Tin tức

Tin thị trường

Tập đoàn JX Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư nhà máy lọc dầu lớn nhất Châu Á tại Indonesia, Việt Nam

JX Nippon Oil & Energy Corp đang xem xét xây dựng nhà máy lọc dầu và xăng ở Indonesia và Việt Nam, trước nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu sụt giảm tại quê nhà. Đây sẽ là khoản đầu tư lớn lọc dầu đầu tiên ở châu Á ngoài Nhật Bản.

Công ty lọc dầu lớn nhất Nhật Bản nhìn thấy hai thị trường này địa điểm hứa hẹn nhất cho đầu tư do triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cởi mở đối với đầu tư nước ngoài, chủ tịch của công ty Tsutomu Sugimori cho biết trong một cuộc phỏng vấn.


Indonesia và Việt Nam, nơi nhu cầu tiêu thụ dầu đang tăng 1-2 phần trăm một năm, đang tìm kiếm đầu tư để tăng cường năng lực lọc dầu trong nước nhằm giảm nhập khẩu sản phẩm đắt tiền. Một công ty lọc dầu Nhật Bản cũng đang xây dựng nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam.

Ở Việt Nam, JX trước đây đã tìm cách hợp tác với Petrovietnam để mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhưng đã từ bỏ dự án này năm ngoái do không thể kết thúc đàm phán tài chính.


Idemitsu Kosan Co, công ty lọc dầu đứng số 2 của Nhật Bản, đã tham gia dự án 9 tỷ đô la xây dựng nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam. Tổ hợp hóa dầu 200.000 thùng dầu mỗi ngày Nghi Sơn đánh dấu lần đầu tiên một nhà máy lọc dầu của Nhật Bản xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên ở châu Á ngoài Nhật Bản.


PetroVietnam hiện cũng đang tìm đối tác đầu tư cho tổ hợp hóa dầu Long Sơn trị giá 7-8 tỷ đô la, công suất 200.000 thùng dầu mỗi ngày, dự kiến sẽ hoạt động trong 2020-2030.

Ngân hàng Thế giới phê duyệt khoản vay 500 triệu USD nâng cấp lưới truyền tải điện

Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới hôm nay đã phê duyệt khoản vay trị giá 500 triệu USD cho Chính phủ Việt Nam nâng cao năng lực, hiệu quả và độ tin cậy của lưới truyền tải điện ở các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế đất nước, bao gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung.

Dự án sẽ tài trợ cho đường dây và trạm biến áp ở các cấp điện áp 220 và 500 kilovolt để tăng năng lực vận tải và độ tin cậy của lưới điện. Khoản vay cũng tài trợ khoảng 15 phần trăm đầu tư phát triển mạng lưới truyền tải của Việt Nam từ 2015-2020, tập trung cho các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế, nơi mà lưới truyền tải đã hoặc sẽ quá tải trong ngắn hạn.

Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ công nghệ lưới điện thông minh để theo dõi, kiểm soát, và các thiết bị bảo vệ để cải thiện độ tin cậy và giảm cắt điện. Đồng thời, dự án cũng sẽ giúp xây dựng năng lực của Công ty Truyền tải điện quốc gia độc lập hoạt động  tài chính, phù hợp với chương trình cải cách ngành điện, trong đó dự báo một thị trường cạnh tranh bán buôn được thử nghiệm vào năm 2015.

Tổng nhu cầu vốn của dự án được ước tính khoảng 731.25 triệu đô la, trong đó 500 triệu USD sẽ được tài trợ bởi Ngân hàng Quốc tế cho Tái thiết và Phát triển, thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới cho các nước thu nhập trung bình. Phần còn lại  231.25 triệu đô la sẽ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thu xếp.

Thành lập trung tâm sửa chữa giàn khoan tại Việt Nam

Semco Maritime JSC đang hợp tác với Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PetroVietnam Marine Shipyard - PV Shipyard) thực hiện sửa chữa, đại tu và nâng cấp giàn khoan tại Việt Nam.

Dịch vụ Giàn khoan Vũng Tàu (Vung Tau Rig Services) nhắm tới khách hàng vận hành giàn khoan trong nước và quốc tế tại khu vực Đông Nam Á. Hai công ty đã hợp tác từ năm 2012. Năm ngoái hai công ty đã hoàn thành nâng cấp 2 giàn khoan. Để nâng cao sự hợp tác Semco Maritime đã chuyển văn phòng đến tòa nhà PV Shipyard vào tháng 7/2014.