Tin tức

Tin tức

Featured

Facebook thêm tính năng tin nhắn giọng nói vào ứng dụng nhắn tin

Facebook đã thêm khả năng gửi tin nhắn bằng giọng nói vào ứng dụng nhắn tin messenger cho iOS Android vào hôm thứ năm.

Để gửi một tin nhắn bằng giọng nói, hãy nhấp vào nút + bên cạnh tin nhắn thông thường trong ứng dụng messenger. Sau đó chọn Record, ghi lại đoạn nói chuyện. Kết thúc Record, tin nhắn bằng giọng nói của bạn sẽ được gửi đến người nhận.

Cùng với chức năng này, Facebook cũng đã bắt đầu thử nghiệm chức năng VoIP ở Canada. Người sử dụng iPhone tại đây có thể thử tính năng này bằng cách nhấp vào nút "I" ở góc trên bên phải của một cuộc trò chuyện với một người mà họ muốn gọi, và sau đó dùng cuộc gọi miễn phí.

Messenger là một trong một số các ứng dụng độc lập được phát triển bởi Facebook. Công ty thường sử dụng các ứng dụng để kiểm tra các tính năng mới với người sử dụng quan trọng trước khi quyết định phổ cập tính năng mới vào ứng dụng Facebook rộng rãi cho mạng xã hội truyền thống.

 

Trung Quốc chuẩn bị tiến tới "chiến tranh thông tin"

(Tiếng nói nước Nga) Hệ thống định vị "Bắc Đẩu" của Trung Quốc không chỉ có tính năng dân sự, mà còn có ứng dụng quân sự. Đó là thừa nhận của ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự của BCH Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông này đã thị sát kiểm tra trạm định vị vệ tinh dẫn đường chính của quân đội Trung Quốc hôm 28 tháng 12. Tức là, một ngày sau khi Bắc Kinh đề xuất cung cấp dịch vụ dẫn đường hàng hải của mình cho các nước châu Á.

Tướng Phạm Trường Long nhận định rằng “Bắc Đẩu” là cơ sở dành cho nhiều hệ thống thông tin. Theo lời ông này, hệ thống được sử dụng, "cả trong mục đích quân sự và dân dụng", có lợi cho đất nước, quân đội và nhân dân, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh và chủ quyền của Trung Quốc. Còn giới chuyên viên thì lưu ý rằng hệ thống định vị “Bắc Đẩu” sẽ làm Bắc Kinh tốn phí chừng 25 tỷ dollar.

Tuyên bố của vị quan chức cấp cao Trung Quốc về thành phần quân sự nặng ký của "Bắc Đẩu” không phải là phát kiến mới mẻ. Chuyên viên Nga Yakov Berger từ Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nêu nhận xét như sau: “Hoàn toàn rõ ràng rằng bất kỳ hệ thống định vị nào trong công tác quân sự được đảm bảo tốt nhất với sự hỗ trợ của vệ tinh. Chiến tranh thông tin hiện đại chỉ đơn giản là không thể thiếu việc sử dụng các vệ tinh dẫn đường cho phương tiện sát thương và các kỹ thuật cơ động. Cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Trung Đông đã cho thấy điều đó. Trung Quốc hiển nhiên đang chuẩn bị tiến tới loại chiến tranh như vậy. Cách đây chưa lâu, trong chuyến thăm Quân khu Quảng Châu ở nam Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã nói dứt khoát rằng quân đội cần sẵn sàng cho chiến tranh hiện đại. Rõ ràng là hệ thống định vị với hỗ trợ của vệ tinh đóng vai trò rất t lớn chính trong cuộc chiến hiện đại”.

Chuyên viên Berger không đánh giá chính xác mức sẵn sàng của Trung Quốc để tới chiến tranh thông tin. Tuy nhiên, ông cho rằng chuẩn bị chiến tranh thông tin là một trong những mục ưu tiên trong chiến lược quân sự Trung Quốc.

“Xét theo cách họ đã đạt thành công to lớn trong việc đưa tàu vũ trụ có người lái đàn lên không gian, phóng vệ tinh quay xung quanh Mặt trăng, thì hoàn toàn rõ rằng Trung Quốc đang tiến bước rất nhanh chóng. Trên thực tế hầu như không có thông tin về bất kỳ thất bại nào trong lĩnh vực này. Liệu họ đã đạt đến trình độ như người Mỹ hay chăng? Khó có câu trả lời chính xác, nhưng có lẽ là chưa. Nhưng mặt khác có thực tế không cần nghi ngờ là Trung Quốc đang xích gần đến trình độ này”.

Chuyên viên Yakov Berger đồng ý với quan điểm của nhiều đồng nghiệp, rằng hệ thống "Bắc Đẩu" có thể được sử dụng như là thành tố vô hiệu hóa tên lửa của đối phương tiềm năng.

“Trung Quốc đang phát triển chương trình không gian toàn diện. Họ phóng tên lửa có thể triệt hạ các tên lửa nước ngoài. Có những phương tiện đặc biệt cả để tạo ra tiếng ồn cả để chặn chuyển giao thông tin. Đương nhiên, như chúng ta biết, họ cũng đã tung ra những virus đặc biệt để ngăn cản phòng thủ tích cực. Bây giờ tất cả những thứ đó là bộ phận của cuộc chiến tranh thông tin này”.

Các chuyên viên phân tích quân sự chỉ ra một thực tế là hiện tại những hệ thống thông tin và hệ thông liên lạc của hàng loạt quân đội trên thế giới đang sử dụng hệ thống định vị GPS Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ có khả năng vào bất kỳ thời điểm nào ngắt mạch hoạt động của toàn bộ hoặc một phần hệ thống dẫn hướng-định vị. Dưới góc độ đó, hệ thống "Bắc Đẩu" Trung Quốc có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của GPS Mỹ.

Mỹ tăng thuế nhập khẩu tháp tua bin gió sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam

Mỹ tăng thuế nhập khẩu tháp tua bin gió được sản xuất bởi Chengxi Shipyard Co. và CS Wind Corp để ngăn chặn hàng hóa Trung Quốc sản xuất rẻ hơn các ngành công nghiệp trong nước.

Bộ Thương mại Mỹ thiết lập mức thuế mới này sau khi cuộc điều tra bởi đơn khiếu nại từ một nhóm các nhà sản xuất Mỹ bao gồm Broadwind Energy Inc (BWEN) Naperville, Illinois. Các biện pháp trừng phạt để chống lại trợ cấp của chính phủ ngăn chặn các hàng hoá được bán ở Mỹ thấp hơn chi phí sản xuất, được gọi là bán phá giá.

Các bộ phận đặt thuế chống bán phá giá 47,59% tháp gió với Chengxi Shipyard 44,99% Titan Wind Energy Suzhou Co, cả hai đều có trụ sở tại Trung Quốc. Thuế với Titan Wind Energy Suzhou Co tăng gấp đôi so với thuế cơ bản 20,85%, sử dụng vào tháng Bảy.

Các bộ phận tại Trung Quốc của công ty Wind CS Hàn Quốc, cùng với Guodian United Power Technology Baoding Co. và Sinovel Wind Group Co., cả hai đều có trụ sở tại Trung Quốc, nhận thuế chống bán phá giá 46,38%. Tất cả các nhà sản xuất khác của Trung Quốc được chống bán phá giá tỷ lệ 70,63%.

Bộ Thương mại cũng đã công bố các hình phạt về chống bán phá giá 51,50% đối bộ phận CS Wind Việt Nam, 58,49% đối với các nhà sản xuất khác tại Việt Nam. Mức thuế này thấp hơn so với mức thuế sơ bộ được thiết lập vào đầu năm nay.

Tham gia trong đơn khiếu nại gồm Fergus Falls, Otter Tail Corp tại Minnesota,  DMI Industries, Katana Summit LLC, trụ sở tại Ephrata, Washington, Trinity Industries (TRN) Inc tại Dallas. Các công ty sản xuất động cơ năng lượng gió bao gồm Công ty General Electric (GE) tại Fairfield, Connecticut, Siemens AG (Sie) tại Munich.

Chuyên mục phụ