Tin tức

Tin tức

Lightbridge hỗ trợ năng lượng hạt nhân dân sự cho Việt Nam

Lightbridge Corporation, công ty sáng tạo hàng đầu thiết kế nhiên liệu hạt nhân và cung cấp các dịch vụ tư vấn năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo cho các tổ chức thương mại và chính phủthông báo Công ty và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety - VARANS) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng hành chính, pháp lý, quy định cho chương trình năng lượng hạt nhân dân sự của Việt Nam. Lightbridge là công ty đầu tiên của Mỹ làm việc với VARANS về chương trình năng lượng hạt nhân của Việt Nam. Thỏa thuận ký kết sau chuyến đi châu Á của Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker.

"Bản ghi nhớ này công nhận chuyên môn toàn cầu của Lightbridge trong việc phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ hiệu quả không lợi nhuận, các chương trình năng lượng hạt nhân thương mại và là một bước quan trọng của Việt Nam để cung cấp năng lượng hạt nhân sạch, an toàn giá cả phải chăng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của quốc gia," Seth Grae,  Chủ tịch và Giám đốc điều hành Lightbridge cho biết.


Cơ hội năng lượng hạt nhân thương mại ở Việt Nam được ước tính là 10 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 50 tỉ USD vào năm 2030, theo Bộ Thương Mại Mỹ ước tính. Là thị trường năng lượng hạt nhân lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Trung Quốc, Việt Nam đã tuyên bố ý định cung cấp hơn 10% nhu cầu điện quốc gia từ hạt nhân vào năm 2030 Việt Nam. Hiện nay Việt Nam tạo ra 32 GWe điện từ các nhà máy thủy điện, than và điện khí tự nhiên. Kế hoạch sẽ xây dựng bốn lò phản ứng hạt nhân tại hai địa điểm trong thập kỷ tới sẽ tạo ra 4 GWe điện, theo dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Hạt nhân Thế giới.


Ông Grae cho biết khuôn khổ hợp tác là Lightbridge tư vấn hỗ trợ VARANS trong quy định hạt nhân, cấp phép, kiểm tra, và các hoạt động giáo dục và đào tạo.

Ngân hàng Thế giới phê duyệt khoản vay 500 triệu USD nâng cấp lưới truyền tải điện

Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới hôm nay đã phê duyệt khoản vay trị giá 500 triệu USD cho Chính phủ Việt Nam nâng cao năng lực, hiệu quả và độ tin cậy của lưới truyền tải điện ở các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế đất nước, bao gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung.

Dự án sẽ tài trợ cho đường dây và trạm biến áp ở các cấp điện áp 220 và 500 kilovolt để tăng năng lực vận tải và độ tin cậy của lưới điện. Khoản vay cũng tài trợ khoảng 15 phần trăm đầu tư phát triển mạng lưới truyền tải của Việt Nam từ 2015-2020, tập trung cho các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế, nơi mà lưới truyền tải đã hoặc sẽ quá tải trong ngắn hạn.

Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ công nghệ lưới điện thông minh để theo dõi, kiểm soát, và các thiết bị bảo vệ để cải thiện độ tin cậy và giảm cắt điện. Đồng thời, dự án cũng sẽ giúp xây dựng năng lực của Công ty Truyền tải điện quốc gia độc lập hoạt động  tài chính, phù hợp với chương trình cải cách ngành điện, trong đó dự báo một thị trường cạnh tranh bán buôn được thử nghiệm vào năm 2015.

Tổng nhu cầu vốn của dự án được ước tính khoảng 731.25 triệu đô la, trong đó 500 triệu USD sẽ được tài trợ bởi Ngân hàng Quốc tế cho Tái thiết và Phát triển, thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới cho các nước thu nhập trung bình. Phần còn lại  231.25 triệu đô la sẽ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thu xếp.

Ký biên bản ghi nhớ Xây dựng tiêu chuẩn đối nối hệ thống điện mặt trời lắp mái vào hệ thống điện Việt Nam

Ngày 7/8/2014, tại cơ quan Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã tổ chức Lễ ký biên bản ghi nhớ Xây dựng tiêu chuẩn đối nối hệ thống điện mặt trời lắp mái vào hệ thống điện Việt Nam, giữa 3 đơn vị EVNCPC; Hiệp hội Đồng Quốc tế khu vực Đông Nam Á (TCASEA) và Trung tâm tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng (DECC).


Đại diện EVNCPC có ông Nguyễn Thành, Phó Tổng giám đốc EVNCPC; đại diện ICASEA có ông Jessie Todoc, Giám đốc Chương trình tiếp cận năng lượng và năng lượng thay thế tại khu vực Đông Nam Á của Hiệp hội đồng quốc tế khu vực Đông Nam Á; đại diện DECC có ông Dương Hoàng Văn Bản, Phó giám đốc, phụ trách Trung tâm tiết kiệm năng lượng và chuyển giao công nghệ trực thuộc Sở Khoa học Công nghệ Đà Nẵng, với sự chứng kiến của các lãnh đạo Ban, phòng liên quan của 3 đơn vị.

Trong thời gian qua, EVNCPC luôn không ngừng tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy năng lượng tái tạo trong đó có điện mặt trời. Trong hợp tác này, ba đơn vị EVNCPC – TCASEA và DECC sẽ nỗ lực để thành lập bản thảo chất lượng cao Quy định công tơ hai chiều và tiêu chuẩn đối nối hệ thống điện mặt trời lắp mái tại Việt Nam vào hệ thống điện phân phối để trình nộp EVN và Bộ Công Thương xem xét phê duyệt thành các quy định quốc gia chính thức.

Dự kiến sản phẩm của dự án sẽ là tài liệu tham khảo cho Bộ Công Thương Việt Nam nghiên cứu ban hành các quy định quốc gia tương ứng với kết quả 1: Bản thảo Tiêu chuẩn đấu nối của hệ thống điện mặt trời lắp mái tại Việt Nam; kết quả 2: Bản thảo quy định công tơ hai chiều của hệ thống điện mặt trời lắp mái tại Việt Nam; kết quả 3: Báo cáo dự án hoạt động của hệ thống điện mặt trời trong lưới điện, các bài học kinh nghiệm, v.v... kết quả 4:  Hai mô hình trình diễn điện mặt trời tại DECC (1,5 kWp) và EVNCPC (0,5 kWp).

Các quy định này sẽ đem đến các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quy mô lớn của điện mặt trời tại Việt Nam góp phần sử dụng năng lượng tái tạo hiệu quả trong lộ trình phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam. Dự án sẽ được đóng góp từ nguồn quỹ của ICASEA đóng góp bằng tiền mặt để tuyển tư vấn trong nước và cung cấp điều phối viên dự án; DECC đóng góp hiện vật là một hệ thống điện mặt trời tại DECC, cán bộ Quản lý dự án và chuyên gia kỹ thuật; EVNCPC đóng góp hiện vật là một hệ thống điện mặt trời tại EVNCPC; chi phí cho hội thảo và các cuộc họp dự án, chuyên gia kỹ thuật; sẽ đóng góp cho toàn bộ hội thảo, họp, tất cả các cuộc họp và hội thảo diễn ra tại văn phòng EVNCPC./.


Dương Anh Minh

Chuyên mục phụ