Tin tức

Tin tức

Đà Nẵng phát triển giao thông đô thị

  Sở giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng đã đặt kế hoạch phát triển xe bus nhanh (Bus Rapid Transit  - BRT) giao thông thông minh như một giải pháp tiềm năng để đáp ứng mục tiêu phát triển xanh của thành phố vào năm 2025.

  Phát biểu tại hội thảo giao thông đô thị, Ông Mai Đình Khánh cho biết sẽ khuyến khích việc sử dụng cao hơn giao thông công cộng trong đi lại hàng ngày.
  "Giao thông công cộng sẽ là một trong những cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giảm thiểu ô nhiễm trong thành phố đang đô thị hóa nhanh chóng", Ông Khánh nói.

  Với hệ thống xe buýt 92 xe phục vụ năm tuyến đường chính trong trung tâm thành phố, chỉ có 1 phần trăm của 2,5 triệu chuyến đi làm hàng ngày giao thông công cộng. Trong khi đó, 80 phần trăm đi lại hàng ngày bằng xe máy hoặc ôtô.

  "Chúng tôi có kế hoạch phát triển 11 tuyến với  160 xe buýt, trong đó có 81 BRT vào năm 2015. Chúng tôi sẽ trang bị 80 BRTchất lượng cao với tiêu chuẩn khí thải châu Âu 4 hoặc 5," ông nói.

  Ông nói thêm rằng thành phố đã triển khai giao thông thông minh với hệ thống đèn giao thông, camera giám sát hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trong xe taxi và xe buýt.

  Peter Risberg, giám đốc bán hàng của nhà sản xuất xe hơi Thụy Điển, Scania, cho biết BRT cung cấp giao thông vận tải bền vững cho thành phố. "hệ thống xe buýt giải pháp thông minh sẽ cung cấp tính linh động cho đầu tư. Hệ thống xe buýt nhanh cũng chứa hành khách cao hơn các xe buýt truyền thống,".

  Đại diện của ABB Group, Volvo và KAPSCH cũng cung cấp hệ thống giao thông năng lượng hiệu quả. Anders Nordstrom từ Tập đoàn ABB, cho biết xe buýt điện chạy bằng năng lượng tái tạo sẽ giúp tăng trưởng GDP cân bằng với lượng khí thải carbon thấp.

  Johan Ahlberg từ Tập đoàn KAPSCH, cho biết hệ thống thu phí điện tử đã được triển khai trên khắp các thành phố ở Việt Nam, trong đó có thành phố Đà Nẵng.

  Hệ thống xe buýt mới là một phần của dự án phát triển bền vững của thành phố trị giá 272.1 triệu đô la, trong đó 202,4 triệu đô la sẽ được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới. - VNS

Vận hành hệ thống quản lý giao thông thông minh - ITS đầu tiên ở Việt Nam

Trung tâm Điều hành đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (huyện Duy Tiên, Hà Nam), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã khai trương hệ thống quản lý giao thông thông minh (ITS)
, áp dụng cho tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã tới dự và cắt băng khai trương hệ thống.

Ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc VEC cho biết: Cầu Giẽ - Ninh Bình là đường cao tốc đầu tiên ở Việt Nam sử dụng công nghệ tiên tiến về thông tin, điện tử và tự động hóa này. Hệ thống ITS được thực hiện theo hình thức EPC, nhà thầu là Liên danh Công ty Cổ phần Phần mềm tự động hóa, điều khiển (CADPRO) và Viện Nghiên cứu khoa học giao thông Quảng Tây (Trung Quốc).

Hệ thống ITS có các hạng mục chính gồm hệ thống thông tin cáp quang liên trạm, áp dụng công nghệ truyền dẫn Gigabit Ethernet có ba lớp chuyển mạch. Hệ thống truyền dẫn mạng truy cập và thiết bị giám sát điều khiển trên đường sử dụng camera IP độ phân giải cao, đường truyền cáp quang tốc độ 10 G của hãng Cisco - USA.

Hệ thống thu phí hoạt động theo cơ chế thu phí kín với 39 làn, phân loại xe hiện hành, thu phí bán tự động một dừng. Hệ thống kiểm soát tải trọng xe sử dụng thiết bị cân động của hãng Kistler - Thụy Sĩ.

Hệ thống giám sát điều khiển giao thông với 56 camera kỹ thuật số IP độ phân giải cao (hơn 5 Mp - 2560x1920) của hãng Axis - Thụy Điển. Hệ thống này có công nghệ thiết bị dò xe, phát hiện ùn tắc, kiểm soát tầm nhìn, quản lý biển số xe,…

Hệ thống trung tâm điều khiển giám sát đặt tại trung tâm Vực Vòng. gồm hệ thống máy chủ quản lý cấu hình hệ thống, hệ thống phần mềm, phần cứng lưu trữ cơ sở dữ liệu, theo dõi các hoạt động trên toàn tuyến 24/24 giờ.

Mục tiêu chính của hệ thống ITS nhằm quản lý, giám sát các phương tiện tham gia lưu thông trên đường cao tốc, với mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông, tránh ùn tắc, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài sản đường cao tốc, tăng hiệu quả vận chuyển, tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông trên đường.

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng khẳng định: Việc áp dụng hệ thống ITS đầu tiên ở nước ta trên đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là bước tiến mới của VEC. Thông minh hóa hệ thống giao thông chính là giảm vai trò của con người trong điều hành giao thông. Khi con người không còn vai trò gì thì sẽ đạt đến mức tự động hóa. Đây chính là mục tiêu cao nhất của ITS.

ITS sẽ góp phần giải quyết các vấn đề của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và ùn tắc giao thông. ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện giao thông lưu thông trên đường thành một mạng lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên đường cao tốc. Chính vì đây là công nghệ mới, VEC cần hoàn thiện công nghệ và quản lý điều hành giao thông trên đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình một cách chuẩn mực.

Kế hoạch triển khai hệ thống giao thông thông minh (intelligent transportation systems - ITS)

Chính phủ Việt Nam đang xây dựng các quy định mới như một phần của kế hoạch thực hiện hệ thống giao thông thông minh ITS trong năm 2013.

Dự án sẽ được thực hiện theo ba giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2030. Trong giai đoạn đầu, 2012-2015, ba trung tâm điều khiển giao thông sẽ được xây dựng để kiểm soát giao thông ở miền Bắc, miền Trung và phía Nam. Trong giai đoạn này, thiết bị quản lý giao thông sẽ được lắp đặt, bao gồm hệ thống camera giám sát, thiết bị dự báo thời tiết, thiết bị chiếu sáng , phát thanh giao thông, thiết bị theo dõi lưu lượng giao thông và thiết bị quản lý giao thông khác.

Trong giai đoạn thứ hai thứ ba, giữa năm 2015 đến 2020 năm 2020 đến 2030, Bộ giao thông vận tải Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật các ứng dụng công nghệ thông tin phát triển thêm ITS.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ Giao thông sẽ lựa chọn công nghệ cho hệ thống giao thông thông minh phù hợp với các tuyến đường cao tốc trong nước vào năm 2015. hệ thống giao thông thông minh ITS được cho là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển giao thông đảm bảo an toàn giao thông trong nước, ông nói.

 

Chuyên mục phụ