Tin tức

Tin Công nghệ

Featured

Quân đội Anh phá kỷ lục mô phỏng trận chiến

Quân đội Anh đã tiến hành mô phỏng trận chiến ảo lớn nhất, liên quan đến 220 binh sĩ. Thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Huấn luyện Bộ Binh Warminster, Wiltshire. Kịch bản kéo dài hai giờ cho binh sỹ với nhiệm vụ tại một thị trấn Pháp.

Quân đội nói rằng các mô phỏng sẽ giúp tìm ra các nguồn lực cần thiết cho trận chiến. "Mục đích là hiểu sự ảnh hưởng của nguồn lực đến tốc độ triển khai", Thiếu tá Tim Law, trợ lý phát triển lực lượng quân đội nói. "Chúng tôi đang cố gắng xác định chính xác những gì chúng ta cần để chiến đấu và giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh tương lai."

Với việc thay đổi các thông số, như số quân bộ binh, thiết bị giám sát và thông tin liên lạc, các mô phỏng đã cung cấp dữ liệu cần thiết hữu ích nhất trong tình huống chiến đấu. Kết hợp mô phỏng ảo và các bài tập huấn luyện bộ binh sẽ cải thiện khâu hậu cần chiến đấu.

Mỗi trung đoàn tại Afghanistanba nhân viên tình báo lục quân, nhưng vẫn còn chưa chắc chắn nơi họ được bố trí tốt nhất là trên chiến trường hay tại Sở chỉ huy. "Chúng tôi thấy rằng tốt nhất trong mô phỏng là đặt họ tại Sở chỉ huy, cung cấp thông tin và kế hoạch xuống", Thiếu tá Tim Law nói thêm.

"Chiến binh Đô thị 5", tên gọi dự án, giá khoảng 1 triệu bảng để phát triển và được xây dựng bằng phần mềm VBS2, cũng được sử dụng trong thương mại của ngành công nghiệp trò chơi để tạo ra thế giới ảo.

Có điểm tương đồng với Call of Duty của Activision, nhưng "Chiến binh đô thị 5" là không phải là một trò chơi, Tiến sĩ Nigel, cố vấn khoa học của chính phủ Anh về Khoa học Quốc phòng  Phòng thí nghiệm Công nghệ nói.

Trung Tá Charlie Barker, chỉ huy trưởng tại "Chiến binh đô thị 5C" nói rõ ràng mô phỏng giúp tiết kiệm huấn luyện. Tuy nhiên, môi trường ảo cũng có hạn chế. Tất cả chỉ trên màn hình. "Nhìn vào đây, bắn vào đây". Hiêu quả hình ảnh không được thật lắm.

EVNHCMC: Xây dựng lộ trình phát triển lưới điện thông minh

Tin từ Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cho biết, Tổng Công ty đã xây dựng lộ trình phát triển lưới điện thông minh thông qua kế hoạch xây dựng lưới điện thông minh nhằm mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.


Hiện EVNHCMC đã triển khai các phần cơ bản liên kết lưới điện thông minh: Hệ thống tự động hóa trạm (SAS), Hệ thống tự động hóa lưới phân phối (DAS), Hệ thống SCADA/DMS/OMS, Hệ thống quản trị dữ liệu khách hàng (CRM), Hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI), Ứng dụng GIS/AM/FMS. Tất cả các thành phần được kết nối với nhau thông qua hạ tầng truyền tin xuyên suốt. Ban chỉ đạo xây dựng lưới điện thông minh của EVNHCMC cũng đã được thành lập.

Để phát triển lưới điện thông minh, EVNHCMC đang triển khai nhiều dự án như AMI giai đoạn 1 với quy mô 60.000 điện kế thông minh, dự án  SCADA/DMS trung tâm, xây dựng hoàn tất Trung tâm Chăm sóc Khách hàng (Contact Center), đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng GIS, thí điểm trạm điều khiển từ xa tiến đến trạm không người trực (SAS), thí điểm các dự án tự động hóa lưới điện phân phối (DAS)…

Featured

Các chuyên gia cho rằng internet Việt Nam quá chậm

Báo cáo Akamai cho rằng tốc độ Internet trung bình ở Việt Nam năm ngoái giảm 21%, các chuyên gia cho rằng vì các công ty cung cấp dịch vụ Internet tối ưu hóa việc sử dụng băng thông rộng đã ảnh hưởng đến kết quả đo.

Báo cáo Quý 3 2012 về tốc độ Inetrnet của Akamai, nhà cung cấp nội dung tại Mỹ, cho thấy tốc độ Internet trung bình ở Việt Nam là 1.3Mbps. Tốc độ này ở vị trí 49 trong số 54 quốc gia được khảo sát, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới là 2,8 Mbps.

Sau khi khảo sát 4,7 triệu địa chỉ IP từ Việt Nam. Akamai thấy rằng 5,07% trong số đó  kết nối Internet tốc độ thấp hơn 256 Kbps, trong khi 1,17% kết nối Internet cao hơn 4 Mbps chỉ có 0,03% kết nối cao hơn 10 Mbps.

Khi so sánh với 12 nước trong khu vực được khảo sát, Việt Nam được xếp hạng trên chỉ Ấn Độ (1,0 Mbps) In-đô-nê-xi-a (1,2 Mbps).

Trong khi đó, theo NetIndex, số liệu thống đo bằng Speedtest.net, tốc độ tải Internet tại Việt Nam từ ngày 26 tháng 1 năm 2013 đến 24 tháng 2 năm 2013 9,90 Mbps, ở vị trí 55 trong số 180 quốc gia. Tốc độ tải lên 7,38 Mbps, ở vị trí 27 trong số 180 quốc gia.

Theo Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC, tháng mười một năm 2012, tốc độ trung bình cho mỗi 31,3 triệu người sử dụng Internet tăng 0,002 Mbps so với năm 2011. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng con số này là không đáng tin cậy bởi chỉ các nhà cung cấp dịch vụ Internet chỉ có dữ liệu chính xác về thuê bao của họ.

Trong khi đó, đại diện của các nhà cung cấp dịch vụ Internet khẳng định, trong năm 2012, đã tăng băng thông quốc tế để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người sử dụng. Ví dụ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam(VNPT), cấp 160 Gbps băng thông quốc tế, dự kiến sẽ tăng tới 270 Gbps vào năm 2015 và 500 Gbps vào năm 2020. FPT Telecom nâng cấp băng thông quốc tế của mình cho tất cả các gói dịch vụ FTTH năm ngoái với tốc độ truy cập Internet tối thiểu từ 1.152 Kbps đến 3,072 Kbps. CMC Telecom cũng tăng gấp đôi băng thông quốc tế kể từ tháng 12 năm 2012.

Giải thích kết quả báo cáo của Akamai, các chuyên gia nói rằng vấn đề có thể nằm trong các phương pháp đo lường. Theo phương pháp của công ty được sử dụng, khi số lượng thuê bao Internet mới tăng, tốc độ trung bình sẽ giảm.