Sở giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng đã đặt kế hoạch phát triển xe bus nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) và giao thông thông minh như một giải pháp tiềm năng để đáp ứng mục tiêu phát triển xanh của thành phố vào năm 2025.
Phát biểu tại hội thảo giao thông đô thị, Ông Mai Đình Khánh cho biết sẽ khuyến khích việc sử dụng cao hơn giao thông công cộng trong đi lại hàng ngày.
"Giao thông công cộng sẽ là một trong những cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn và giảm thiểu ô nhiễm trong thành phố đang đô thị hóa nhanh chóng", Ông Khánh nói.
Với hệ thống xe buýt 92 xe phục vụ năm tuyến đường chính trong trung tâm thành phố, chỉ có 1 phần trăm của 2,5 triệu chuyến đi làm hàng ngày là giao thông công cộng. Trong khi đó, 80 phần trăm đi lại hàng ngày là bằng xe máy hoặc ôtô.
"Chúng tôi có kế hoạch phát triển 11 tuyến với 160 xe buýt, trong đó có 81 BRT vào năm 2015. Chúng tôi sẽ trang bị 80 BRTchất lượng cao với tiêu chuẩn khí thải châu Âu 4 hoặc 5," ông nói.
Ông nói thêm rằng thành phố đã triển khai giao thông thông minh với hệ thống đèn giao thông, camera giám sát và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trong xe taxi và xe buýt.
Peter Risberg, giám đốc bán hàng của nhà sản xuất xe hơi Thụy Điển, Scania, cho biết BRT cung cấp giao thông vận tải bền vững cho thành phố. "hệ thống xe buýt và giải pháp thông minh sẽ cung cấp tính linh động cho đầu tư. Hệ thống xe buýt nhanh cũng chứa hành khách cao hơn các xe buýt truyền thống,".
Đại diện của ABB Group, Volvo và KAPSCH cũng cung cấp hệ thống giao thông năng lượng hiệu quả. Anders Nordstrom từ Tập đoàn ABB, cho biết xe buýt điện chạy bằng năng lượng tái tạo sẽ giúp tăng trưởng GDP cân bằng với lượng khí thải carbon thấp.
Johan Ahlberg từ Tập đoàn KAPSCH, cho biết hệ thống thu phí điện tử đã được triển khai trên khắp các thành phố ở Việt Nam, trong đó có thành phố Đà Nẵng.
Hệ thống xe buýt mới là một phần của dự án phát triển bền vững của thành phố trị giá 272.1 triệu đô la, trong đó 202,4 triệu đô la sẽ được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới. - VNS