Tin tức

Tin tức

Công nghệ mới giúp giảm thời gian chờ đợi tại sân bay

Hành khách sẽ mất ít thời gian chờ tại các sân bay trong những năm tới cũng như các nhà khai thác sân bay hiệu quả hơn khi triển khai công nghệ tiên tiến để giảm chờ đợi, công ty dịch vụ hàng không Arinc Inc cho biết.

Sản phẩm Arinc giúp cải thiện việc kiểm tra thông tin hành khách và giấy tờ đi lại thông qua thiết bị đầu cuối sẽ giúp việc đi lại "ít căng thẳng hơn," ông Michael DiGeorge, giám đốc bộ phận Châu Á-Thái Bình Dương hãng Annapolis tại Singapore, công ty có trụ sở tại Maryland, Rockwell Collins Inc (COL) đã mua  vào tháng trước trị giá 1.39 tỷ USD.

"Hành khách sẽ có nhiều thuận tiện hơn so với hiện nay," DiGeorge cho biết. "Quá trình kiểm tra xuất nhập cảnh sẽ nhẹ nhàng và vô hình hơn."

Thời gian chờ đợi để xuất nhập cảnh tại các sân bay lớn của Mỹ thường xuyên quá hạn, với việc du khách thường chờ đợi mất ba giờ hoặc nhiều hơn, gây ra mối quan tâm của ngành công nghiệp hàng không mà quyền hạ cánh sẽ bị từ chối trong tình trạng tắc nghẽn cao điểm, Tony Tyler, giám đốc điều hành của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế, cho biết trong một bài phát biểu vào tháng Tư.

Myanmar và Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có kế hoạch xây dựng sân bay mới, trong khi Singapore có kế hoạch xây dựng một nhà ga mới Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết tháng trước là cần thiết để đối phó với sự cạnh tranh từ các sân bay trong khu vực như Bangkok và Kuala Lumpur.

"Các sân bay sẽ phải cạnh tranh với nhau," DiGeorge nói. "Sân bay nào có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho hành khách, giải tỏa khách hàng nhanh nhất, s thu hút được hành khách."

EVNHCMC: Hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật ngành điện

Trong những năm qua, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã và đang từng bước đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngành điện, ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ theo định hướng hiện đại, cụ thể hóa.


EVNHCMC đã triển khai xây dựng các trạm biến áp sử dụng công nghệ đóng cắt GIS và từng bước nâng cấp các trạm AIS truyền thống thành các trạm GIS trong tương lai. EVNHCMC hiện đang quản lý vận hành 2 trạm biến áp GIS 220kV và 11 trạm biến áp GIS 110kV. Đồng thời, đang tiếp tục thực hiện đầu tư nhiều dự án trạm biến áp 220-110kV sử dụng công nghệ GIS - đây là giải pháp hiện đại được lựa chọn nhằm mang lại độ tin cậy cao trong việc cung cấp điện, đảm bảo mỹ quan đô thị thành phố.

Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu diện tích các móng trụ, giảm hành lang tuyến khi xây dựng các đường dây truyền tải, đồng thời, giảm áp lực thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, EVNHCMC đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ trụ thép ống đơn thân cho các đường dây 110kV, góp phần hiện đại hóa lưới điện, tăng độ tin cậy cung cấp điện, điển hình như các dự án đường dây dọc Xa lộ Hà Nội, dọc đường Vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi.

Song song với việc triển khai các trạm GIS, ứng dụng trụ thép ống đơn thân, EVNHCMC tiếp tục thực hiện việc xây dựng các tuyến cáp ngầm cao thế 110kV, 220kV và thực hiện ngầm hoá lưới điện trung hạ thế kết hợp ngầm hóa dây thông tin. EVNHCMC hiện đang vận hành 1 tuyến cáp ngầm 220kV chiều dài khoảng 0,5km và 6 tuyến cáp ngầm 110kV, với tổng chiều dài khoảng 33km trong khu vực nội thành; đồng thời, EVNHCMC đang tiếp tục triển khai nhiều dự án đường dây cáp ngầm 110 - 220kV… đặc biệt là các dự án ngầm hóa lưới điện 110kV khu vực cửa ngõ Thành phố hay khu vực nội thành.

Ngoài ra, EVNHCMC đang triển khai áp dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý tài sản lưới điện, vận hành lưới điện và phục vụ khách hàng. Từng bước thay thế các sơ đồ vận hành truyền thống trên giấy bằng các bản đồ lưới điện kích thước lớn được số hóa với cơ sở dữ liệu trực tuyến của các phần tử lưới điện tại các đội vận hành lưới điện.

EVNHCMC cũng đang ứng dụng rộng rãi hệ thống thu thập thông tin, giám sát, điều khiển từ xa SCADA, cũng như việc áp dụng hệ thống điều khiển máy tính khi thực hiện xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các trạm trung gian hiện hữu để điều khiển các máy cắt tại các trạm 110kV và các trạm ngắt từ xa tại Trung tâm Điều độ, từng bước nâng cao năng lực quản lý vận hành lưới điện theo định hướng phát triển lưới điện thông minh vào năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Triển khai chương trình quản lý hộ tiêu thụ DSM để điều hòa đồ thị phụ tải của hệ thống điện với mục đích tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư cho công suất nguồn điện được huy động để phủ đỉnh vào giờ cao điểm. EVNHCMC cũng đang truyển khai chương trình đọc dữ liệu điện kế từ xa AMR, qua mạng di động để phục vụ cho công tác kinh doanh và quản lý vận hành lưới điện.

Về năng lượng tái tạo, EVNHCMC đã đầu tư hệ thống năng lượng điện mặt trời với công suất 100kWp để cấp điện theo mô hình phân tán cho 174 hộ dân thuộc ấp đảo Thiềng Liềng - Thạnh An - Cần Giờ. Đây là một trong những dự án điện khí hóa nông thôn bằng điện mặt trời có quy mô lớn hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời cũng là mô hình làng điện mặt trời điển hình trong cả nước.

EVNHCM luôn coi trọng việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong công tác quản lý vận hành lưới điện, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các khách hàng sử dụng điện và khẳng định vị thế của ngành điện TP.HCM cũng như ngành điện Việt Nam trong khu vực.
Theo: NangluongVietnam

Airbus Military đẩy mạnh sản phẩm máy bay C295 trong năm 2014

Airbus Military đã đưa ra thêm sản phẩm mới trong dòng máy bay quân sự C295, máy bay giám sát cảnh báo sớm C295W. Sản phẩm này sẽ được trình diễn tại Paris Air Show 2013.

Sản phẩm mới được nâng cấp về động cơ và cánh điều khiển trong năm 2014. Phiên bản này sẽ là tiêu chuẩn cho tất cả các dòng máy bay CN295 từ quý IV năm 2014, sau khi hoàn thành cấp giấy chứng nhận, dự kiến vào giữa năm tới.

Chiếc máy bay này sử dụng cùng động cơ Pratt & Whitney Canada PW127 turboprops lắp ráp cho tất cả các phiên bản của C295. Hợp tác Canada và Tây Ban Nha, cho phép máy bay bay cao và vận hành liên tục. Khi bay tại các độ cao hơn và nhiệt độ cao, như trên địa hình trên dãy Andes hay Himalaya cho thấy chỉ thêm ít chi phí bảo trì.

Theo Airbus, máy bay mới được thiết kế cho hoạt động từ các sân bay "nóng cao", tăng tải trọng vượt quá 1.000 kg. Các tính năng mới cũng sẽ giúp giảm nhiên liệu bay xuống ít nhất 4% tùy thuộc vào cấu hình và điều kiện.

Chức năng trinh sát, giám sát, tình báo (In intelligence, surveillance and reconnaissance ISR) cũng như cảnh báo sớm trên không (AEW) cải thiện sớm hơn 30-60 phút và cho phép tại độ cao hơn 2.000 ft so với cao độ hiện tại. Các C295 hiện đang được sử dụng trong giám sát hàng hải. Airbus cũng đang phát triển một phiên bản giám sát hàng không dùng radar Elta.

Máy bay C295 hiện đang hoạt động trong không quân và hải quân những nước: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Indonesia, Mexico, Algeria, Brazil và Ai Cập, với Chile, Colombia, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Ghana, Indonesia, Jordan, Kazakhstan và Oman.

Châu Á đang trở thành thị trường quan trọng nhất cho C295, nơi Airbus Military đã có hợp tác vớiIndonesia qua PT Dirgantara Indonesia (DI) sản xuất và hỗ trợ bán hàng sản phẩm. Tháng trước, Airbus Military đã có tour tiếp thị đến sáu nước ASEAN, bằng máy bay CN235 (phiên bản Indonesia của C295 , dùng cho Bộ Quốc phòng Indonesia). Chuyến tour  bao gồm Philippines, Brunei, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Malaysia.

"Chuyến thăm trình diễn khả năng của CN235 NC212i, phiên bản nâng cấp của C212 ra mắt vào tháng 11 năm 2012 giữa PTDI Airbus Military với hệ thống điện tử và hệ thống lái tự động mới cũng như chỗ ngồi hành khách tăng thêm, nâng cao hiệu quả hoạt động đáng kể, "Airbus Military cho biết. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Tướng Phùng Quang Thanh cho biết Hà Nội có kế hoạch gửi một phái đoàn đến nghiên cứu theo lời mời của Indonesia. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh gặp Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin tại Hà Nội.

Chuyên mục phụ