Tin tức

Tin tức

Các chuyên gia cho rằng internet Việt Nam quá chậm

Báo cáo Akamai cho rằng tốc độ Internet trung bình ở Việt Nam năm ngoái giảm 21%, các chuyên gia cho rằng vì các công ty cung cấp dịch vụ Internet tối ưu hóa việc sử dụng băng thông rộng đã ảnh hưởng đến kết quả đo.

Báo cáo Quý 3 2012 về tốc độ Inetrnet của Akamai, nhà cung cấp nội dung tại Mỹ, cho thấy tốc độ Internet trung bình ở Việt Nam là 1.3Mbps. Tốc độ này ở vị trí 49 trong số 54 quốc gia được khảo sát, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới là 2,8 Mbps.

Sau khi khảo sát 4,7 triệu địa chỉ IP từ Việt Nam. Akamai thấy rằng 5,07% trong số đó  kết nối Internet tốc độ thấp hơn 256 Kbps, trong khi 1,17% kết nối Internet cao hơn 4 Mbps chỉ có 0,03% kết nối cao hơn 10 Mbps.

Khi so sánh với 12 nước trong khu vực được khảo sát, Việt Nam được xếp hạng trên chỉ Ấn Độ (1,0 Mbps) In-đô-nê-xi-a (1,2 Mbps).

Trong khi đó, theo NetIndex, số liệu thống đo bằng Speedtest.net, tốc độ tải Internet tại Việt Nam từ ngày 26 tháng 1 năm 2013 đến 24 tháng 2 năm 2013 9,90 Mbps, ở vị trí 55 trong số 180 quốc gia. Tốc độ tải lên 7,38 Mbps, ở vị trí 27 trong số 180 quốc gia.

Theo Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC, tháng mười một năm 2012, tốc độ trung bình cho mỗi 31,3 triệu người sử dụng Internet tăng 0,002 Mbps so với năm 2011. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng con số này là không đáng tin cậy bởi chỉ các nhà cung cấp dịch vụ Internet chỉ có dữ liệu chính xác về thuê bao của họ.

Trong khi đó, đại diện của các nhà cung cấp dịch vụ Internet khẳng định, trong năm 2012, đã tăng băng thông quốc tế để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người sử dụng. Ví dụ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam(VNPT), cấp 160 Gbps băng thông quốc tế, dự kiến sẽ tăng tới 270 Gbps vào năm 2015 và 500 Gbps vào năm 2020. FPT Telecom nâng cấp băng thông quốc tế của mình cho tất cả các gói dịch vụ FTTH năm ngoái với tốc độ truy cập Internet tối thiểu từ 1.152 Kbps đến 3,072 Kbps. CMC Telecom cũng tăng gấp đôi băng thông quốc tế kể từ tháng 12 năm 2012.

Giải thích kết quả báo cáo của Akamai, các chuyên gia nói rằng vấn đề có thể nằm trong các phương pháp đo lường. Theo phương pháp của công ty được sử dụng, khi số lượng thuê bao Internet mới tăng, tốc độ trung bình sẽ giảm.

Ngân hàng Nga cho vay tiền xây nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam

VTB Bank, ngân hàng nhà nước của Nga, sẵn sàng cho tập đoàn năng lượng hạt nhân dân sự Rostom vay 1 tỷ đôla để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.

Ông Valery Lukyanenko, một thành viên hội đồng quản trị của VTB, cho biết ngân hàng lớn thứ hai ở Nga này sẵn sàng hỗ trợ và giải ngân 1 tỷ đôla cho Rosenergoatom, công ty con của Rosatom, tham gia quá trình xây dựng ở Việt Nam.

Tập đoàn năng lượng Rosatom của Nga giành hợp đồng xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hồi năm 2010.

Tin cho hay, giá thành xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận tại miền nam Việt Nam ước tính lên tới 10 tỷ đôla.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hồi tháng 11 năm 2012 nói rằng Moscow sẽ dùng tiền nhà nước để cho vay xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Được biết, công tác xây dựng nhà máy sẽ được khởi công vào cuối năm 2014.

Việt Nam dự kiến sẽ hoàn tất nhà máy điện hạt nhân đầu tiên hợp tác với Nga vào năm 2020.

Chính quyền đất nước Đông Nam Á này cũng dự kiến xây dựng một nhà máy điện hạt nhân thứ hai với Nhật Bản.

Tokyo cũng đã cam kết cho Hà Nội vay tiền để xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Nhu cầu năng lượng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng cao trong nhiều thập kỷ tới, dẫn tới quyết định xây nhà máy hạt nhân của chính phủ.

Nhưng dự án này cũng vấp phải nhiều chỉ trích của những người phản đối, nhất là trong bối cảnh xảy ra thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần năm 2011.

Bộ Ngoại giao Việt Nam từng cho biết ‘sẽ hợp tác chặt chẽ’ với Nhật Bản để ‘có phương án tốt nhất cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân’.

Ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, từng nhận định rằng những gì xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản, là ‘nghiêm trọng’, nhưng không vì thế mà Hà Nội thay đổi quyết định hợp tác hạt nhân với Tokyo.

Nguồn: Ria Novosti, The Voice of Russia

Elitecore WiFi SMP giúp nâng cao ARPU

Elitecore Technologies, nhà cung cấp dịch vụ WiFi OFFload hàng đầu, hôm nay đã công bố 10 hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ Tier-1 tại Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam và Bahrain về Nền tảng Quản lý Dịch vụ Wifi (WiFi Service Management Platform SMP). Dịch vụ này cho phép tải Wifi từ 2G-3.5G, giúp các nhà cung cấp dịch vụ nâng cao dịch vụ cho các thuê bao thông qua bằng Wifi với QoE chất lượng cao, có thêm doanh thu từ dịch vụ mới này.

Elitecore WiFi SMP được triển khai phục vụ lên đến 50 triệu thuê bao, 100.000 điểm truy cập và sẽ cung cấp các dịch vụ sáng tạo như EAP SIM & Non EAP SIM authentication, Captive portal, Walk-in, đăng ký bằng SMS và theo yêu cầu, dịch vụ cellular-to-WiFi.

Lí do chính nhà cung cấp dịch vụ chọn Elitecore WiFi SMP là thúc đẩy tăng trưởng thuê bao 3G-3.5G nhanh chóng, thu được ARPU cao nhất từ các dịch vụ dữ liệu, cải thiện chất lượng phục vụ thuê bao bằng WiFi với các thiết bị (Android, Blackberry, iPhone) giải pháp WiFi tích hợp trong môi trường nhiều nhà cung cấp (IN, HLR, WLC nhà cung cấp) đảm bảo tốc độ dịch vụ dữ liệu di động.

Chuyên mục phụ