Tài liệu kỹ thuật

Bộ đàm Di động Kỹ thuật số DMR

Bộ đàm Di động Kỹ thuật số ( DMR ) là chuẩn bộ đàm kỹ thuật số mở dành cho chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn  TS 102 361 phần 1-4 của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu ( ETSI ). Tiêu chuẩn này được công bố lần đầu vào năm 2005 và đã được áp dụng rộng rãi bởi các nhà sản xuất bộ đàm và người sử dụng. Tiêu chuẩn DMR cũng tương thích với Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cho việc sử dụng băng tần 12,5 kHz và 6.25 kHz.

Bộ đàm di động kỹ thuật số DMR

Đặc tính kỹ thuật

DMR hoạt động với khoảng cách băng tần 12,5 kHz hiện được sử dụng rộng rãi. Mục tiêu là xây dựng hệ thống bộ đàm ít phức tạp, chi phí thấp và khả năng tương tác cao, giúp người sử dụng bộ đàm bị phụ thuộc vào công nghệ độc quyền. Thực tế nhiều hãng sản xuất đã không tôn trọng tiêu chuẩn mở và đưa ra tính năng độc quyền làm sản phẩm không có tính tương thích. DMR cung cấp dịch vụ thoại, dữ liệu và các dịch vụ bổ sung khác. DMR là dùng hai khe, truy cập phân chia thời gian (time division multiple access -TDMA) cung cấp thoại, dữ liệu một loạt các tính năng và ứng dụng khác. Đặc điểm kỹ thuật dùng dải tần từ 30 MHz đến 1 GHz điều chế 4 mức FSK.

Các phiên bản DMR

DMR Tier I

DMR Tier I là dải tần bộ đàm không cần cấp phép do Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu đưa ra. DMR Tier I có 16 kênh dùng băng tần châu Âu 446-446.2 MHz. Tại Mỹ, băng 446 MHz dùng cho Chính phủ Mỹ và người dùng vô tuyến nghiệp sử dụng nhiều.

Tier I quy định công suất phát tối đa cho mỗi đài dưới 0,5 watt. 16 kênh Tier I không được quy hoạch nên người dùng sẽ bị can nhiễu bởi người dùng khác trong cùng khu vực.

DMR Tier II

DMR Tier II dùng cho bộ đàm conventional, di động máy cầm tay dùng cho  chuyên nghiệp trong băng tần 66-960 MHz. Thiết bị DMR Tier II có thể dùng được tất cả dải tần DMR nhưng chủ yếu sử dụng băng 136 - 174 MHz VHF và 403 - 527 MHz band for UHF. Thiết bị DMR Tier II cần được cấp phép băng tần để tránh can nhiễu. Chuẩn ETSI DMR Tier II dành cho người dùng cần sử dụng hiệu quả băng tần, tính năng thoại tiên tiến và tích hợp dịch vụ dữ liệu IP trong băng tần được cấp phép công suất phát cao. ETSI DMR Tier II dùng hai khe TDMA 12,5 kHz. DMR Tier II cho phép dùng trạm lặp để mở rộng vùng phủ sóng.

DMR Tier III

Thiết bị DMR Tier III dùng cùng băng tần với DMR Tier II nhưng bổ sung thêm nhiều tính năng hơn. DMR Tier III có chế độ "Trunked mode" có nghĩa là bộ đàm tự chọn băng tần, không phải dùng băng tần cố định như trước. Trunking cho phép phải xin cấp phép ít tần số hơn trong khi vẫn đáp ứng số lượng tương đương cuộc gọi, làm giảm chi phí thuê tần số. Việc "nhảy" tần số tự động giúp tránh được việc hai nhóm liên lạc với nhau trong cùng tần số, dẫn đến gây nhiễu, tính năng này đặc biệt quan trọng trong các hệ thống lớn.

Tier III cũng bổ sung các dịch vụ dữ liệu như SMS, định vị GPS, đo xa và lập trình qua sóng vô tuyến (over-the-air programming), cũng như khả năng điều khiển từ xa bộ đàm như dừng phát song.

Tier III hỗ trợ thoại và nhắn tin ngắn tương tự như chuẩn MPT-1327 với tin nhắn trạng thái 128 ký tự và tin nhắn ngắn lên đến 288 bit dữ liệu. Nó cũng hỗ trợ dịch vụ dữ liệu gói trong một loạt các định dạng, bao gồm cả hỗ trợ cho IPv4 và IPv6. 

Hiệp hội Bộ đàm Di động kỹ thuật số (DMR Association)

Năm 2005, một Biên bản Ghi nhớ (MOU) được ký kết giữa các nhà sản xuất Bộ đàm di động Kỹ thuật số (DMR) bao gồm Tait Communications, Fylde Micro, Selex, Motorola, Hytera, Vertex Standard, Kenwood  và Icom thiết lập các tiêu chuẩn chung khả năng tương tác. Trong khi tiêu chuẩn DMR không xác định vocoder, các thành viên thỏa thuận sử dụng tỷ lệ một nửa DVSI Advanced Multi-Band Excitation vocoder để kết nối với nhau. Năm 2009, các thành viên thành lập Hiệp hội DMR để thiết lập tương thích giữa các nhà sản xuất thiêt bị cung cấp thông tin về các tiêu chuẩn DMR. Thử nghiệm khả năng tương tác chính thức đã diễn ra từ năm 2010. Kết quả được công bố trên trang web Hội DMR. Hiện nay hội có khoảng 40 thành viên.

Các sản phẩm đưa ra

  • Aselsan
  • Avtec, Inc. (Dispatch System)
  • EMC spa

EMC Models bao gồm: LANDER DMR, DATALANDER DMR, ROMULUS DMR

  • Motorola MOTOTRBO

Motorola Models gồm: XPR6350, XPR6500, XPR6550, XPR4350, XPR4550, SL7550, XPR7550

  • HyteraDMR series
    • Hytera DMR Radios bao gồm: X1e, PD70X, PD78X, MD78X, RD98X, X1p
    • DMR trunking infrastructure (DMR Tier III)
  • Vertex Standard EVX series

Vertex Standard Models Include: EVX-530 Series, EVX-5300/5400, EVX-R70

  • SELEX Elsag
  • SepuraDMR
    • Sepura DMR Equipment gồm: SBP Series, SBM8000, SBR8000
  • Simoco Group
  • Radio Activity Solutions
  • RADIODATA GmbH
    • RADIODATA DIPRA Radios gồm: MS2217D (VHF Low), MS2221D (VHF), DM2217D (VHF Low, datamodem), DM2221D (VHF, datamodem)
    • RADIODATA DIPRA DMR trunking infrastructure (DMR Tier III)
  • Harris Momentum