Tin tức

Tin Công nghệ

Hội thảo khu vực "Phòng chống hỏa hoạn ở đô thị"

Bộ phận Cảnh sát thuộc Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp với Bộ công an Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực ASEAN về « Phòng chống hỏa hoạn ở đô thị » trong hai ngày 01 và 02 tháng 07 năm 2015 tại khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội.

Hội thảo ở quy mô khu vực này sẽ qui tụ lãnh đạo các cơ quan phòng chống hỏa hoạn và cứu hộ của 10 nước ASEAN. Ba chuyên gia về an ninh dân sự của Pháp sẽ chia sẻ các kinh nghiệm và cách làm thực tế của họ trong ngành. 8 doanh nghiệp Pháp (trong đó có một số đã thành lập chi nhánh ở Việt Nam) cũng sẽ tham gia và giới thiệu các công nghệ, thiết bị mới nhất tại hội thảo, bao gồm GEROC, GIMAEX, LABARONNE-CITAF, LEADER, PAUL BOYE, TECOFI, THALES và SYSTEL.

Việt Nam, cũng như phần lớn các quốc gia của khu vực ASEAN, thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề hỏa hoạn ở đô thị. Thiệt hại về người là rất lớn và các hậu quả kinh tế, tài chính thường rất nặng nề. Hơn nữa, việc tiếp cận với đám cháy và tác nghiệp của nhân viên cứu hỏa lại bị hạn chế bởi điều kiện ở đô thị như độ hẹp của đường phố, độ cao của các tòa nhà và việc lấn chiếm đường dành riêng cho cứu hộ. Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn, tình trạng cũ nát của các tòa nhà và các vật liệu dễ bắt cháy được sử dụng khi xây dựng tòa nhà là những nguyên nhân chính gây hỏa hoạn.

Để có thể phòng và giải quyết tình trạng cấp bách này, các nhân viên cứu hộ phải được trang bị phù hợp, tổ chức đội ngũ và tập huấn đầy đủ. Thời gian tác nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng, có thể được rút ngắn nhờ vào các thiết bị viễn thông.

Tất cả những vấn đề này đều được đề cập đến trong bài phát biểu của các cơ quan cứu hộ Việt Nam, In-đô-nê-xia, Ma-lay-xia, Xing-ga-po, Bru-nây, Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào, My-a-ma và Phi-lip-pin. Hội thảo cũng sẽ có hai phiên thảo luận bàn tròn về việc tăng cường các quy định an toàn và quy trình tác nghiệp.

Sekisui Chemical Co., Ltd triển khai công nghệ phục hồi cống không đào

Hãng Sekisui Chemical Co., Ltd. đã triển khai thử nghiệm công nghệ phục hồi ống không đào (trenchless sewer rehabilitation technology) tại Việt Nam. Dự án được sự phối hợp của Quỹ Trung tâm Công nghệ Hạ tầng Đô thị (Urban Infrastructure Technology Center Foundation) và JICA nhắm thúc đẩy công nghệ này tại Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.000 km mạng lưới ống thoát nước. Một số đoạn này được xây dựng từ thời Pháp và sự xuống cấp đường ống gây nhiều phiền toái cho xã hội. Mặt khác, giao thông tăng cao do đô thị hoá gây khó khăn cho việc thay thể mới đường cống bằng cách đào rãnh. Công nghệ phục hồi đường ống không đào đã đáp ứng được các yêu cầu này.

Sekisui sẽ triển khai thử nghiệm công nghệ thay thế ống không đào đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ của JICA cho thấy lợi ích của công nghệ này. Dựa trên kết quả thử nghiệm này, công nghệ sẽ được triển khai toàn quốc theo kế hoạch của Quỹ Trung tâm Công nghệ Hạ tầng Đô thị theo quy hoạch.

Công ty SEKISUI CHEMICAL CO., LTD sẽ thành lập CÔNG TY Giải pháp Đường ống SEKISUI VIETNAM (SEKISUI VIETNAM PIPE SOLUTIONS COMPANY), công ty bán hàng tập trung cơ sở hạ tầng nước, tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2015. Sekisui Chemical cũng đã ký thỏa thuận với Công ty  Cổ phần Nhựa Tiên Phong ("TifoPlast"; Chủ tịch: Trần Bá Phúc), vào tháng Bảy năm ngoái để mở rộng kinh doanh vật tư ngành nước. Tiền phong sẽ sản xuất OEM các sản phẩm Sekisui Chemical gồm: ống nhựa cao cấp   hệ thống bán hàng toàn quốc đã được thành lập.

 

Triển khai "Bệnh viện Xanh"

Tổ chức Phát triển Công nghệ Công nghiệp và Năng lượng Mới (New Energy and Industrial Technology Development Organization - NEDO) sẽ khởi động dự án năng lượng hiệu quả lắp đặt 1.000 máy điều hòa không khí Inverter (ACS) và hệ thống quản lý năng lượng (EMS) cho hai bệnh viện ở Việt Nam, Việt Đức tại Hà Nội và Bệnh viên Nhân dân 115 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này sẽ giúp giải quyết hai vấn đề chính Việt Nam đang phải đối mặt ngày hôm nay, gồm việc giảm nguồn cung và nhu cầu sử dụng và yêu cầu hiệu quả năng lượng tăng cao.

Mục tiêu của dự án này là tạo ra môi trường thân thiện "bệnh viện xanh", dự kiến tiết kiệm hơn 35% năng lượng. Dự án này sẽ được thực hiện theo
Cơ chế tín dụng chung (JCM) giữa Nhật Bản Việt Nam,  nhằm mục đích giảm lượng khí thải.

Mô hình triển khai của bệnh viện xanh như sau:

Tổng quan dự án

Hầu hết các điều hòa dùng biến tần sử dụng tại Việt Nam hiện nay điều là loại điều hòa biến tần không hiệu quả. Trong các công trình công cộng như bệnh viện, thường điều hòa được lắp đặt riêng biệt cho từng phòng. Điều hòa nhiệt độ là sử dụng quanh năm, do đó cần phải tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng.

Trong dự án, điều hòa sử dụng biến tần hiệu quả hoạt động cao (ACS), tương thích với các tiêu chuẩn năng lượng Việt Nam, sẽ được lắp đặt tại hai bệnh viện nhà nước, một tại Hà Nội và một ở thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ các điều hòa dùng biến tần được lắp đặt, hệ thống quản lý năng lượng (EMS) sẽ được triển khai để nâng cao hiệu quả năng lượng của toàn bệnh viện. Cùng với EMS, hệ thống thông gió cải thiện dẫn không khí tốt hơn, thay đổi các bệnh viện thành "bệnh viện xanh" thân thiện về môi trường. Theo dự án, việc giám sát đánh giá trong 1 năm để tính hiệu quả và số lượng khí thải CO2 giảm.