Tin tức

Tin Công nghệ

Triển khai thu phí không dừng trên quốc lộ 1 và quốc lộ 14

Bộ GTVT đang đẩy nhanh việc tự động hóa thu phí trên các quốc lộ và đường cao tốc. 3 trạm thí điểm sẽ hoạt động cuối năm nay trên QL1 và 14, để cuối 2015 thu phí tự động trên toàn tuyến.

Lưu thông nhanh hơn trên tuyến quốc lộ

Sáng 14/4, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan chức năng của Bộ GTVT và các nhà đầu tư BOT QL1 và QL14 để triển khai chủ trương của Bộ GTVT về việc thống nhất thực hiện hiện đại hóa thu phí đường bộ.

Theo Thứ trưởng, trước đây công nghệ thu phí 2 dừng đã gây ùn tắc xe tại các trạm thu phí, ô nhiễm môi trường và đặc biệt làm giảm tốc độ lưu thông chung của dòng phương tiện trên các tuyến quốc lộ.

Công nghệ thu phí 1 dừng thay thế gần đây, cũng còn nhiều khiếm khuyết. Điều dễ thấy nhất là vẫn phải đầu tư tốn kém cho thu phí: Chi phí xây dựng trạm rất đồ sộ, chi phí nuôi bộ máy thu phí, vẫn còn ùn tắc, ô nhiễm và phải dừng xe mua vé làm tăng thời gian lưu thông của phương tiện.

Nay chủ trương của Bộ GTVT là phải nhanh chóng hiện đại hóa công tác thu phí, triển khai công nghệ thu phí tự động không dừng xe trên toàn bộ các tuyến quốc lộ và cao tốc. Trước mắt triển khai thu phí tự động trên tuyến QL1 và 14 ngay khi 2 tuyến đường này hoàn thành đầu tư mở rộng.

Với công nghệ thu phí tự động, dòng xe lưu thông được một mạch liên tục trên quốc lộ, không phải dừng mỗi khi qua trạm thu phí. Điều này sẽ đặc biệt làm tăng tốc độ lưu thông của dòng xe trên đường, rất tiện lợi cho chủ xe, và đặc biệt có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế. Trạm thu phí tự động lúc này chỉ bao gồm 1 giá long môn trên đường, có gắn các thiết bị tự động ghi nhận thông tin về phương tiện, truyền về trung tâm kiểm soát để tính phí đường bộ cho từng phương tiện đi qua trạm. Như vậy các khoản chi phí cho xây dựng trạm, nhà trạm, trả lương cho nhân viên thu phí cũng không còn. Tình trạng ô nhiễm không khí, ATGT được cải thiện.

Về tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu triển khai ngay việc xây dựng thiết kế mẫu (tiêu chuẩn kỹ thuật và kiến trúc trạm) đồng loạt cho tất cả các trạm, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, triển khai ngay xây dựng thí điểm 2 trạm trên QL1 và 1 trạm trên QL14 để cuối năm 2014 hoàn thành, sẽ thu phí tự động. Đầu năm 2015 triển khai xây dựng đồng loạt trên 2 tuyến QL này để cuối năm 2015 bắt đầu thu tự động.

Thứ trưởng chỉ đạo: Các trạm xây dựng tới đây sẽ phải áp dụng ngay tiêu chuẩn kĩ thuật và kiến trúc mẫu, có 1-2 cổng thu phí tự động. Các trạm đã xây dựng cũng phải cải tạo để có cổng thu phí tự động. Để cuối 2015 thu tự động là thu qua tất cả các trạm trên 2 QL này.

Từ nay đến trước năm 2020 sẽ kết hợp tại mỗi trạm cả thu phí 1 dừng và thu tự động. Sau đó, trên QL và cao tốc chỉ còn thu phí tự động, thu 1 dừng chỉ còn trên các đường địa phương.

Vừa thu phí vừa cân xe

Theo yêu cầu của Bộ GTVT, trên tất cả các trạm thu phí được xây dựng, sẽ đồng thời đầu tư lắp đặt hệ thống cân tự động để kiểm soát tải trọng xe. Toàn bộ xe phải qua cân để xác định không chở quá tải mới được qua trạm thu phí để đi vào tuyến đường BOT.

Đây là hệ thống cân động tự động, được đặt ngay trên mặt đường quốc lộ. Xe lưu thông qua đây bình thường. Giai đoạn 1, cân tự động phát hiện xe quá tải sẽ báo trên màn hình để xe vào cân tĩnh, đặt ở gần đó – để được cân tĩnh kiểm tra quá tải, dỡ tải mới được lưu thông tiếp. Giai đoạn 2 sẽ sử dụng ngay kết quả của cân động trên đường, tiến hành xử phạt nguội xe quá tải.

Chủ đầu tư nói 2020 mới bỏ thu phí một dừng là muộn 

Tại cuộc họp, các nhà đầu tư đều đồng tình với chủ trương của Bộ GTVT. Ông Võ Minh Hoài – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trường Thịnh phát biểu, cho rằng Bộ GTVT nên cho triển khai sớm hơn việc thu phí đường bộ tự động trên toàn bộ các tuyến quốc lộ, toàn bộ các cổng thu phí. Công nghệ này các nước trên thế giới đã áp dụng, không có gì là khó cả, nên trong nước cũng không phải để tới tận năm 2020.

Ông Hoài cũng cho rằng việc lắp đặt trạm cân động trước khi xe qua trạm thu phí cũng rất cần thiết cho nhà đầu tư. Xe chở quá tải lớn như lâu nay thì toàn bộ kế hoạch đầu tư bị phá vỡ hết, không có đường nào đạt được tuổi thọ như dự án đã đề ra cả. Bắt buộc các xe trước khi đi vào tuyến đường đều phải cân, xe quá tải phạt gấp 5 -7 lần tiền.

Toàn bộ thời gian chuẩn bị, làm sao cả tuyên truyền trong dân, xây dựng trạm, đến 2016 là xong. Tuyến đường mới sẽ hoạt động theo một văn hóa mới, tiêu chuẩn mới.

Bộ GTVT khẳng định, từ nay đến kết thúc Dự án đầu tư mở rộng QL1 và 14 cũng sẽ hoàn tất mọi công tác để thu phí BOT bằng công nghệ hiện đại và tích hợp giám sát tất cả xe qua trạm thu phí, gồm kiểm soát loại xe, biển số xe, kiểm soát thu phí, kiểm soát tải trọng.

Để thực hiện, cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên Báo Giao thông và các phương tiện thông tin đại chúng, đến các doanh nghiệp, các chủ xe, trong toàn xã hội, về chủ trương hiện đại hóa thu phí của Bộ GTVT, bao gồm thu phí tự động và kiểm soát tải trọng xe tự động trên các tuyến đường bộ cả nước. Trước mắt đến đầu 2016 thực hiện trên QL1 và 14.

                            (Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường)

                                                                                      Phương Anh - Giao thong van tai)

Thị trường công nghệ 3D và 4D trị giá 470,86 tỷ đô la vào năm 2020

Các hãng dẫn đầu về công nghệ  3D & 4D bao gồm:

  • 3D Systems (U.S.)
  • Autodesk, Inc. (U.S.)
  • Barco (Belgium)
  • LG Electronics (South Korea)
  • Panasonic Corporation (Japan)
  • Samsung (South Korea)
  • Sony Corporation (Japan)
  • Stratasys (U.S.).

Công nghệ 3D và 4D đang phát triển trên thị trường và có tiềm năng rất lớn trong tương lai. Công nghệ 3D và 4D dùng chủ yếu trong lĩnh vực giải trí, tạo hình ảnh thật hơn trong thế giới ba chiều.

Các xu hướng phát triên nội dung 3D và thiết bị 3D đẩy mạnh các sản phẩm dân dụng bao gồm: (mạch tích hợp 3D) 3D integrated circuit, máy in 3D (3D printers), trò chơi 3D (3D gaming), rạp chiếu 3d (3D cinema), thiết kế dùng máy tính 3D (3D computer aided design - CAD), 3D navigation, ảnh động 3D (3D animation), 3D imaging, và 3D displays. 3D imaging bao gồm 3D camera, máy quét 3D (3D scanner), và công nghệ ảnh y tế 3D (3D medical imaging technology); trong khi đó 3D display bao gồm Head Mounted Display (HMD), 3D smart-phone, 3D digital-signage, truyền hình 3D (3D television), và máy chiếu 3D (3D projectors).

3D nói chung và công nghệ 4D được chia thành ba phân đoạn lớn - loại sản phẩm, ứng dụng, và địa lý. Công nghệ 3D & 4D dự kiến sẽ đạt thị trường $ 470.86 tỷ đô la vào năm 2020, với tốc độ phát triển ước tính 26,84% trong giai đoạn 2014-2020.

Toàn văn báo cáo xem tại đây:

http://www.marketsandmarkets.com/Purchase/purchase_report1.asp?id=646

 

 

Cảnh sát giao thông thử nghiệm Tait DMR Tier III

Bộ Công an Việt Nam đã chọn Tait DMR Tier 3 bộ đàm vô tuyến kỹ thuật số cho dự án thí điểm Cảnh sát giao thông. Tait, cùng với đối tác địa phương, sẽ cung cấp hệ thống bộ đàm UHF DMR Tier 3 có khả năng truyền dữ liệu gói, đi vào hoạt động vào tháng Tám năm 2014.

Cảnh sát giao thông sử dụng hệ thống bộ đàm tương tự conventional nhưng có nhu cầu chuyển sang hệ thống bộ đàm trung chuyển kỹ thuật số với nhiều ưu điểm như vùng phủ sóng rộng hơn và chất lượng âm thanh tốt hơn. Bộ Công an đã có mạng bộ đàm riêng và Tait sẽ kết nối vào hệ thống này. Chức năng dữ liệu gói sẽ được sử dụng để gửi các tập tin nhỏ, chẳng hạn như là dữ liệu nhận dạng cá nhân, bằng công nghệ DMR từ trung tâm điều khiển đến máy tính cá nhân kết nối với bộ đàm di động cầm tay . Tait sẽ cung cấp hệ thống và thiết kế mạng và các dịch vụ quản lý dự án để giúp đảm bảo thành công cho Cảnh sát giao thông.

Để giảm thiểu nguy cơ công nghệ, Bộ Công An chọn giai đoạn thí điểm trước khi thực hiện đầy đủ quy mô, bao gồm 5 đến 6 điểm hệ thống bộ đàm kỹ thuật số. Thử nghiệm làm giảm ngân sách đầu tư và hỗ trợ cho sự thay đổi khi dự án tiến triển.