Tin tức

Tin Công nghệ

Trung Quốc chuẩn bị tiến tới "chiến tranh thông tin"

(Tiếng nói nước Nga) Hệ thống định vị "Bắc Đẩu" của Trung Quốc không chỉ có tính năng dân sự, mà còn có ứng dụng quân sự. Đó là thừa nhận của ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự của BCH Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông này đã thị sát kiểm tra trạm định vị vệ tinh dẫn đường chính của quân đội Trung Quốc hôm 28 tháng 12. Tức là, một ngày sau khi Bắc Kinh đề xuất cung cấp dịch vụ dẫn đường hàng hải của mình cho các nước châu Á.

Tướng Phạm Trường Long nhận định rằng “Bắc Đẩu” là cơ sở dành cho nhiều hệ thống thông tin. Theo lời ông này, hệ thống được sử dụng, "cả trong mục đích quân sự và dân dụng", có lợi cho đất nước, quân đội và nhân dân, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh và chủ quyền của Trung Quốc. Còn giới chuyên viên thì lưu ý rằng hệ thống định vị “Bắc Đẩu” sẽ làm Bắc Kinh tốn phí chừng 25 tỷ dollar.

Tuyên bố của vị quan chức cấp cao Trung Quốc về thành phần quân sự nặng ký của "Bắc Đẩu” không phải là phát kiến mới mẻ. Chuyên viên Nga Yakov Berger từ Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nêu nhận xét như sau: “Hoàn toàn rõ ràng rằng bất kỳ hệ thống định vị nào trong công tác quân sự được đảm bảo tốt nhất với sự hỗ trợ của vệ tinh. Chiến tranh thông tin hiện đại chỉ đơn giản là không thể thiếu việc sử dụng các vệ tinh dẫn đường cho phương tiện sát thương và các kỹ thuật cơ động. Cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Trung Đông đã cho thấy điều đó. Trung Quốc hiển nhiên đang chuẩn bị tiến tới loại chiến tranh như vậy. Cách đây chưa lâu, trong chuyến thăm Quân khu Quảng Châu ở nam Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã nói dứt khoát rằng quân đội cần sẵn sàng cho chiến tranh hiện đại. Rõ ràng là hệ thống định vị với hỗ trợ của vệ tinh đóng vai trò rất t lớn chính trong cuộc chiến hiện đại”.

Chuyên viên Berger không đánh giá chính xác mức sẵn sàng của Trung Quốc để tới chiến tranh thông tin. Tuy nhiên, ông cho rằng chuẩn bị chiến tranh thông tin là một trong những mục ưu tiên trong chiến lược quân sự Trung Quốc.

“Xét theo cách họ đã đạt thành công to lớn trong việc đưa tàu vũ trụ có người lái đàn lên không gian, phóng vệ tinh quay xung quanh Mặt trăng, thì hoàn toàn rõ rằng Trung Quốc đang tiến bước rất nhanh chóng. Trên thực tế hầu như không có thông tin về bất kỳ thất bại nào trong lĩnh vực này. Liệu họ đã đạt đến trình độ như người Mỹ hay chăng? Khó có câu trả lời chính xác, nhưng có lẽ là chưa. Nhưng mặt khác có thực tế không cần nghi ngờ là Trung Quốc đang xích gần đến trình độ này”.

Chuyên viên Yakov Berger đồng ý với quan điểm của nhiều đồng nghiệp, rằng hệ thống "Bắc Đẩu" có thể được sử dụng như là thành tố vô hiệu hóa tên lửa của đối phương tiềm năng.

“Trung Quốc đang phát triển chương trình không gian toàn diện. Họ phóng tên lửa có thể triệt hạ các tên lửa nước ngoài. Có những phương tiện đặc biệt cả để tạo ra tiếng ồn cả để chặn chuyển giao thông tin. Đương nhiên, như chúng ta biết, họ cũng đã tung ra những virus đặc biệt để ngăn cản phòng thủ tích cực. Bây giờ tất cả những thứ đó là bộ phận của cuộc chiến tranh thông tin này”.

Các chuyên viên phân tích quân sự chỉ ra một thực tế là hiện tại những hệ thống thông tin và hệ thông liên lạc của hàng loạt quân đội trên thế giới đang sử dụng hệ thống định vị GPS Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ có khả năng vào bất kỳ thời điểm nào ngắt mạch hoạt động của toàn bộ hoặc một phần hệ thống dẫn hướng-định vị. Dưới góc độ đó, hệ thống "Bắc Đẩu" Trung Quốc có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của GPS Mỹ.

Đà Nẵng sẽ đưa hệ thống điều khiển giao thông hiện đại vào hoạt động

Sau gần 2 năm triển khai, dự án “Nâng cấp hệ thống tín hiệu và điều khiển giao thông TP Đà Nẵng” đã hoàn thành. Hiện tại, hệ thống đang trong thời gian chạy thử nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp và sẽ chính thức đi vào hoạt động vào cuối tháng 12 năm 2012.

    Dự án có quy mô lớn, bao gồm các hạng mục: Trung tâm điều hành giao thông, lắp đặt mới, nâng cấp 64 nút tín hiệu giao thông, 36 camera quan sát tại các nút giao thông, lắp đặt hệ thống cáp ngầm nối trung tâm điều khiển với các nút tín hiệu giao thông. Dự án có tổng mức đầu tư 5,2 triệu Euro, tương đương gần 145 tỷ đồng. Trong đó, vốn ODA do chính phủ Tây Ban Nha tài trợ gần 70 tỷ đồng, vốn đối ứng của TP hơn 74,3 tỷ đồng. Đây là hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông hiện đại. Ông Pedro Vazquez Quintanilla, Giám đốc điều hành gói thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị cho dự án cho biết: “Hệ thống điều khiển giao thông này đã được áp dụng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ưu điểm của nó là đảm bảo an toàn cho hệ thống giao thông TP, tạo sự phối hợp giữa các nút giao thông mà trước đây chưa có được. Có thể áp dụng nhiều chương trình chạy đèn khác nhau trong ngày, tùy theo thực trạng giao thông trong từng thời điểm”. Hệ thống có những ưu điểm như có thể điều chỉnh vòng quay tín hiệu đèn xanh-vàng- đỏ theo thời gian ngắn, dài hoặc chỉ chạy đèn vàng, tùy theo thực tế giao thông trên từng tuyến đường, từng nút giao thông và từng thời điểm trong ngày.

    Trong thời gian chạy thử nghiệm từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12/2012, các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật của Trung tâm sẽ căn cứ vào tình hình giao thông thực tế để điều chỉnh thời gian chạy đèn cho phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu điều hòa giao thông vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông. Cũng cần nói thêm, qua hệ thống camera, từ Trung tâm có thể quan sát, phát hiện các lỗi vi phạm, biển số xe và cả đặc điểm nhân dạng của người tham gia giao thông...

    Hệ thống tín hiệu và điều khiển giao thông đi vào hoạt động sẽ góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP./.

DOCOMO ra mắt M2M Platform toàn cầu

TOKYO, JAPAN, December 5, 2012. NTT DOCOMO, INC, Nhà cung cấp dịch vụ di động và dịch vụ tích hợp trung tâm trên di động hàng đầu Nhật Bản, công bố trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động đầu tiên của Nhật Bản cung cấp dịch vụ doanh nghiệp toàn cầu máy-giao tiếp-máy (machine-to-machine M2M) bắt đầu từ ngày 06 tháng 12. M2M Platform này không chỉ sử dụng trong mạng điện thoại di động của DOCOMO, mà cả chuyển vùng quốc tế với các nhà điều hành bên ngoài Nhật Bản.

Dịch vụ mới, "docomo M2M Platform" sẽ kết nối đường truyền M2M trên 200 quốc gia với một giao diện Web thống nhất, khách hàng doanh nghiệp sẽ kết hợp với các giải pháp M2M cho các mục đích quản lý trên toàn thế giới như các phương tiện vận tải, tàu thuyền.

Thông thường M2M Platform phải được tùy biến theo từng nhà cung cấp hoặc quốc gia, do đó đòi hỏi một nền tảng riêng biệt ở mỗi nước. Với Platform DoCoMo M2M, khách hàng không phải tốn kém cho việc có quá nhiều nền tảng M2M riêng biệt này.

Nền tảng này được cung cấp bởi Jasper Wireless, Inc, một công ty Mỹ với kỷ lục đã được chứng minh cung cấp cơ sở hạ tầng M2M các hãng viễn thông trên toàn thế giới.

Các tính năng bổ sung có thể được thực hiện bằng giao diện Web trên DoCoMo M2M Platform bao gồm:
    Giám sát thời gian thực lượng dữ liệu và phí sử dụng
    Kích hoạt hoặc khử kích hoạt từ xa
    Chẩn đoán lỗi thông tin.