Tài liệu kỹ thuật

Dự án "Thúc đẩy năng lượng tái tạo tại Việt Nam - REACH"

A. Tổng quan:

Tổng đầu tư dự án: 350 triệu đô la. Trong đó vốn vay ngân hàng Tái thiết và Phát triển Thế giới  IBRD / IDA là 160 triệu đô la, các tổ chức khác cho vay 100 triệu đô la, Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada 40 triệu đô la, Cho vạy thương mại không kèm bảo lãnh 40 triệu đô la.

B. Giới thiệu và điều kiện dự án

10. Quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch phải được thực hiện cân bằng giữa cung, cầu và chi phí vận hành. Trong thập kỷ tới, nhu cầu điện năng dự kiến tiếp tục tăng ở mức 7-8% / năm (Đại dịch COVID-19 đã làm nhu cầu điện năm 2020 giảm xuống còn 4%). Điều đó có nghĩa lĩnh vực điện cần tăng gấp đôi công suất trong vòng 10 năm (từ 55 GW năm 2020 lên 120 GW năm 2030). Giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng này đòi hòi đầu tư vào khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm (tổng khoảng 100 tỷ đô la giai đoạn 2020 - 2030). 

11. Chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch cũng đòi hỏi phải áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn hiện đại. Việt Nam đang trở thành quốc gia sử dụng nhiều năng lượng nhất khu vực (chỉ số năng lượng tạo GDP gần bằng 2). Việc cải thiện hiệu quả năng lượng, đặc biệt trong tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu. Việc này dẫn đến việc không sử dụng các bon trong công nghiệp, thương mại và hộ gia đình trong khi làm giảm chi phí tổng thể. Việc chuyển đổi sang năng lượng sạch cũng tạo cơ hội lồng ghép các công nghệ đột phá trong hệ sinh thái năng lượng. Bao gồm: lưới điện thông minh, chuyển đổi số (system-wide digitalization), tăng cường sử dụng phát điện phân tái (như điện mặt trời áp mái). 

12. Chính phủ thể hiện cam kết mạnh mẽ với năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả. Dự thảo quy hoạch điện 8 dự kiến giảm phát điện sử dụng than xuông 65 phần trăm trong khi đó mở rộng quy mô các nguồn năng lượng tái tạo lên 400%. Chính phủ đưa ra chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng hiệu quả ((VNEEP)) với mục tiêu tiết kiệm 8-10% tổng tiêu thụ năng lượng cả nước vào 2030.

13. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió đã chứng tỏ thành công sớm.

14. Sự phát triển nhanh chóng của năng lượng mặt trời và năng lượng gió đã bị kìm hãm bởi sự phát triển của lưới điện. Lưới điện hiện có do khu vực công quản lý đã không thể theo kịp phát điện năng lượng tái tạo do tư nhân đầu tư và sẽ tiếp tục tụt hậu nếu không có đầu tư nâng cấp khẩn cấp. Tăng cường lưới điện hỗ trợ tích hợp năng lượng tái tạo (theo phương án chi phí truyền dẫn thấp nhất ) tại Việt Nam bao gồm: (i) bổ sung hoặc thay thế đường dây / trạm biến áp, (ii) Lắp thiết bị tăng độ ổn định điện áp và tần số như tụ bù, pin lưu trữ năng lượng, bộ bù công suất phản kháng, cùng hệ thống tuyền tải điện xoay chiều linh hoạt (FACT), (iii) bổ sung thiết bị vận hành lưới điện nhanh và hiệu quả hơn như hệ thống giám sát, hệ thống dự báo tiêu thụ và phát điện, và tự động điều khiển phát điện và vận hành lưới điện bằng điều khiển phát điện tự động và điều khiển điện áp tự động với hệ thống SCADA mạnh mẽ.

 C. Mục tiêu dự án

19. Mục tiêu của dự án là tăng cường khả năng lưới điện để tích hợp các dự án phát điện năng lượng tái tạo do tư nhân đầu tư.

20. Dự án dự kiến đạt được các kết quả sau:

a. Bổ sung khả năng truyền tải điện trong vùng dự án lên 80%.

b. Các dự án năng lượng tái tạo được bổ sung hoặc cải thiện công suất truyền tải (lên đến 800 MW).

c. Giảm hiệu ứng nhà kính do sử dụng năng lượng tái tạo (lên đến 50 triệu tấn CO2).

d. Cho phép vốn tư nhân đầu tư vào năng lượng tái tạo (khoảng 1.2 tỷ đô la).

 D. Cách thức triển khai dự án

23. Dự án REACH có 2 cấu phần chính: (i) Cấu phần 1: Tăng cường lưới điện tích hợp năng lượng tái tạo do EVNNPT làm chủ đầu tư, SPMB là đơn vị thực hiện dự án , và (ii) Cấu phần 2 Quản lý điều độ hệ thống điện do EVN làm chủ đầu tư, NLDC là đơn vị thực hiện dự án.

24. Cấu phần 1: Tăng cường lưới điện cho năng lượng tái tạo (tổng đầu tư 330 triệu đô la trong đó vay 182 triệu đô la từ WB và 142 triệu đô la đối ứng EVN). Dành cho đầu tư:

a. Cấu phần 1.1: Đường trục tuyền tải (500 KV) (Đầu tư 318 triệu đô la trong đó vay WB 174 triệu đô la và 144 triệu đô la vốn EVN). Cấu phần 1.1 sẽ xây dựng 2 đường dây và trạm biến áp 500 KV để giải tỏa khẩn cấp công suất phát từ các trung tâm năng lượng tái tạo phục vụ nhu cầu. Việc xây đường dây này giúp giải tỏa 543 MW các dự án điện mặt trời đã có hoặc đang triển khai, đồng thời cho phép bổ sung khoảng 2.3 GW nguồn phát điện mới. Đường dây mới dự kiến cho phép huy động 1.2 tỷ đô la trong ngắn hạn vốn tư nhân và khoảng thêm 3.7 tỷ đô la trong dài hạn đầu tư vào nguồn điện.

(i) Đường dây và trạm biến áp 500 KV Bắc Châu Đức. Bao gồm đường dây 500 KV dài 10 km 4 mạch, trạm biến áp 950 MVA. Dự án thực hiện tại Bà Rịa Vũng Tàu. Chi phí dự án 75 triệu đô la trong đó 41 triệu đô la vay WB phần còn lại EVN đối ứng.

(ii) Đường dây 500 KV Krong Búk Tây Ninh 1: Bao gồm đường dây truyền tải dài 300 km 500 KV hai mạch từ Đắc Lăk đến Tây Ninh. Tổng dự án đầu tư 243 triệu đô la, trong đó 133 triệu đô la vay WB, phần còn lại đối ứng EVN.

b. Cầu phần 1.2 Giảm tổn thất 220 KV (đầu tư 12 triệu đô la trong đó vay WB 8 triệu đô la và 4 triệu từ EVN).

i. Trạm 220 kV Phước Đông. Nâng cấp công suất và thiết bị trạm 250 MVA. Dự án thực hiện tại tỉnh Tây Ninh, với chi phí dự kiến 12 triệu đô la trong đó vay WB 8 triệu đô la, phần còn lại ENV đối ứng.

25. Cấu phần 2. Quản lý điều độ hệ thống điện. (Đầu tư 20 triệu đô la trong đó vay 12 triệu đô la từ WB, 8 triệu đô la EVN đối ứng). Cấu phần 2 sẽ lắp đặt hệ thống cảm biến, phần cứng, phần mềm) cho đơn vị vận hành lưới điện số hóa và tự động công việc tích hợp năng lượng tái tạo. Cho phép Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia hiển thị, theo dõi và điều khiển lưới điện. 

(i) Tự động hóa trung tâm điều khiển. Trang bị hệ thống SCADA có chức năng Điều khiển Phát điện Tự Động (Automatic Generation Control - AGC) tự động điều khiển tăng giảm công suất tổ máy phát điện nhằm duy trì  tần số hệ thống điện ổn định  và Điều khiển Điện áp Tự động (Automatic Voltage Control - AVC) tự động điều khiển điện áp đầu cực máy phát điện. Đầu tư phần mềm EMS mới nhất và hệ thống công nghệ thông tin cho phép thu thập và phân tích dữ liệu thời gian thực để AGC và AVC hoạt động ổn định. Cấu phần này sẽ cung cấp số hóa tiên tiến và công nghệ đột phá hỗ trợ nỗ lực hiện đại hóa lưới điện trong việc theo dõi, điều khiển và hướng tới việc sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn. Tổng đầu tư cho dự án khoảng 20 triệu đô la trong đó vay WB 18 triệu đô la, trong đó vay WB 18 triệu đô la còn lại vốn đối ứng EVN.