Tin tức

Tin Công nghệ

Featured

HỘI THẢO & TRIỂN LÃM QUỐC GIA VỀ AN NINH BẢO MẬT (SECURITY WORLD 2015)

GIỚI THIỆU SỰ KIỆN

 

Tổng cục Hậu cần & Kỹ thuật – Bộ Công An, Ban Cơ yếu Chính phủ – Bộ Quốc Phòng, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt Nam (VNCERT) và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG ASEAN) xin trân trọng giới thiệu sự kiện:

HỘI THẢO & TRIỂN LÃM QUỐC GIA VỀ

AN NINH BẢO MẬT
(SECURITY WORLD 2015)

Thời gian: 25/03/2015
Địa điểm: Khách sạn Melia, Hà Nội

Chủ đề hội thảo: Tăng cường Bảo mật và An ninh Thông tin trong môi trường rủi ro hiện nay.

 

  • Kỉ nguyên kết nối vạn vật sẽ chi phối lịch sử Internet như thế nào trong 25 năm tới?

  • Tăng cường giám sát an ninh thông tin, mở rộng thu thập thông tin và hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm

  • Phòng ngừa các hiểm họa từ điện thoại di động - Đảm bảo an toàn cho công việc và cuộc sống

  • Duy trì chủ động phòng vệ trong thời kì hậu lỗ hổng “Heartbleed” and “Shell Shock”

  • Cải tiến kho dữ liệu và các công nghệ mới tối ưu hóa phân tích dữ liệu lớn

  • Thúc đẩy điện toán đám mây và ảo hóa phục vụ công tác bảo mật cho Trung tâm dữ liệu hiện đại

  • Củng cố nhận thức và Phòng chống tấn công DDoS hiện đại

  • Mạng vs. Thiết bị đầu cuối vs. Ứng dụng – Cách thức bảo vệ tối ưu trước các đe dọa thường trực cấp cao (APT)

  • Phát triển Nguồn nhân lực cho An ninh thông tin trong thế giới tương tác kết nối

Liên hệ:

 

Đăng ký Tài trợ

Đăng kí Diễn giả

Đăng kí Đại biểu

     

Cô Nguyễn Vân Anh
Giám đốc sự kiện

Cô Lê Linh Chi
Phụ trách Nội dung & Marketing
Anh Nguyễn Vĩnh Nguyên
Phụ trách Đại biểu

ĐT: +844 3933 5611 ext. 18
DĐ: +84 906 061 688
Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

ĐT: +844 3933 5611 ext. 20
DĐ: +84 946 004 486
Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

ĐT: +844 3933 5611 ext. 27
DĐ: +84 977 999 094
Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

 

 

Việt Nam lùi tiến độ điện hạt nhân do lo ngại về an toàn

Kế hoạch điện hạt nhân của Việt Nam đã vấp phải trở ngại mới là lo ngại về vấn đề an toàn và pháp lý khiến việc kế hoạch xây dựng nhà máy bị đẩy lùi năm năm so với kế hoạch ban đầu.

Việc khởi công nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của đất nước không thể bắt đầu trước năm 2019, Ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết. Kế hoạch sửa đổi sau khi Chính phủ đã một lần lùi kế hoạch khởi công từ năm 2014 đến năm 2017.

"Cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho các khuôn khổ pháp lý cần thiết," ông Tuấn cho biết hôm thứ năm bên lề hội thảo điện hạt nhân tại Hà Nội. Ông biết việc xây dựng có thể sẽ mất khoảng sáu năm. "Sự cần thiết các nhà máy mới đã trở nên ít bức xúc hơn do gần đây nhu cầu điện của Việt Nam không tăng nhanh như dự báo trước đó", ông Tuấn nói. "Nhu cầu điện cho sản xuất khoảng 156 tỷ kWh trong năm nay, so với 194-210 tỷ kilowatt giờ như dự báo của chính phủ trong năm 2011".

Nhu cầu thấp hơn dự đoán một phần kết quả của tăng trưởng kinh tế chậm lại. Tăng trưởng bình quân hàng năm giảm xuống còn 5,63% từ năm 2011 đến năm 2014, so với 7,26% trong giai đoạn 2001-2010.

Phan Minh Tuấn, Giám đốc Ban Chuẩn bị đầu tư Điện hạt nhân & Năng lượng Tái tạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết mối quan tâm về an toàn cũng là nguyên nhân lùi tiến độ triển khai. "An toàn là ưu tiên hàng đầu khi nói đến năng lượng hạt nhân, chúng ta cần phải dành nhiều thời gian vào nó, đặc biệt là sau vụ tai nạn tại nhà máy Fukushima Daiichi tại Nhật Bản."

Chính phủ mục tiêu xây dựng 13 lò phản ứng hạt nhân trong tám nhà máy để tạo công suất phát điện 15 GW vào năm 2030. Việt Nam chọn công ty năng lượng hạt nhân Rosatom xây dựng nhà máy đầu tiên, 2.000 megawatt Ninh Thuận 1. Chính phủ Nga cũng cam kết cho vay Việt Nam ít nhất là 8 tỷ USD cho dự án. Năm 2011, Việt Nam đã ký hợp đồng với Japan Atomic Power nghiên cứu khả thi nhà máy điện hạt nhân thứ hai gần đó, 2.000 MW Thuận Ninh 2, trong đó dự kiến sẽ sử dụng một trong hai công nghệ Nhật Bản hoặc Mỹ.

Ông Tuấn cho biết Westinghouse muốn cung cấp công nghệ để xây dựng nhà máy thứ hai, và công ty hồi đầu tháng này đã ký một thỏa thuận với Việt Nam để đào tạo cán bộ quản lý và vận hành các cơ sở điện hạt nhân trong cả nước.

 

 

Hội thảo Việt - Nhật về Smart TV

Ngày 16 tháng 1 năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Thông tin và Nội vụ Nhật Bản (Japan’s Ministry of Internal Affairs and Communications ) đã tổ chức buổi tọa đàm về công nghệ thông tin và truyền thông. Buổi tọa đàm tập trung về phát hình số mặt đất và các công nghệ tiếp theo như Smart TV và 4K/8K Ultra HD. Hai bên đồng ý tổ chức hội thảo về Smart TV vào tháng 3 năm 2015.

Việt Nam đang có kế hoạch số hóa truyền hình mặt đất vào năm 2020, trong đó 5 thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng sẽ thực hiện phát sóng số vào 31 tháng 12 năm 2015. Từ 1 tháng 4 năm 2014, tất cả TV sản xuất hoặc nhập khẩu tại Việt Nam phải thích hợp chuẩn DVB-T2.

Có khoảng 22 triệu người dùng truyền hình tại Việt nam trong đó 2.6 triệu thuê bao truyền hình cáp, 3.3 triệu thuê bao truyền hình vệ tinh, 12.5 triệu thuê bao truyền hình tương tự mặt đất, 3.5 triệu thuê bao truyền hình số mặt đất DVB-T.