Tin tức

Tin Công nghệ

Mitsubishi Chemical sản xuất bộ đồ chống Corona virus từ vải không dệt PE

Mitsubishi Chemical đã phát triển một loạt quần áo bảo hộ mới chống virus cornona dựa trên vải không dệt PE, có tính dẫn nhiệt cao hơn và thoải mái khi sử dụng hơn so với chất liệu truyền thống vải không dệt PP. Mặt nạ được sản xuất bằng công nghệ 3D ôm với khuôn măt. Tấm chắn bảo vệ được sản xuất từ chất liệu amorphous polyethylene terephthalate (A-PET) dễ gập, ngăn giọt bắn với màng chống phản chiếu độc đáo. Sản phẩm dùng cho bác sĩ phẫu thuật cần độ chính xác cao trong thao tác.

Vải không dệt thường được làm từ chất liệu PP nhưng do tính dẫn nhiệt thấp nên gây nóng và không thoải mái khi mặc. Công ty phát triển chất liệu vải không dệt từ PE có tính dẫn nhiệt cao hơn, trước mắt áp dụng cho sản phẩm mặt nạ. Mặt nạ được sản xuất bằng công nghệ số hoá, nguyên mẫu được tạo ra ngay lập tức dùng máy in 3D. Dùng chất liệu nhựa đặc biệt biến dạng ở nhiệt độ cơ thể, mặt nạ sẽ ôm sát vào khuôn mặt, vào bộ lọc dùng vải không dệt tháo lắp khiến mặt nạ sử dụng được nhiều lần.

 

 
 

Erickson và Sikorsky hợp tác phát triển chữa cháy trực thăng

Erickson và Sikorsky đã ký thoả thuận hợp tác phát triển hệ thống chữa cháy trực thăng ban đêm thế hệ tiếp theo. Erickson phát triển thế hệ tự động lái điều khiển chữa cháy ban đêm, tích hợp công nghệ Matrix của Sikorsky để số hoá hệ thống chữa cháy ban đêm chưa từng được sử dụng trước đây.

Với hệ thống bản đồ và điều khiển bay thế hệ tiếp theo được cung cấp từ MATRIX, Erickson sẽ hỗ trợ nhiều hơn cảnh báo cho phi công và phi hành đoàn trong các hoạt động cứu hộ ban ngày cũng như ban đêm. Hiện nay hoạt động chữa cháy ban đêm rất phức tạp và nguy hiểm. Giải pháp mới sẽ cho phép an toàn hơn việc sử dụng kính nhìn đêm, áp dụng tiêu chuẩn an toàn lớn hơn cho phi công mà chưa từng được đưa ra thị trường thương mại.

Airbus giới thiệu giải pháp satcom On-The-Move

Airbus Secure Communications, công ty con của Airbus Defence & Space đã giới thiệu giải pháp SATCOM On The Move solution (OTM-T) trên bộ dùng kết nối liên lạc bảo mật cho các hoạt động thực địa. Giải pháp cho phép các đơn vị hoạt động thực địa liên lạc băng rộng với nhau trao đổi video, thoại và luồng dữ liệu khi đang di chuyển nhanh.

Thiết bị dùng hai băng tần, nhỏ gọn đường kính 800 mm cao 400 mm và nặng dưới 60kg, được lắp vào xe bọc thép. Nó dùng 2 ăng ten với các tấm thu bức xạ được xếp chồng lên nhau. Một ăng ten dùng băng X, ăng ten còn lại dùng băng Mil-Ka và được che chắn bởi mái vòm radome khỏi các loại vũ khí cỡ nhỏ. Ăng-ten băng tần X hoạt động dải 7,25 GHz đến 7,75 GHz (Từ vệ tinh đến Trái đất) và từ 7,9 GHz - 8,4 GHz (Trái đất đến vệ tinh), trong khi ăng-ten băng tần Mil-Ka hoạt động ở  tần số 20/30 GHz. Băng thông khi sử dụng mái che sẽ giảm xuống một chút so với tiêu chuẩn, với băng X đạt khoảng 1 Mbps  đến 100 Kbs (cho trường hợp thời tiết xấu nhất), với băng Mil-Ka khoảng từ 2 Mbps đến 512 Kbps tuỳ theo môi trường. 

Khi thay đổi băng tần không cần định hướng phát đáp vệ tinh hoặc điều chỉnh ăng ten, chỉ dùng lệnh điều hành. Đặc tính này cho phép độ uyển chuyển cho khâu lập kế hoạch cho lực lượng trên bộ hay lập kế hoạch cho đơn vị điều hành vệ tinh. Trong các giai đoạn khác nhau của chiến dịch, tần số được thay đổi từ trạm điều hành OTM-T.

Việc dùng 2 băng tần cho phép chống lại nhiễu áp chế gây ra bởi quân địch khi sự phân tách hai băng tần khá xa, bước sóng băng X gấp 3 lần băng Ka, và kết nối với 2 hệ thống vệ tinh khác nhau.