Singapore công bốnâng cao việc sử dụng năng lượng mặt trời lên 350 Megawatt vào năm 2020, khoảng 5% tổng nhu cầu sử dụng điện. Hiện nay tổng công suất lắp đặt chỉ là71 MWp. Việc đổi mới lưới điện và số hóa trạm biến áp là yếu tố quan trọng để lưới điện trong tương lai có khả năng tiếp nhận năng lượng tái tạo.
GE sẽ cung cấp cho Điện lực Singapore (Singapore Power) trọn bộ giải pháp trạm biến áp số (digital substation) dựa trên hệ thống điều khiển kỹ thuật số DS Agile. Toàn bộ hệ thống hạ tầng số, bảo mật, switch công nghiệp , viễn thông, giao diện người máy (Human Machine Interfaces) và thiết bị tự động hóa đều theo chuẩn IEC 618501, cho phép thiết bị từ nhiều nhà cung cấp hoạt động chung. Lắp đặt trong trạm biến áp GIS ( Gas Insulated Substation) 66kV, DS Agile cho phép Điện lực Singapore tăng cường giám sát, bảo vệ và điều khiển cả 8 ngăn lộ. Hệ thống truyền dẫn sử dụng cáp quang thay cho cáp đồng, tăng độ an toàn cho nhân viên vận hành. Hệ thống nhỏ gọn, diện tích đặt thiết bị giảm đến 10%. Với phần mềm trạm biến áp tiên tiến, giám sát diện rộng và chủ động kiểm soát, tự kiểm tra sẽ cải thiện độ tin cậy và tính linh hoạt trạm biến áp và lưới điện cho sự hội nhập của lưới điện thông minh và năng lượng tái tạo.
Tự động hóa trạm biến áp là nhiệm vụ quan trọng và các công ty điện lực phải thực hiện đồng bộ thiết bị đóng cắt tại trạm biến áp trên lưới điện phân phối để cho phép truyền tải điện nhịp nhàng và duy trì tính toàn vẹn lưới điện. Đồng bộ tín hiệu thời gian chính xác đảm bảo thiết bị có tín hiệu thời gian chính xác cho điều khiển hệ thống và thu thập dữ liệu. Đồng bộ hóa thời gian đặc biệt quan trọng cho việc lấy mẫu giá trị dòng điện, điện áp (IEC61850-9-2) yêu cầu tín hiệu thời gian chính xác trong thiết bị trộn tín hiệu.
Đồng bộ hóa thời gian dùng hiệu chính tín hiệu đồng hồ bên trong thiết bị điện thông minh (IED), bộ trộn tín hiệu (merge units - MU ), thiết bị chuyển mạch Ethernet... trong trạm biến áp tự động hóa. Việc này giúp điều khiển chính xác và phân tích sự cố toàn cầu cho phép xác định sự cố xảy ra khi nào, ở đâu và đưa ra phương án xử lý.
Trong trạm biến áp tự động hóa, các ứng dụng sau đây yêu cầu đồng bộ hóa thời gian:
Giao thức truyền dữ liệu Ethernet như GOOSE và MMS.
Thu thập dữ liệu theo thời gian thực từ IED, RTU và MU.
Kiểm soát vận hành thời gian thực của thiết bị như rơ le bảo vệ.
Ghi nhận sự cố để phát hiện và phân tích sự cố.
Có hai kiểu đồng bộ thời gian trong trạm trạm biến áp tự động hóa: đồng bộ thời gian trực tiếp và đồng bộ qua mạng LAN.
Northeast Group, LLC cho ra báo cáo dự đoán các nước Đông Nam Á sẽ đầu tư 9,8 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng lưới điện thông minh từ năm 2018 đến năm 2027. Sự đầu tư này vì các quốc gia đã coi lưới điện thông minh là chìa khóa để cân bằng năng lượng tương lai của đất nước. Đến năm 2027 đầu tư lớn nhất sẽ là
Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines và Việt Nam.Đông Nam Á đã tụt lại một chút so với khu vực, nhưng đã có thay đổi lớn trong một hai năm qua”, theo Ben Gardner, chủ tịch Northeast Group. Thái Lan và Singapore dẫn đầu khu vực với việc bắt đầu triển khai đo điện thông minh (smart meter) quốc gia. Thái Lan cùng đẩy mạnh cam kết đầu tư cho lưới điện thông minh, cuối cùng sẽ thúc đẩy sự phát triển của toàn khu vực.
Phần lớn các nước trong khu vực gặp tình trạng tổn thất phi kỹ thuật cao hoặc mức tiêu thụ điện cao. Trong quá khứ thị trưởng được thúc đẩy bằng các quy định hoặc chính sách thúc đẩy của Chính phủ. Các chính sách này phù hợp với các chiến lược năng lượng trong tương lai rộng lớn hơn, nhấn mạnh hiệu quả năng lượng, kết hợp năng lượng sạch và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong khu vực phát triển nhanh chóng.Thị trường microgrids và lưu trữ năng lượng nói riêng sẽ có mức tăng trưởng cao khi các nước tìm kiếm giải pháp cho vùng xa xôi và hải đảo.
Elektrilevi, hãng điện lực Estonia, đã ký kết hợp đồng 8 năm với Ericsson để cung cấp, triển khai, hệ thống tích hợp và vận hành hệ thống đo điện thông minh.E-xtô-ni-a là một trong nhiều quốc gia đang triển khai thiết bị đo điện thông minhđể đóng góp vào mục tiêu của EU cải thiện hiệu quả năng lượng 20% vào năm 2020. Elektrilevi có nửa triệu khách hàng trên mạng lưới.
Thiết bị đo điện thông minh giúp người tiêu dùng kiểm soát tiêu thụ năng lượng và giảm chi phí bằng cách hỗ trợ các mô hình giá mới từ các công ty điện lực và hỗ trợ thanh toán chính xác và kịp thời hơn.
Các công ty năng lượng được hưởng lợi từ tăng hiểu biết nghiệp vụ, loại bỏ khâu đọc thủ công đồng hồ đo, hướng dẫn sử dụng và tiết kiệm thông qua phát hiện gian lận..
Ericsson sẽ cung cấp và triển khai các dịch vụ Internet di động 2G/3G và công nghệ truyền thông trên đường dây điện cho quản lý và dữ liệu đo, bao gồm cả việc triển khai 630.000 thiết bị đo thông minh.
Ericsson cũng sẽ thực hiện tích hợp hệ thống thiết bị đo với hệ thống quản lý dữ liệu hỗ trợ hoạt động (OSS). Ericsson sẽ vận hành hệ thống đo thông minh trong giai đoạn triển khai.
MAIT Rahi, quản lý cao cấp hãng Elektrilevi, cho biết: "Giải pháp của Ericsson giúp chúng tôi tiết kiệm chi phí và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Sự thay đổi từ việc đọc đồng hồ thủ công đến đọc từ xa tự động sẽ đảm bảo thanh toán kịp thời và chính xác hơn. Chúng tôi sẽ nhậnđược thông tin chính xác từ lưới điện và có thể hành động nhanh hơn trong trường hợp bị sự cố hoặc cógian lận. "
Dự án lắpthí điểm 5.700 thiết bị đo thông minh trong năm nay, việc triển khai tiếp630.000 công tơ thông minh sẽ diễn ra từ 2013 đến 2016. Sau đó, Ericsson sẽ cung cấp bảo trì trong ba năm và Elektrilevi sẽ có tùy chọn mở rộng các hợp đồng bảo trì cho đến năm 2025.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN đã kí hợp đồng với Công ty GE International đánh giá nghiên cứu khả thi công nghệ lưu trữ năng lượng. Hợp đông nằm trong khoản tín dụng do Cơ quan Hỗ trợ Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ (USTDA) dành cho EVN kí tháng 12/2018. Nghiên cứu đánh giá các công nghệ lưu trữ tiên tiến, giúp cho EVN giảm cắt điện và tổn hao, phục vụ tốt hơn cho lưới điện thông minh và tăng phát điện từ năng lượng tái tạo.
Hợp đồng được kí giữa Ông Đinh Quang Tri, Phó Chủ tịch EVN và Ông John Rice Chủ tịch GE Power tại Đối thoại An ninh Năng lượng lần 2 Việt Nam Hoa Kỳ. “ Chính phủ hoan nghênh sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng sự gia tăng liên tục tiêu thụ điện. Hỗ trợ của USTDA đánh giá công nghệ lưu trữ năng lượng diễn ra trong bối cảnh EVN đang phải tích hợp nguồn phát điện năng lượng tái tạo vào hệ thống phát điện. EVN đánh giá cao sự hợp tác và trợ giúp của USTDA thông qua hợp đồng này giữa EVN và GE”. Ông Đinh Quang Tri phát biểu.
Trilliant, hãng sản xuất lưới điện thông minh, đã ký hợp đồng với EVN HCMC, công ty điện lực lớn nhất Việt Nam thuộc EVN, cho một dự án lưới điện thông minh. Lễ ký kết hợp đồng diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham dự của ông Trần Khiêm Tuấn, Phó Tổng Giám đốc EVN HCMC, ÔngClark Jennings và Giám đốc khu vực Mark Dunn từ Cơ quan Phát triển Thương mại Hoa Kỳ (USTDA ), và hãng Trilliant.
Do sự quan trọng chiến lược của năng lượng với phát triển kinh tế-xã hội đất nước, Ngân hàng Thế giới vừa phê duyệt khoản vay 500 triệu USD tài trợ cho Chính phủ Việt Nam nâng cao năng lực, hiệu quả và độ tin cậy của cơ sở hạ tầng điện ở những khu vực then chốt phát triển kinh tế của đất nước. Ngoài việc sử dụng các nguồn tài trợ để cải thiện cơ sở hạ tầng lưới điện, dự án hỗ trợ công nghệ lưới điện thông minh để theo dõi, kiểm soát và bảo vệ hạ tầng quan trọng để cải thiện độ tin cậy và giảm mất điện.
Giải pháp lưới điện thông minh của hãng Trilliant dùng mạng RF mesh cho đo điện tự động và Tự động hóa lưới điện phân phối ( AMI and Distribution Automation networks). Giải pháp cung cấp cho các nhà bán lẻ năng lượng nhiều tùy chọn và tính linh hoạt để giải quyết bất kỳ nhu cầu kinh doanh lưới điện thông minh, và đặc biệt phù hợp với mục tiêu đặc biệt, mô hình quản lý, lãnh thổ và dịch vụ.
EVN đã tiến hànhthử nghiệm và lắp đặt hệ thống giám sát trạm biến áp sử dụng modem Cellular IP của hãng Four-Faith dùng kết nối di động đến thiết bị tại trạm, cải thiện hoạt động ổn định của thiết bị đầu cuối và thiết bị điện, nhằm nâng cao chất lượng hệ thống.
Dự án sử dụng modem Cellular IP Four-Faith F2103 GPRS IP Modem cho truyền dẫn dữ liệu. Thiết bị F2103 nhận nhận dữ liệu giám sát từ thiết bị trạmgửi đến trung tâm giám sát qua mạng di động 2G/3G, trong khi đó trung tâm giám sát thực hiện các lệnh điều khiển cho nút giám sát thông qua mạng thiết bị thông tin hai chiều cho chức năng telemetry, điều khiển từ xa.
Ngày 19 tháng 9 năm 2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty điện miền Nam (EVNSPC) và Siemens Consortium bao gồm Siemens AG, Power Automation - liên doanh giữa Siemens và Power Singapore, Siemens Limited Việt Nam ký hợp đồng gói thầu DEP-SPC -SCADA-1 lưới điện thông minh, trong đó bao gồm thiết kế, cung cấp, lắp đặt và vận hành thử hệ thống SCADA / DMS và trạm 110kV không người trực. Hợp đồng trị giá 15 triệu đô la, là một phần của Dự án Phân phối hiệu quả (DEP) được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới.
Hệ thống SCADA / DMS được lắp đặt và đưa vào hoạt động vào tháng 9 năm 2016, dự kiến sẽ cải thiện đáng kể tính sẵn sàng và hiệu quả của mạng lưới phân phối tại 21 tỉnh, thành phố trong khu vực phía nam của Việt Nam cũng như giảm tổn thất điện năng. Bên cạnh đó, Trạm 110kV không người trực sẽ cho phép EVNSPC tiết kiệm lớn từ việc sử dụng hiệu quả hơnnguồn nhân lực.
Đây là dự án đầu tiên lưới điện thông minh được thực hiện tại Việt Nam và EVN SPC là người tiên phong trong ứng dụng.
Hợp đồng Siemens Smart Grid bao gồm thiết kế, cung cấp, triển khai và vận hành thử các hệ thống SCADA / DMS hệ thống trạm không người trực cho 21 tỉnh, thành phố ở miền nam Việt Nam. Hệ thống Điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA) sử dụng giao diện điều hành, kiểm soát và giám sátlưới điện trong khi hệ thống quản lý phân phối kết hợp (DMS) tối ưu hóa điều khiển hệ thống phân phối. Spectrum Power, sản phẩm / DMS SCADA của Siemens, cung cấp cho các nhà khai thác mạng lưới kiểm soát việc quản lý lưới điện và nguồn cấp. Hơn nữa, nó giúp cắt giảm chi phí bảo trì lưới và giảm thời gian khôi phục lỗi.
Tin từ Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cho biết, Tổng Công ty đã xây dựng lộ trình phát triển lưới điện thông minh thông qua kế hoạch xây dựng lưới điện thông minh nhằm mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.
Hiện EVNHCMC đã triển khai các phần cơ bản liên kết lưới điện thông minh: Hệ thống tự động hóa trạm (SAS), Hệ thống tự động hóa lưới phân phối (DAS), Hệ thống SCADA/DMS/OMS, Hệ thống quản trị dữ liệu khách hàng (CRM), Hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI), Ứng dụng GIS/AM/FMS. Tất cả các thành phần được kết nối với nhau thông qua hạ tầng truyền tin xuyên suốt. Ban chỉ đạo xây dựng lưới điện thông minh của EVNHCMC cũng đã được thành lập.
Để phát triển lưới điện thông minh, EVNHCMC đang triển khai nhiều dự án như AMI giai đoạn 1 với quy mô 60.000 điện kế thông minh, dự án SCADA/DMS trung tâm, xây dựng hoàn tất Trung tâm Chăm sóc Khách hàng (Contact Center), đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng GIS, thí điểm trạm điều khiển từ xa tiến đến trạm không người trực (SAS), thí điểm các dự án tự động hóa lưới điện phân phối (DAS)…
Trong khi các quốc gia đã phát triển châu Á Thái Bình Dương hoàn thiện việc số hoá hệ thống vận hành cấp nước và áp dụng hệ thống nước thông minh, các quốc gia đang phát triển đang tập trung vào việc xây dựng hạ tầng cấp nước an toàn và ổn định với nước uống và nước thải. Thị trường hạ tầng nước đô thị dự kiến sẽ tăng mạnh với các khoản đầu tư vào việc thay thế hệ thống ống đãn nước cũ, mở rộng hệ thống ống dẫn nước mới, xử lý nước, cải tạo chất lượng nước, thu gom nước mưa, chống động đất.
"Số hoá hạ tầng nước là việc áp dụng phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo chuyển đổi vận hành cho phép vận hành chính xác, theo dõi thời gian thực, quản lý chất lượng hạ tầng. Việc số hoá không chỉ làm giảm thời gian gián đoạn cấp nước mà còn bảo vệ hạ tầng cung cấp, tiết kiệm năng lượng vận hành". Melvin Leong, Giám Đốc, Energy & Environment, Asia-Pacific tại Frost & Sullivan nói.
Báo cáo của Frost & Sullivan, "Cơ hội công nghệ trong thị trường nước đô thị Châu Á Thái Bình Dương 2019- Advanced Opportunities in the Urban Water Infrastructure Market in APAC, 2019" đề cập đến công nghệ cấp nước, xử lý nước, hệ thống ống dẫn, thu gom nước mưa, và hạ tầng cấp nước tại hộ gia đình. Báo giá đề cập đến khu vực Châu Đại Dương (Úc và New Zealand), Đông Á (Nhật Bản và Hàn Quốc), Ấn Độ và Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam).
"Với việc đẩy mạnh xây dựng các thành phố thông minh tại châu Á Thái Bình Dương, cơ hội phát triển hạ tầng tiên tiến sẽ rất nhiều" Leong nói thêm. "Các quốc gia đã phát triển như Nhât Bản, Hàn Quốc, Singpore, Úc đã có kinh nghiệm trong việc đầu tư vào tự động hoá, thu thập và phân tích dữ liệu, đo thông minh, đồng thời các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang đầu tư công nghệ này vào các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á".
Việc đổi mới công nghệ cấp nước sẽ làm tăng trưởng chi tiêu trong các lĩnh vực:
Tích hợp công nghệ thông tin vào quản lý hạ tầng nước giảm chi phí vận hành và thất thoát nước, hợp lý hoá hoạt động vận hành và bảo dưỡng, cải thiện dữ liệu.
Cảm biến đo thông minh cho phép báo cáo chính xác và so sánh.
Cơ hội đầu tư tài chính hoặc cho thuê công nghệ tiên tiến hoặc máy móc giá trị cao.
Thông tin về quy trình và thủ tục cần thiết cho việc đấu thầu.
Toàn văn báo cáo http://frost.ly/3zw
Từ ngày 6-8/10/2022, JETRO sẽ tổ chức "Hội nghị kinh doanh triển lãm mua sắm linh kiện" trong khuôn khổ triển lãm "Công nghiệp Hỗ trợ 2022" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài gòn, 779 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP Hồ Chí Minh.
Modem 3G / 4G router VPN dạng DIN Rail lập trình được, vỏ nhôm bền vững dùng cho các ứng dụng công nghiệp. Thiết bị tiêu tốn ít công suất, giao diện card chuẩn I/O, fieldbus, LAN, hoặc GPS, Wi-Fi.