nhóm bảo dưỡng xác định nguyên nhân và tìm vị trí rò rỉ dễ dàng hơn.

    Giải pháp kết hợp đã được triển khai  tại Mei Carmel ở Haifa, Israel, là “cho thấy kết quả xuất sắc”, theo cả hai công ty. Khi cung cấp cho khách hàng chung của cả hai công ty, hệ thống TaKaDu sẽ hoạt động như lớp trung tâm cho tất cả các thông báo sự cố được phát hiện bởi cả hai hệ thống. 

    Thỏa thuận với Gutermann nằm trong chuỗi hợp tác đối tác công nghiệp của TaKaDu, như hợp tác với ABB cung cấp giải pháp cho Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn, cũng như hợp tác với hãng bơm Grundfos của Đan Mạch trong một dự án thí điểm tại công ty nước Đan Mạch Frederikshavn Forsyning.

    Uri Gutermann, giám đốc phát triển kinh doanh và giám đốc tài chính của Gutermann cho biết: “Kết hợp giải pháp xác định vị trí rò rỉ dùng mạng cảm biến âm thanh với với việc giải pháp phân tích dữ liệu lớn và quản lý sự cố của TaKaDu mang đến cho khách hàng những giải pháp đáng tin cậy, chính xác và toàn diện nhất . ”

    Amir Peleg, người sáng lập & CEO, TaKaDu, nói thêm: “Khách hàng của TaKaDu đã tích hợp các báo sự cố từ nhiều nguồn như trung tâm hỗ tợ khách hàng và hệ thống quản lý công việc (dự báo hoạt động bảo trì và sửa chữa). Sự tích hợp mới nhất với GUTERMANN tăng cường khả năng của người dùng để quản lý các sự cố tốt hơn, phối hợp giữa nhân viên trung tâm điều hành với nhóm sửa chữa hiện trường.”

  • Hội thảo "Giới thiệu Công nghệ cấp nước tiên tiến"

    Ngày 17 tháng sáu 2015, tại thành phố Huế, HueWACO Phòng Cấp nước Thành phố Yokohama (Yokohama Waterworks Bureau) tổ chức hội thảo"Giới thiệu  công nghệ cấp nước tiên tiến" cho "Dự án quản lý cấp nước an toàn Việt Nam-Yokohama" theo chương trình hợp tác JICA để trình bày và chia sẻ các công nghệ tiên tiến cấp nước của các công ty tư nhân Việt Nam và Nhật Bản.

    "Dự ánQuản lý cấp nước an toàn Việt Nam-Yokohama" được hình thành bởi HueWACO Phòng cấp nước Yokohama, để đẩy nhanh "Mạng lưới kinh doanh nước sạch" giữa các đối tác Nhật Bản Việt Nam thông qua việc thử nghiệm vàgiới thiệu các công nghệ sáng tạo cấpnước được trình bày qua Hội nghị Yokohama Water Business Conference và Phòng cấp nước Yokohama để quản lý tốt hơn việc cấp nước của các công ty nước sạch tại Việt Nam.

    Đây là cuộc trình diễn cấp quốc gia đầu tiên ở thành phố Huế, để trình bày và chia sẻ công nghệ tiên tiến cấp nước của bốn công ty tư nhân thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nước Yokohama (Yokohama Water Business Association), bao gồm "Kiểm soát sử dụng hóa chất bằnghệ thống SCADA" (Azbil Corporation), "Phát hiện Giám sát thất thoát nước sử dụng thiết bị L-sign " (Suido Technical Service Co., Ltd), "Giải pháp ống mềm Flexible Pipe Method" (Kokusan rasenkan Co., Ltd), " Cải thiện chất lượng lọc nước "(Nihon Genryo Co., Ltd.).121 đại biểu đến từ 43 tổ chức, chẳng hạn như Hội cấp thoát nước Việt NamViệt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế, các công ty cấp nước tại Việt Nam Siem Reap đã tham gia. Dự án này sẽ thực hiện cho đến tháng 11 năm 2016.

     

  • Hội thảo an ninh nước và biến đổi khí hậu

    Water Security and Climate Change Conference

    01-03 Tháng 3 năm 2021, Hà Nội Việt Nam.

    Hội nghị An ninh Nước và Biến đổi Khí hậu (WSCC) là sự kiện thường niên, nơi các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan từ các lĩnh vực khác nhau thảo luận về các khía cạnh đa dạng của an ninh nước và mối liên quan đến sự biến đổi và thay đổi khí hậu.

    Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam (VAWR), Trung tâm Tài Nguyên Tự nhiên và Phát triển (Centers for Natural Resources and Development  - CNRD),  International Network on Sustainable Water Management in Developing Countries (SWINDON), Trung tâm An ninh Lương thực (Food Security Center - FSC) và Học viện Công nghệ Châu Á AIT mời cộng đồng chuyên gia về nước và biến đổi khí hậu tham gia Hội nghị An ninh Nước và Biến đổi Khí hậu tại Hà Nội từ 1-3 Tháng Ba năm 2021.

  • Hydro-dis triển khai công nghệ khử trùng nước tại Châu Á

    Công ty Úc Hydro-dis chuẩn bị thương mại thiết bị khử trùng nước độc đáo  tại châu Á sau khi thí điểm thành công. Thiết bị được thủ nghiệm tại Ấn Độ, chờ cấp phép từ  Hội đồng Bang Mashelkar, sẽ cho phép công nghệ này được triển khai trên khắp 27 bang của Ấn Độ.

    Thiết bị xử lý nước có nhiều dung tích lọc khác nhau và có thể khử trùng tới 3 triệu lít nước mỗi ngày. Thiết bị được thiết kế sử dụng tại nơi hẻo lánh, khử trùng nước an toàn để uống hoặc lọc nước thải dùng cho tưới tiêu hoặc rửa xe. Công nghệ Hydro-dis không yêu cầu các nguyên liệu bổ sung như khí đốt vì nó sử dụng khoáng chất và muối đã có trong nước để làm nhiên liệu cho quá trình này. Thiết bị sử dụng pin năng lượng mặt trời để cấp nguồn hoạt động. Thiết bị sử dụng xúc tác điện tạo ra clo từ nước dùng cho các ngành công nghiệp như nước uống, nước không uống (rửa xe, tưới tiêu) hay xử lý nước thải.

    Giám đốc điều hành Mark Carey nói: "Chúng tôi đang thủ nghiệm tại Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc, cho các hộ gia đình nhỏ và thay đổi thị trưởng cung cấp nước sạch".  

     

  • Liên danh Acciona - Vinci trúng thầu xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thi Nghè

    Ngày 7 tháng 3 2019, Ban Quản lý đầu tư Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM đã có thư chấp thuận gửi Liên danh nhà thầu Acciona Agua S.A.U và Vinci Construction Vinci Construction Grands Project (Pháp) thông báo trúng thầu gói thầu "Thiết kế, Xây dựng và Vận hành nhà máy xử lý nước thải NhIêu Lộc - Thị Nghè". Trị giá gói thầu bao gồm: 

    - USD 9,088,557.95

    - EUR 77,261,975.27 

    - VND 3,208,347,299,774     

    Đây là gói thầu đấu thầu rộng rãi quốc tế với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới, công suất 480.000 m3/ngày đêm, tổng vốn đầu tư 524 triệu đô la Mỹ, mở thầu từ năm 2015. Đến năm 2017 có 3 nhà thầu qua được vòng sơ tuyển gồm: Liên danh Samsung - Kolon - TSK; Liên danh Acciona - Vinci và Liên danh DEGREMONT - POSCO. Theo đó, giá dự thầu lần lượt của các nhà thầu là 186,8 triệu USD; 205,8 triệu USD và 215,4 triệu USD.

    Liên danh ACCIONA-VINCI chào thầu với giải pháp xử lý nước thải dùng công nghệ MBBR của hãng Veolia. Liên danh SAMSUNG - KOLON - TSK đưa ra công nghệ xử lý bùn hạt của Nereda

    .
  • METAWATER ký hợp đồng nhà máy xử lý nước thải Hội An

    Công ty TNHH METAWATER (Trụ sở: Chiyoda-ku, Tokyo) thông báo liên doanh bao gồm METAWATER và Tsukishima Kikai Co., Ltd. đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị với thành phố Hội An cho "Dự án cải thiện chất lượng nước khu vực cầu Nhật Bản tại thành phố Hội An", dự án nhận viện trợ ODA do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản Cơ quan (JICA) cho vay.

    Hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ "Pre-treated Trickling Filter (PTF))" phát triển cho các nước đang phát triển và đã nhận được giải thưởng "Công nhận kiểm định kỹ thuật cho ứng dụng toàn cầu" do Cơ quan Công trình Nước thải Nhật Bản (Japan Sewage Works Agency) chứng nhận, bao gồm đặc tính "Ít tiêu hao điện năng", "vận hành và bảo dưỡng dễ dàng"," chất lượng nước được xử lý ổn định ", và "chi phí vòng đời thấp".

     

  • Mời tư vấn dự án nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn

    Ngân hàng phát triển Châu Á ADB đã gửi hồ sơ yêu cầu chào giá đến 3 công ty tư vấn hỗ trợ Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn theo hình thức Đối tác Công tư PPP. Nhà máy được thực hiện cùng dự án "Cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ích biến đổi khí hậu tại lưu vực Tây Sài Gòn".

    Ba Công ty trong danh sách nhận được yêu cầu báo giá bao gồm:

    • Castalia
    • PwC / Allen & Overy
    • RebelGroup International / SCE / DFDL

    Hạn nộp báo giá tư vấn là 24/2/2020. Hợp đồng tư vấn trị giá 850.000 đô la trong 12 tháng bao gồm các công việc:

    Xác định nội dung và phạm vi dự án PPP, báo cáo tiền khả thi dự án.

    Kiểm tra đề xuất thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư của Lotte Engineering & Construction có phù hợp với các quy định pháp luật về đầu tư đối tác công tư PPP của Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh

    Phát triển dự án nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn theo hình thức PPP như là hình mẫu chuẩn của Châu Á, chuẩn hoá hợp đồng và hồ sơ mời thầu PPP.

     

  • NTT Docomo đưa ra hệ thống theo dõi mức nước hồ chứa dùng AI NTT theo dõi mực nước dùng AI

    NTT Docomo, NTT Communications, và NTT Comware bắt đầu thử nghiệm hệ thống theo dõi mức nước hồ chứa dùng AI. Hệ thống sẽ được thử nghiệm diện rộng tại Nhật Bản và sẽ đưa ra thương mại vào tháng 4 năm 2023.

  • Passavant Roediger trúng thầu hợp đồng nhà máy xử lý nước Passavant Roediger GmbH, một công ty con của tập đoàn Đức Drake & Scull Quốc tế (DSI), đã giành được hợp đồng mở rộng nhà máy xử lý nước Thủ Đức, dự án đầu tiên của hãng tại Việt Nam. Dự án trị giá 46 triệu USD bao gồm xây dựng nhà máy xử lý nước 300.000 mét khối / ngày, cung cấp nước uống cho các khu vực dân cư. Passavant Roediger cũng sẽ chịu trách nhiệm cho việc xây dựng lượng trạm bơm nước từ sông và đường ống áp lực cung cấp nước cho nhà máy.
  • POSCO E&C thắng thầu dự án xây nhà máy xử lý nước thải ở thành phố Hồ Chí Minh

    Nhà máy đủ khả năng xử lý nước thải cho một triệu hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh

    - Các đối tác tham gia dự án này còn bao gồm các công ty của Pháp và Nhật Bản

    POSCO E & C (Phó Chủ tịch Jeong Donghwa) ngày 26/1 thông báo đã thắng thầu dự án giai đoạn hai xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, do Sở Đầu tư và Xây dựng, phát triển đô thị cấp.

    Dự án có tổng kinh phí 120 triệu USD (130,5 tỷ KRW), trong đó POSCO E&C's đóng góp 70 triệu USD. Thời gian hoàn thành dự án vào khoảng 54 tháng.

    Dự án được xúc tiến do nhà máy xử lý nước thải hiện nay, công suất 141.000 tấn, không đủ năng lực xử lý lượng nước thải của số hộ gia đình ngày càng tăng ở Tp. Hồ Chí Minh – thủ phủ kinh tế của Việt Nam.

    Dự án mới sau khi được xây dựng sẽ tăng khả năng xử lý nước thải của nhà máy thêm 328.000 tấn, và một khi được hoàn tất xây dựng vào năm 2018 sẽ nâng công suất của nhà máy lên 469.000 tấn nước thải/ngày.

    Như vậy, công suất trên tương đương với lượng nước thải của một triệu hộ gia đình sinh sống ở Tp. Hồ Chí Minh. Chính quyền thành phố kỳ vọng nhà máy sau khi được tăng công suất sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng nước sông Tac Ben Ro.

    Để thực hiện dự án, POSCO E&C đã thành lập một nhóm chuyên gia cùng làm việc với các công ty xử lý nước thải hàng đầu thế giới.

    Công OTV của Pháp là đối tác của POSCO E&C. Đây là công ty con của VEOLIA, công ty xử lý nước thải lớn nhất thế giới, có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực môi trường như xử lý nước thải, khử muối nước biển, sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Đối tác Nhật Bản của POSCO E&C là Hitachi – một công ty mạnh về xử lý nước thải và rác thải công nghiệp.

    POSCO E&C là công ty xây dựng hàng đầu trong lĩnh vực nước sinh hoạt, năm ngoái từng được xếp số 1 trong nước về xử lý nước thải công nghiệp.

    Trong dự án vừa thắng thầu, POSCO E&C chịu trách nhiệm các hạng mục thiết kế và xây dựng. Công ty OTV cung cấp và lắp đặt thiết bị xử nước, còn công ty Hitachi cung cấp và lắp đặt thiết bị xử lý bùn.

    Tỷ lệ đóng góp của POSCO E&C, OTV và Hitachi lần lượt là 57%, 32% và 11%.

    Theo ông Cho Yongseok, Giám đốc POSCO E&C, "dự án này là kết quả nỗ lực của chúng tôi trong việc tìm kiếm các cơ hội mới trên thị trường nước ngoài hơn là chỉ quanh quẩn thị trường trong nước".

    POSCO E&C dự định từ dự án này sẽ mở rộng sự hiện diện trên thị trường xử lý nước thải toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

  • Samsung Engineering mua cổ phần công ty xử lý nước DNP

    Ngày 28/6/2022, Samsung Engineering công bố đã quyết định mua 24% cổ phần công ty xử lý nước DNP Water. Khoản đầu tư này trị giá khoảng 41 triệu đô la (khoảng 2.7% vốn điều lệ công ty) nhằm thúc đẩy xâm nhập thị trường xử lý nước khu vực Đông Nam Á. K hoản đầu tư này sẽ còn chờ sự phê chuẩn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và sẽ công bố chính thức ngày 30/6.

  • SAWACO mua giải pháp quản lý nước thông minh của ABB và TaKaDu
    SAWACO chống thất thoát nước sạch bằng giải pháp của ABB và TaKaDu VT Techlogy
     

    Tổng Công ty Cấp nước Sài gòn Sawaco ngày 24 Tháng Một năm 2018 đã ký hợp đồng với ABB và TaKaDu áp dụng giải pháp quản lý nước thông minh chống thất thoát nước sạch. ABB cung cấp công nghệ giám sát và điều khiển kĩ thuật số, TaKaDu cung cấp Giải pháp Phát hiện Sự cố Tích hợp (TaKaDu’s Integrated Event Management Solution) cho hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh.

    Giải pháp của ABB (ABB Ability™ Symphony® Plus SCADA ) sẽ theo dõi và điều khiển toàn bộ hệ thống cấp nước. Thiết bị tích hợp với Giải pháp Phát hiện Sự cố của TaKaDu (TaKaDu’s Event Management Solution), phát hiện, phân tích, quản lý các thông báo sự cố trên mạng cấp nước như rò rỉ, vỡ ống, ăn mòn đường ống, đo nước từ xa, dữ liệu thu thập và lỗi vận hành.

    Năm ngoái, Thành phố Hồ Chí Minh mất 30 phần trăm nước sạch do sự cố rò rỉ và vỡ đường ống. Dự án đô thị này nhằm nâng cao hiệu quả, giảm rò rỉ nước, ngăn ngừa sự gián đoạn và đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận với nước sạch ở thành phố Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế của cả nước.

    Giải pháp của ABB và TaKaDu sẽ cho phép SAWACO giám sát mạng lưới nước thông qua các điểm thu thập dữ liệu, như cảm biến và đồng hồ, làm giảm thất thoát nước. SAWACO sẽ có thể tăng lượng nước cung cấp cho các ngành công nghiệp của thành phố và 8 triệu cư dân.

    SAWACO ước tính sẽ tiết kiệm được 50 triệu m³  nước/ năm, trong khi tiết kiệm chi phí sản xuất hơn 10 triệu đô la Mỹ một năm.

     

     
     
  • TTCL ký hợp đồng xử lý nước thải nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn

    TTCL Vietnam Corporation Limited (TVC) vừa công bố ký hợp đồng xử lý nước thải với nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn.

    Loại dự án: Xử lý nước thải.

    Tên dự án: Hệ thống hồ sinh học cho nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn (Biological Pond System for Nghi Son Refinery).

    Chủ đầu tư: Nghi Son Refinery and Petrochemical Limited Liability Company (NSRP) .

    Giá trị hợp đồng: 16,2 triệu đô la.

    Phạm vi công việc: Thiết kế, mua sắm, lắp đặt và vận hành.

    Thời hạn hợp đồng: 12 tháng.

     

  • Xylem cung cấp hệ thống xử lý ozone cho nhà máy nước Tân Hiệp

    Xylem đã trúng hợp đồng trị giá 1,3 triệu đô la cung cấp công nghệ xử lý tiên tiến cho nhà máy nước Tân Hiệp 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo hợp đồng, Xylem sẽ thiết kế, lắp đặt và cân chỉnh mở rộng hệ thống lọc nước hiện có của nhà máy, bao gồm hệ thống khử ozone đầu tiên tại Việt Nam. Việc nâng cấp cho phép nhà máy sản xuất 300.000 m3 / ngày nước uống cho 1,5 triệu dân Thành phố Hồ Chí Minh.

    Sản phẩm của công ty hệ thống xử lý nước ngầm Leopold Type S và hệ thống khử ozone WEDECO SMO sẽ được sử dụng để tăng công suất của Nhà máy xử lý nước Tân Hiệp 2. Việc nâng cấp đã bắt đầu từ quý 4 năm 2015 và nhà máy dự kiến sẽ hoạt động vào tháng 4 năm 2016.

     

Sản phẩm

Băng keo CĐ trung thế

Tiêu chuẩn sản xuất và thử nghiệm 

- ASTM D4388-08: Standard Specification for Nonmetallic Semi-Conducting and Electrically Insulating Rubber Tapes - ASTM D4325-13: Standard Test Methods for Nonmetallic Semi-Conducting and Electrically Insulating Rubber Tapes - ASTM D2301-10: Standard Specification for Vinyl Chloride Plastic Pressure- Sensitive Electrical Insulating Tape - ASTM D1000-17: Standard Test Methods for Pressure-Sensitive Adhesive-Coated Tapes Used for Electrical and Electronic Applications