Tin tức

Tin tức

Thị trường công nghệ 3D và 4D trị giá 470,86 tỷ đô la vào năm 2020

Các hãng dẫn đầu về công nghệ  3D & 4D bao gồm:

  • 3D Systems (U.S.)
  • Autodesk, Inc. (U.S.)
  • Barco (Belgium)
  • LG Electronics (South Korea)
  • Panasonic Corporation (Japan)
  • Samsung (South Korea)
  • Sony Corporation (Japan)
  • Stratasys (U.S.).

Công nghệ 3D và 4D đang phát triển trên thị trường và có tiềm năng rất lớn trong tương lai. Công nghệ 3D và 4D dùng chủ yếu trong lĩnh vực giải trí, tạo hình ảnh thật hơn trong thế giới ba chiều.

Các xu hướng phát triên nội dung 3D và thiết bị 3D đẩy mạnh các sản phẩm dân dụng bao gồm: (mạch tích hợp 3D) 3D integrated circuit, máy in 3D (3D printers), trò chơi 3D (3D gaming), rạp chiếu 3d (3D cinema), thiết kế dùng máy tính 3D (3D computer aided design - CAD), 3D navigation, ảnh động 3D (3D animation), 3D imaging, và 3D displays. 3D imaging bao gồm 3D camera, máy quét 3D (3D scanner), và công nghệ ảnh y tế 3D (3D medical imaging technology); trong khi đó 3D display bao gồm Head Mounted Display (HMD), 3D smart-phone, 3D digital-signage, truyền hình 3D (3D television), và máy chiếu 3D (3D projectors).

3D nói chung và công nghệ 4D được chia thành ba phân đoạn lớn - loại sản phẩm, ứng dụng, và địa lý. Công nghệ 3D & 4D dự kiến sẽ đạt thị trường $ 470.86 tỷ đô la vào năm 2020, với tốc độ phát triển ước tính 26,84% trong giai đoạn 2014-2020.

Toàn văn báo cáo xem tại đây:

http://www.marketsandmarkets.com/Purchase/purchase_report1.asp?id=646

 

 

Cảnh sát giao thông thử nghiệm Tait DMR Tier III

Bộ Công an Việt Nam đã chọn Tait DMR Tier 3 bộ đàm vô tuyến kỹ thuật số cho dự án thí điểm Cảnh sát giao thông. Tait, cùng với đối tác địa phương, sẽ cung cấp hệ thống bộ đàm UHF DMR Tier 3 có khả năng truyền dữ liệu gói, đi vào hoạt động vào tháng Tám năm 2014.

Cảnh sát giao thông sử dụng hệ thống bộ đàm tương tự conventional nhưng có nhu cầu chuyển sang hệ thống bộ đàm trung chuyển kỹ thuật số với nhiều ưu điểm như vùng phủ sóng rộng hơn và chất lượng âm thanh tốt hơn. Bộ Công an đã có mạng bộ đàm riêng và Tait sẽ kết nối vào hệ thống này. Chức năng dữ liệu gói sẽ được sử dụng để gửi các tập tin nhỏ, chẳng hạn như là dữ liệu nhận dạng cá nhân, bằng công nghệ DMR từ trung tâm điều khiển đến máy tính cá nhân kết nối với bộ đàm di động cầm tay . Tait sẽ cung cấp hệ thống và thiết kế mạng và các dịch vụ quản lý dự án để giúp đảm bảo thành công cho Cảnh sát giao thông.

Để giảm thiểu nguy cơ công nghệ, Bộ Công An chọn giai đoạn thí điểm trước khi thực hiện đầy đủ quy mô, bao gồm 5 đến 6 điểm hệ thống bộ đàm kỹ thuật số. Thử nghiệm làm giảm ngân sách đầu tư và hỗ trợ cho sự thay đổi khi dự án tiến triển.

PV Gas triển khai hàng loạt dự án khí

Tổng Công ty khí Việt Nam PV Gas cho biết, đơn vị này đang triển khai hàng loạt các dự án lớn, từ trăm triệu đến hàng tỷ USD. Theo kế hoạch, hầu hết các dự án này sẽ hoàn thành vào tháng 6/2015.

Cụ thể, dự án LNG 1 triệu tấn được triển khai tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư trên 220 triệu USD sẽ được hoàn thành vào năm 2017. Đây là dự án nhập LNG từ nước ngoài về Việt Nam đầu tiên để bổ sung cho phần khí thiếu hụt trong nước. Kế đến là Dự án Nam Côn Sơn giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư trên 400 triệu USD, hoàn thành tháng 6/2015. Đây là dự án thu gom khí từ mỏ Thiên Ưng ngoài khơi Việt Nam để đưa vào bờ cung cấp cho các hộ tiêu thụ.

Ngoài ra PV Gas còn đang triển khai dự án khí Đại Hùng với tổng mức đầu tư gần 100 triệu USD. Đây là dự án thu gom khí từ mỏ Đại Hùng ngoài khơi Việt Nam để đưa vào bờ cung cấp cho các hộ tiêu thụ, sẽ hoàn thành tháng 6/2015. Dự án khí Thái Bình với tổng mức đầu tư trên 150 triệu USD. Dự án này thu gom khí từ mỏ Thái Bình và Hàm Rồng khu vực ngoài khơi Việt Nam để đưa vào bờ cung cấp cho các hộ tiêu thụ thấp áp khu vực Thái Bình và các tỉnh phía bắc. Dự án này cũng sẽ hoàn thành vào tháng 6/2015.  

Bên cạnh đó, PV Gas cũng đang tích cực xúc tiến triển khai các dự án khác như Dự án Lô B Ô Môn với tổng mức đầu tư dự kiến trên 1,1 tỷ USD để đưa khí Lô B về khu vực Cần Thơ, dự án LNG Bình Thuận với tổng mức đầu tư dự kiến trên 1,3 tỷ USD để nhập LNG về Việt Nam.

Chuyên mục phụ